Ngay sau những năm Trạng Lường Lương Thế Vinh mất và sau này, cho tới hiện nay nhiều người từng có thơ, câu đối, bài viết ca ngợi tài năng và đức độ của Trạng. Đặc biệt là đôi câu đối treo tại nhà thờ Cụ.
1. Về câu đối ca ngợi dòng họ Lương treo tại nhà thờ Lương Thế Vinh thì: Sách Địa Chí Văn Hóa Hoằng Hóa của tác giả chủ biên Ninh Viết Giao. NXB Khoa học xã hội – 1995. Trang 200. Có đoạn viết:
“ Lương Đắc Bằng đến thăm nhà thờ Lương Thế Vinh ở Vụ Bản (Nam Định) tự hào về dòng họ Lương nhà mình để lại câu đối:
“Trạng nguyên tổ, bảng nhãn tôn, Lương tộc danh đằng lưỡng quốc.
Đô đốc tiền, thượng thư hậu, quốc triều vị liệt tam công.”
Trong bài “Làng học Hội Triều” đăng ngày 27/05/2006 trên báo Thanh Hóa điện tử tác giả Nguyễn Hữu Ngôn (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) cũng dẫn như vậy.
2. Tôi (LĐM) chưa từng được thăm Nhà thờ cụ Trạng và đang mày mò tự học chữ Hán bằng máy vi tính (để soạn Gia phả nhà mình) xin mạo muội chép lại bằng Hán tự như sau:
狀元祖, 榜眼孫, 梁族名騰兩國;
都督前, 尚書後, 國朝位埒三公.
3. Theo ông Hoàng Đình Khảm thì:
Câu đối trên được hiểu rằng:
Câu trên: ông (Lương thế Vinh) là trạng nguyên, cháu (Lương Đắc Bằng) là bảng nhãn, họ Lương vang danh hai nước (Việt Nam và Trung Quốc);
Câu dưới: Người trước (Lương thế Khôi) làm đô đốc, người sau (Lương hữu Khánh) làm thượng thư, trong triều đình đều ở ngôi vị tam công.
Khi đã hiểu cặn kẽ nội dung câu đối như vậy, thì tôi thực sự hoài nghi tác giả câu đối này không phải là bảng nhãn Lương đắc Bằng, bời vì theo tộc phả họ Lương Hội Triều, thì sau khi Bảng nhãn Lương Đắc Bằng chết sáu tháng, người “dắng thiếp” mới sinh hạ Lương hữu Khánh, hơn bốn mươi năm sau Lương hữu Khánh phò nhà Lê trung hưng mới làm đến thượng thư (thị lang), vậy thì làm sao bảng nhãn Lương Đắc Bằng có thể biết trước hàng mấy chục năm, từ khi con mình (Lương hữu Khánh) chưa được sinh ra, rằng sau này sẽ làm thượng thư mà ghi vào câu đối.
Tác giả Ninh viết Giao đã nhầm trong khi viết tác giả câu đối này.
Theo tôi, tác giả câu đối này có thể là cụ Lương ngọc Châu ở Hội Triều, cụ là người sao chép tộc phả họ Lương Cao Hương vào năm 1943. Câu đối này do họ Lương Hội Triều cung tiến đền thờ Lương trạng nguyên trước năm 1945. Để xác minh, xin xem dòng lạc khoản khắc chữ nhỏ bên rìa câu đối. Vì chưa có điều kiện tiếp cận, nên tôi chỉ có thể phỏng đoán là như vậy, còn cơ sở để xác định tác giả câu đối trên là cụ Lương ngọc Châu thì mời xem kỹ tộc phả họ Lương Cao Hương, bản chữ Hán do cụ Châu chép năm 1943.
4. Tôi (LĐM) xin đưa lên đây cùng ta cùng nghiên cứu. Ai đã từng thưởng lãm câu đối trên xin cung cấp dòng lạc khoản 落欵 hay có thông tin khác liên quan xin bổ sung để cùng hiểu thêm, chính xác về dòng họ mình.
Mong được mọi người quan tâm thảo luận.
Có người điện thoại hỏi tôi là sao đôi câu đối trên không có dòng lạc khoản? Xin thưa đây không phải ảnh chụp câu đối tại Từ đường mà là do tôi tực "chế tác" bằng Photosop. Có gì sai quấy hay chưa chính xác mong được chỉ giáo!
Trả lờiXóaMong rằng vấn đề này sẽ được giải quyết tại Hội thảo kho học về Cụ Trạng dịp tới
Trả lờiXóaTại cuộc Hội thảo "Thân thế và sự nghiệp Trang nguyên Lương Thế Vinh" vấn đề này GSTS Lương Phương Hậu có nhắc đến nhưng vẫn chưa có lời kết. Quan viên họ nào ở Hội Trào lên tiếng đi, về dòng "lạc khỏa" ý!
Trả lờiXóaXem ảnh một phần Câu đối đó tại đây: http://holuongduclaocai.blogspot.com/2012/01/ban-ve-coi-nguon-dong-ho.html (ảnh do bác Hoàng Đình Khảm cung cấp)
Trả lờiXóa1. Cách hiểu cặn kẽ nội dung câu đối như bác Khảm. Việc 2 ông “vang danh 2 nước” bởi cả 2 đều được Vua giao việc thảo thư từ ngoại giao.
Trả lờiXóaĐây là câu đối hay về mọi nhẽ, thể hiện mối quan hệ giữa 2 dòng họ (ở Cao Hương và ở Hội Triều). Hơn nữa câu sau lại nới về 2 người con của 2 ông bố vừa nói ở câu trên: Đô đốc LTK là con TN LTV, TT LHK là con BN LĐB. Rõ là “Hổ phụ sinh hổ tử”! Do vậy cần nghiên cứu kỹ, phổ biến rộng và chính xác trong cộng đồng Họ Lương.
2. Tác giả câu đối này không phải là Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (梁得朋, 1472 – 1516) , bởi Cụ mất khi con cụ là Lương Hữu Khánh (梁有慶, 1517 – 1590) chưa sinh ra. Hơn bốn mươi năm sau phò nhà Lê trung hưng Lương Hữu Khánh mới làm đến Thượng thư bộ Lại, kiêm Tổng tài Quốc sử Quán, tước Thái tể - Đạt quận công. Vậy không có chuyện cụ Bảng nhãn biết trước hàng mấy chục năm chức vị của con mình mà ghi vào câu đối cúng tiến. Vậy cả Ninh Viết Giao và Nguyễn Hữu Ngôn đều dẫn giải sai.
3. Tác giả câu đối này càng không phải là Lương Hữu Khánh. Đúng là có chuyện, khi lớn, theo di huấn của cha, Hữu Khánh ra bắc học Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Xứ Đông. Việc này gắn với giai thoại NHO TĂNG ĐỒNG CHU 儒僧同舟. Đến năm 1538 trong kỳ thi Hội 會試, Hữu Khánh đi thi và được xếp đứng sau Giáp Hải. Hữu Khánh lén cho mẹ ra bến đò Hoàng Liệt về Thanh Hóa trước, đem theo một biểu văn đến phủ An Trường hẹn ngày triều đình cho binh đến đón qua cửa Thần Phù trốn vào Yên Trường tham gia “phù Lê diệt Mạc” 扶梨滅莫. Hơn nữa Hữu Khánh đã làm quan nhà Lê Trung hưng, không thể ra Sơn Nam thăm viếng nhà thờ Lương Thế Vinh được. Như vậy LHK không từng đỗ Giải nguyên hay Bảng nhãn, không ra Cao Hương nên chép như bài của Họ Lương Quảng Ngãi https://www.facebook.com/groups/149554081904581/permalink/150936925099630/sai.
4. Theo truyền thống, các nhà Nho không bao giờ tự đánh giá mình là “vang danh” hay “xứng bậc” mà việc đánh giá, lại đánh giá bằng câu đối. Việc này do người khác làm và chỉ khi đã “cái quan định mệnh” tức sau khi chết. Hơn nữa việc đánh giá cao nhân vật thời Lê sơ (1428-1527) là Lương Thế Vinh ( 梁世榮,1440 - ?) đến thời Lê trung hưng (1533-1789) là Lương Hữu Khánh (梁有慶, 1517 – 1590) không thể có dưới thời nhà Mạc (莫朝, 1527-1592) chỉ có thể xuất hiện sau 1592 trở đi.
5. Do đó, tôi thấy bác Hoàng Đình Khảm có lý khi cho rằng: tác giả câu đối này có thể là cụ Lương Ngọc Châu ở Hội Triều, cụ là người sao chép tộc phả họ Lương Cao Hương vào năm 1943. Câu đối này do họ Lương Hội Triều cung tiến đền thờ Lương Trạng nguyên trước năm 1945. Để xác minh, cần xem dòng lạc khoản khắc chữ nhỏ bên rìa câu đối.
6. Dù thế nào thì đây là một đôi câu đối hay, chỉnh. Cần làm rõ về tác giải, xuất xứ. Sau đó phổ biến rộng rãi để mọi người biết, trích dẫn, sử dụng cho chuẩn và tự hào để noi gương.