[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


12 tháng 1 2012

Bàn về Cội nguồn dòng họ

Để xin ý kiến, tôi đã gửi bản khảo cứu “ĐI TÌM CỘI NGUỒN DÒNG TỘC” cho nhiều người và mới đây tôi đã nhận được thư phúc đáp của bác Hoàng Đình Khảm ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong thư, nhiều điểm phân tích có lý, đầy trách nhiệm. Đặc biệt có cả ảnh tấm biển và câu đối liên quan đến nguồn gốc tộc Lương trong đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh. Tôi xin đưa lại ảnh đó và nguyên văn thư của bác Khảm.
Tp. HCM  23 – 12 – 2011
Thân gửi anh Lương Đức Mến
Nhân dịp năm cũ sắp hết, Noel đã đến và năm mới 2012 cũng đã cận kề, tôi gửi đến anh, chị và gia đình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc.
Thưa anh Lương Đức Mến, gần đây tôi đã đọc “ĐI TÌM CỘI NGUỒN DÒNG TỘC” do anh viết. Tôi rất cảm phục lòng nhiệt thành của anh với dòng họ và xin góp một vài ý nhỏ. Bởi bài viết của anh thì dài, nên tôi xin bám sát nội dung để trao đổi cho tiện.
Trang 13 nói về: “Anh em nhà họ Lương ở tỉnh Chiết Giang di cư sang Việt Nam”.
Đây là một tư liệu về nguồn gốc mà căn cứ của nó là tấm biển đề “Bản chi bách thế tương truyền văn phái Chiết Giang lai”. Tháng 8 năm 2011 tôi đã đến viếng đền thờ quan trạng, đã thấy và chụp hình tấm biển này, tiếc rằng không có điều kiện tìm hiểu xuất xứ của tấm biển, chỉ có thể chấp nhận sự kiện là một sự thật của lịch sử gia tộc, còn tin đến mức nào thì phải có thời gian tìm hiểu xuất xứ của tấm biển (nghĩa là tấm biển do ai viết, thời gian viết, căn cứ để viết).
Trang 15 mục: 1.4 Người đi mở đất …
Nói về Lương Hữu Khánh đi thi cùng với bạn đồng môn là Gíáp Hải vào năm 1538, theo phả họ Lương Phủ đã viết.
Trước đó phả viết rằng đến lứa tuổi 18 thì Hữu Khánh lên đường ra bắc học cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ít ra là phải học được 2 năm mới đi thi hương. Cộng vói 1 năm sau đi thi hội là 3 năm, vậy 1538 – 3 = 1535 Hữu Khánh đã ở lứa tuổi 18, suy ra Hữu Khánh sinh trước năm
1535 – 18 = 1517.
 Nếu như vậy, thì điều mà có người từng suy luận rằng Hữu Khánh sinh năm 1526 là sai, vì tính ra đến năm 1538 Hữu Khánh mới 13 tuổi, mà đã trải qua lứa tuổi 18 để theo học cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm và đi thi hội.
    Trang 16 mục sơ đồ phả hệ họ Lường phủ ở Hội Triều, hai dòng cuối cùng, xin sửa lại như sau:
     Lương Hữu Tiến sinh Lương Hữu Nam
Lương Thế Nho   sinh Lương Hữu Đệ   
Lương Khiêm Hanh sinh Lương Gia Thái
Ông Lương Hữu Nham sinh 3 người con trai tên là Vĩ, Trí, Lai. Ông Lai làm tổng quản cấm binh thành thăng Long, tước phong là Hòa Lễ Hầu, tham gia vào vụ buôn người nên bị hội đồng kỳ mục làng Hội Triều giết, nay còn di tích sự kiện này).
    Trang 17 mối quan hệ của hai dòng họ Lương, Cao Hương và Hội Triều, có thể xem là thân tộc, còn về thế thứ, không thể căn cứ vào câu đối “trạng nguyên tổ, bảng nhãn tôn …
             … quốc triều vị liệt tam công”
mà cho rằng cụ Lương Đắc Bằng là cháu Lương trạng nguyên, bởi câu đối này có nhiều liên hệ với bộ phả họ Lương Thuận An do ông Lương Hữu Văn ở Thái Bình viết, trong bộ phả này còn viết rằng tổ của họ Lường phủ Hội Triều là ông Lương thế Khải (cháu Lương trạng nguyên), sự xa xôi ngăn cách giữa Thái Bình và Thanh Hóa, lại không có tư liệu đã làm nên những sai lầm như vậy, theo tôi cần phải nghiên cứu lại quan hệ thế thứ của hai dòng họ này.
  Trang 26 viết cụ Lương Đắc Bằng sinh năm 1472 là theo sách Danh Sĩ Thanh Hóa do tỉnh ủy Thanh Hóa chủ trì biên soạn xuất bản nắm 1995, có thể tin cậy được. Nhưng sách này bỏ trống mục năm mất của cụ Lương Đắc Bằng.
   Trang 34 về tư liệu: theo truyền ngôn “… Trạng Trinh đã đưa con cháu cụ Lương Đắc Bằng là Lương Đắc Cam về lập nghiệp tại thôn Chữ Khê …” Khi đọc thông tin này trong phả dòng họ Lương Vinh Quang, thì tôi đã xem lại bản gốc phả họ Lương phủ Hội Triều, đáng tiếc là không thể lắp ghép vào đâu được, chắc rầng anh Mến cũng như tôi và nhiều vị khác đã làm như vậy. Mãi mấy năm sau, qua tham khảo hàng chục cuốn tộc phả, thì tôi mới giật mình nghĩ lại rằng, nếu chỉ căn cứ vào một bộ phả họ Lường Phủ viết vào thế kỷ 19 mà phủ định thông tin trên thì quá vội vàng. Nay xin bàn lại như sau:
Căn cứ vào các tư liệu đã có, ta có thể thống nhất với nhau các điểm sau:
1, Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1585, vậy con cháu cụ Lương Đắc Bằng phải ra gặp cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm trước năm 1585 .
2, Với thời gian trước năm 1585, những người này có thể là con hoặc là cháu cụ Lương Đắc Bằng . Thời gian thích hợp là từ năm 1530 đến năm 1550. khi nhà Lê trung hưng chưa nổi lên, nhà Mạc đương thịnh.
3, Phả họ Lường phủ do ông nội cụ Lương ngọc Châu khởi soạn năm 1833 (vì trong lời tựa có nói đến việc hỏi ý kiến cụ Đại Trung là cụ Lê bật Triệu sinh năm 1771 mất năm 1846). Đến năm 1943 cụ Lương ngọc Châu chép lại và bổ sung một số chi tiết. Ở một miền quê Hội Triều hẻo lánh, thông tin ít ỏi, năng lực các cụ chưa qua nhất trường, chỉ là biết đọc biết viết, mà viết được như vậy là quá giỏi, nhưng viết về bối cảnh hơn ba trăm năm trước thì không thể đầy đủ được, không thể hoàn toàn tin vào đây mà đoán định.
Tôi nghĩ rằng cụ Lương ngọc Châu đã viết không đầy đủ về con cháu cụ Lương Đắc Bằng và cụ Lương Đắc Cam là một trong các thiếu sót đó.
4, Tộc phả các họ Lương ở Hùng Thắng, Vinh Quang đều ghi nhận đức tổ thượng là Lương Đắc Cam vốn là con cháu cụ Lương Đắc Bằng từ Thanh Hóa ra nương nhờ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm gây dựng cơ nghiệp tại vùng này, do đó đã lấy họ là Lương Đắc, lưu truyền đến nay đã 18 đời.
Tư liệu này có độ tin cậy cao, bởi nó khớp với bối cảnh lịch sử đương thời, khớp về số đời, đã được nhiều đời của cả một dòng họ lớn mặc nhiên công nhận. Không thể vì một vài trang viết không đầy đủ của một người (là cụ Lương Ngọc Châu) mà vội hoài nghi.
Đây là một vấn đề lớn, để nói hết, phải có một ngày ngồi lại mới có thể thỏa mãn.
Tôi mong rằng các vị dòng họ Lương phủ ở Hội Triều và dòng họ Lương Đắc ở Hùng Thắng, Vinh Quang sớm vui vẻ hội ngộ trong tình cảm họ hàng thân tộc.
Viết cũng đã hơi dài, xin hẹn thư sau sẽ tiếp.
(hết thư của bác Khảm)
Tôi đã chỉnh sửa phần viết về con cháu Cụ Bảng nhãn.

1 nhận xét:

  1. 1. Tuy hiện nay VHN đã có bản phiên âm, dịch nghĩa nhưng xem ra thiếu chuẩn xác (chưa rõ lý do). Bác Hoàng Đình Khảm chấp thuận nhận xét của tôi là:
    1.1. Chữ viết:
    神秀一門猶記甲科光順始
    本支百世相傳文派浙江來
    1.2. Phiên âm:
    Thần tú nhất môn do kí giáp khoa Quang Thuận thủy;
    Bản chi bách thế tương truyện văn phái Chiết Giang lai.
    1.3. Dịch nghĩa:
    Tài lạ một họ này, còn ghi trong khoa giáp vào đầu thời Quang Thuận,
    Chi ta trăm đời trước, tương truyền đến từ văn phái tỉnh Chiết Giang.

    2. Từ tf Hồ Chí Minh bác Hoàng Đình Khảm gửi Email ra tối 02/8/2013:
    2.1. Dòng lạc khoản viết cạnh vế hai như sau:
    Kiến Xương phủ, Vũ Tiên huyện, Thuận An xã, tằng tôn Lâm Thao phủ doãn phụng nhân. Thế … Diễn Châu phủ doãn phụng nhân ,,,
    2.2. Đối chiếu với hai nguồn tư liệu:
    2.2.1. Tộc phả họ Lương Thuận An ghi nhận:
    - ĐỜI THỨ 11 có ông Lương công Xứng, thi đậu cử nhân năm 1831, làm tri phủ Lâm Thao. Em ông Xứng là Lương công Sán thi đậu cử nhân năm 1837, làm tri phủ Diễn Châu. Chắt của ông Xứng là Lương Hữu Văn làm binh đội trưởng Thanh Hóa.
    2.2.2. Ghi chép của ông Lương Ngọc Châu (họ Lương Hội Triều):
    Năm Bảo Đại thứ 18, ông Châu sao lại phả Cao Hương do ông Lương Hữu Văn Binh đội trưởng Thanh Hóa soạn.
    2.3. Kết luận: Tác giả câu đối là ông Lương Hữu Văn.
    2.4. Suy ra câu đối này làm vào khoảng thời gian năm 1943.

    Trả lờiXóa

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!