[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


26 tháng 11 2011

Về tộc danh "Phạm"

Một sự tình cờ thú vị: Mẹ, Vợ và con Dâu tôi đều họ Phạm. Tộc danh "Phạm" đã có từ lâu trên đất Đại Việt xưa. Cũng như các dòng họ khác, tộc danh này có xuất sứ từ Bắc quốc. Điều đó không có nghĩa là những người mang họ Phạm đều có tổ tiên là người Tầu! Người Việt mang họ Phạm Việt Nam (5 dân tộc có người mang họ Phạm: Kinh, Tầy, Mường, Hoa, Việt gốc Khmer) có thể do: người phương Bắc di cư sang, được cử đến làm quan rồi ở lại sinh con đẻ cháu; quan lại nhà Hán gán họ cho dân Việt để tiện lập sổ quản lý, người bản xứ chưa có họ tự nhận là họ Phạm, từ họ khác (ví dụ họ Mạc) đổi sang...Ở đây bàn về chữ chỉ tên dòng họ (tộc danh).

1. Lịch sử tộc danh:
Theo "Cổ kim tính thị thư biện chứng" 古今姓氏书辨证 và "Nguyên hòa tính toản" 元和姓纂 cũng như một số tài liệu khác thì:
1.1. Khởi tự Lưu Luy qua Đỗ, Sĩ:

Theo “Nguyên Hà Tính Toản” của Lâm Bảo, viết vào đời Đường (618-907) và “Lộ Sử” thì dòng họ Phạm có khởi nguồn từ Lưu Luy.
- Hậu duệ Lưu Luy mang họ Đỗ: Lưu Luy 刘累vốn thuộc dòng Đế Nghiêu (帝堯, 2337 tCn – 2258 tCn) thời Ngũ đế 三皇五帝, 2852 tCn - 2205 tCn) lập ra tiểu quốc Đường (nay là vùng Sơn Tây, TQ) và người ta thường gọi là Đường Đỗ Thị 唐杜氏. Vào triều đại nhà Chu 周朝, Chu Thành Vương (成王, 1042 tCn-1021 tCn) chiếm nước Đường, cho em là Thúc Ngu làm vua. Một người cháu Lưu Luy được cấp đất Đỗ Thành ở Tây An tỉnh Thiểm Tây và được phong tước Đỗ Bá 杜伯. Do vậy, con cháu nhận tên Đỗ làm tên họ[1].
- Từ họ Đỗ đổi sang họ Sĩ: Khi Đỗ thành lại bị Chu Tuyên Vương chiếm, con của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc chạy sang nước Tấn , được phong chức Sĩ Sư nên đổi thành họ Sĩ . Đó là thời Chu U Vương (幽王, 781 tCn- 771 tCn).
- Họ Phạm hình thành: Đến đời chắt của ông này là Sĩ Hội 士会được Chu Định Vương (定王, 606 tCn - 586 tCn) đầu tiên phong đất Tùy (邑随, nay là vùng Sơn Tây) sau ban cho đất Phạm, gọi là Phạm Ấp (邑范, nay là đất Hà Nam) để cai trị, nên đã đổi họ Sĩ ra họ Phạm theo cách “Dĩ ấp vi thị” 以邑为氏. Sĩ Hội là Phạm Mạnh, con là Phạm Mang, cháu là Phạm Phường. Do vậy họ Phạm gọi Phạm Sĩ Hội 范士会là Thủy tổ 始祖.
- Phân đi các ngả: Một thời gian sau đó quyền lực nước Tấn bị chia sẻ nhiều bận để sau hình thành nên Tam Tấn (ba nước Hàn, Triệu, Ngụy). Thời kì đó là đời vua Chu Kính Vương thứ 28 tức năm 492 tCn. Họ Triệu lấy danh nghĩa vua Tấn kết hợp với họ Hàn và họ Ngụy đánh họ Phạm và họ Trung Hàng. Phạm Cát Xạ và Trung Hàng Di phải cố thủ ở Triều Ca (kinh đô nhà Thương cũ). Cuối cùng thành Triều Ca vỡ, con cháu họ Phạm phải chạy sang nước Tề rồi kể từ đó đi lưu lạc khắp nơi. Dòng họ Phạm phát triển mạnh tại tỉnh Sơn Tây (TQ).
1.2. “Bên sông lập họ”
Theo Phạm Ngọc Đồng thì họ Phạm có từ cuối nhà Thương và đầu nhà Chu. Chuyện rằng: Khi Vũ Vương 武王 giết vua Trụ cướp được ngôi nhà Thương (, 1766–1122 tCn), có một ông quan nhà Thương không chịu thần phục nhà Chu (, Zhou, 1122–256 tCn). Ông nói : “Bất thực Chu cốc” (不食周穀, không thèm ăn gạo nhà Chu), rồi ông cùng gia nhân kéo nhau lên một nơi núi cao rừng sâu, lấy gỗ rừng làm nhà cửa và phát hoang trồng trọt để lấy lương thực nuôi sống gia đình. Bên cạnh chỗ phát hoang trồng trọt của gia đình ông lúc bấy giờ có một con sông gọi là Sông Dĩ cạn khô. Sau khi phát hoang trồng trọt và khơi nguồn nước từ núi cao để trồng trọt và sinh hoạt thì Sông Dĩ có đầy nước. Nhìn dòng sông đầy nước, ông nói: “Dĩ Hữu Thuỷ” (已有水, Sông Dĩ đã có nước), rồi lấy 3 chấm thuỷ đặt cạnh chữ Dĩ trên có bộ thảo , gọi là chữ Phạm để đặt tên cho dòng họ của mình tách ra sinh sống tại đây. Từ đó Trung Quốc có một tộc người lấy tên họ Phạm. Bởi vậy ở Từ đường nếu viết 已有水 thì cũng có nghĩa như: 范族祠堂 “Phạm Tộc Từ Đường”.
1.3. Lấy theo họ Quốc chủ cố quốc:
Cuối thời nhà Hán (漢朝, 203 tCn–220) vào năm 190 ở vùng Trung bộ Việt Nam hiện nay có Khu Liên (con của quan Công Tào) cùng dân nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành. 2 năm sau, dân Tượng Lâm giết huyện lệnh đưa Khu Liên lên cai trị. Nắm quyền Khu Liên đã cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm để lập vương quốc riêng: Lâm Ấp (林邑, 192-605).
Đến năm 270, cháu ngoại của Khu Liên là Phạm Hùng lên làm vua nước này. Con cháu Phạm Hùng truyền đến năm 336 thì Phạm Dật 范逸qua đời, không con nối dõi. Lúc đó Tể tướng Phạm Văn[2] cướp ngôi. Như vậy Vương triều rơi vào tay người Hoa.
Năm 605, nhà Tùy (隋朝, 581–618) chinh phục Lâm Ấp, vua Phạm Phạn Chi (Sambhuvarman, hậu duệ của Phạm Văn) lưu vong về phía nam và dựng quốc gia riêng (別建國邑 biệt kiến quốc ấp). Một phần đất của Vương quốc Lâm Ấp sau này thành Chiêm Thành (占城, 877 -1693).
Đến 1471 vua Lê Thánh Tông (梨聖宗, 1460-1497) thống lĩnh quân Đại Việt tấn công Chăm Pa, phá hủy kinh đô Vijaya, bắt sống vua Chăm là Trà Toàn rồi sáp nhập phần lớn lãnh thổ Chiêm vào Đại Việt (vùng Quảng Nam nay). Phần đất còn lại của Chăm Pa, Lê Thánh Tông chia thành 3 nước và phong 3 quý tộc dòng dõi vua Chăm làm vua. 3 nước đó là Chiêm Thành (từ Đại Lãnh trở vào), Hòa Anh (Phú Yên – Khánh Hòa và Ninh Thuận – Bình Thuận ngày nay) còn miền châu Thượng Nguyên xưa thì thành nước Nam Bàn (sau này là hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá mà ngày nay là đất các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk tức miền đất Tây Nguyên).
Sau trận chiến 1471, nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại, trở thành các Địa khu dưới sự cai trị của các chúa Chăm do Đại Việt bảo hộ. Nhưng sau đó, phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính dần. Đầu tiên năm 1611 Nguyễn Hoàng (阮潢, 1525 – 1613) đánh chiếm và đến 1693 Nguyễn Phúc Chu (阮福淍, 1675 – 1725) chiếm hoàn toàn.
Khi Vương quốc này tan rã nhập vào Đại Việt, nhiều người dân được mang họ Phạm.
2. Chữ chỉ tộc danh:
Dù người Việt, người Hán ở trong nước hay đã ra nước ngoài, nếu dùng chữ Hán để chỉ tộc danh "Phạm" đều dùng chung một chữ.
Chữ này () có 5 nghĩa chính là:  (văn) Khuôn đúc: 錢範 Khuôn đúc tiền;  Gương mẫu: 典範 Tấm gương sáng; 示範 Làm mẫu; Khuôn phép: 就範 Noi theo khuôn phép;  Phạm vi, giới hạn;  Tuân theo những quy tắc thích hợp.
 Được cấu tạo bởi 8 nét, gồm:
Bộ “Thảo” () ở trên đầu, chỉ cây cỏ;
Bộ “Thủy” (, ) ở bên trái chỉ sông nước;
và chữ “Dĩ” () ở bên phải, chỉ sự làm, bỏ, bãi quan...
Thứ tự viết các nét như hình trên. 
Ông Phạm Hạo ở thành phố Hồ Chí Minh có viết bài thơ về ý nghĩa và cấu tạo của chữ Phạm () như sau:

Một tộc người di trú tới ven sông
Nước đã cạn khô cỏ cháy trên đồng
Chẳng quản nắng mưa đồng lòng hiệp sức
Sông Dĩ hiền hòa đã được khai thông

Cơm chan mồ hôi nhường nhau tấm áo
Để lúa ngô khoai xanh tốt trên đồng
Tộc người ấy lấy họ mình là Phạm
Bộ thảo đầu  sông Dĩ  nước  mênh mông



[1] Chu Tuyên Vương (宣王, 827 tCn-782 tCn)  tin vào những lời sàm tấu ra lệnh cho Đỗ Bá đi giết chết đứa bé con một cung nhân 50 tuổi. Đỗ Bá không nhẫn tâm bèn lén đưa đứa bé ra khỏi cung, trở về báo là đã làm song việc. Về sau, sự việc bị lộ, nhà vua nổi giận sai Chiêu Hổ đến giết chết cả nhà Đỗ Bá. Chiêu Hổ tuy thân với Đỗ Bá, nhưng không dám chống lệnh, đã thả con trai thứ của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc và cháu nội của Đỗ Bá là Đỗ Khang. Chính sau này Đỗ Khang cứu sống Bình Vương (平王, 770 tCn-720 tCn) và vị vua thứ 13 nhà Chu bày muốn phong tước cho Đỗ Khang, nhưng ông không muốn ở lại trong triều đình, đang đêm bỏ trốn quay về thôn Đỗ Khang sinh sống, tiếp nghề nấu rượu. Đời sau, những người nấu rượu, bán rượu thờ là Đỗ Khang ông tổ của nghề rượu, nhân dân tôn xưng là Tửu thần, Tửu thánh. Ông là một trong mười vị thánh trong lịch sử Trung hoa.
[2]范文, Fan Wen, một người Hoa quê Dương Châu bị bán làm nô lệ cho một quan cai trị huyện Tây Quyển tên Phạm Tương, trốn theo một thương gia người Lâm Ấp sang Trung Quốc và Ấn Độ buôn bán và về lại Lâm Ấp năm 321

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!