[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


14 tháng 11 2010

Công ơn Dưỡng dục Sinh thành

Người Việt có một tục lệ rất hay, đầy tính nhân văn nhưng tiếc rằng nay đã mai một dần, đó là viết Câu đối ca ngợi, tri ân công “Cù lao” (H: 劬勞, A: Painful work of parents for to nourish the children, P: Peine des parents pour élever leurs enfants) của đấng sinh thành.
1. Câu đối hay:
Một trong những câu đối Nôm rất hay lại đơn giản về Công Ơn Cha Mẹ, Tổ Tông là câu sau:
Câu này, theo tôi chính là diễn Nôm của câu đối chữ Hán:
Đọc là: Cúc dục ân thâm Đông hải đại;
Sinh thành nghĩa trọng Thái sơn cao.
Dịch nghĩa: Ơn nuôi dưỡng sâu tựa biển Đông;
Nghĩa sinh thành cao như non Thái.
2. Tìm hiểu về “Chín chữ cù lao”
Cửu tự cù lao 九字劬勞: Chín chữ cù lao, tức là chín điều khó nhọc của cha mẹ sinh dưỡng cho con cái khôn lớn. có xuất xứ từ một đoạn trong bài thơ “Liệu nga” trong thiên Cốc phong chi thập, Tiểu nhã, Thi kinh: 父兮生我,母兮鞠我,拊我,畜我,長我,育我,顧我,復我,出入腹我.欲報之德,昊天罔極.Đọc là: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, phụ ngã, xúc ngã, trưởng ngã, cố ngã, phục ngã, xuất nhập phúc ngã, dục báo chi đức, hạo thiên võng cực”. Nghĩa là: “Cha thì sanh ta, mẹ thì nuôi ta, thương thay cha mẹ sinh ta nuôi dưỡng khó nhọc, muốn báo ơn sâu, ơn đức của cha mẹ mênh mông như bầu Trời”. Chín chữ gồm:
1- Sinh : người Mẹ phải khó nhọc cưu mang hơn chín tháng, chịu sự đau đớn trong lúc đẩy thai nhi ra khỏi lòng mẹ.
2- Cúc : Nuôi dưỡng, nâng đỡ, chăm nom, săn sóc hài nhi cả vật chất lẫn tinh thần. Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
3- Súc : Cho bú mớm, lo sữa nước cháo cơm, chuẩn bị áo xống ấm lạnh theo thời tiết mỗi mùa; trông cho con lần hồi biết cử động, điều hòa và nên vóc nên hình cân đối xinh đẹp.
4- Dục : Dạy dỗ con thơ động chân cất bước linh hoạt tự nhiên; biết chào kính người lớn, vui với bạn đồng hàng; tập con từ câu nói tiếng cười hồn nhiên vui vẻ. Khi trẻ lớn khôn thì khuyên răng dạy dỗ con chăm ngoan, để tiến bước trên đường đời.
5- Phủ : Âu yếm, nâng niu, vuốt ve, bế ẵm ... để con trẻ vào đời trong tình cảm trìu mến thân thương.
6- Cố : Chăm nom, thương nhớ, đoái hoài, cố cập con trẻ từ tấm bé đến khi khôn lớn, lúc ở gần cũng như lúc đi xa.
7- Phúc : Giữ gìn, đùm bọc, che gió, chắn mưa, nhường khô, nằm ướt, hay Cha Mẹ quên mình chống đỡ những bạo lực bất cứ từ đâu đến, để bảo vệ cho con.
8- Phục : theo khả năng và tâm tính của trẻ mà uốn nắn, dạy dỗ, tìm phương pháp hướng dẫn trẻ vươn lên hợp tình đời lẽ đạo, tránh cho con bị lôi cuốn bởi tiền tài ảo vọng, vật chất và thị hiếu bên ngoài.
9- Trưởng : Lo lắng tận tình, đầu tư hợp lý, cho con học tập để chuẩn bị dấn thân với đời; cố vấn cho con nên vợ thành chồng xứng hợp với gia phong, thế đạo. Dù không cố chấp vấn đề “môn đăng hộ đối”, nhưng vợ chồng so le về tuổi tác, trình độ, sức khỏe và khả năng thu hoạch tiền tài... cũng thiếu đi phần nào hạnh phúc lứa đôi, mà tuổi trẻ thường vì tiếng sét ái tình, làm lu mờ lý trí, khi tỉnh ngộ xem như chén nước đã đổ, khó mà lấy lại đủ!
Trong Phật giáo còn nói đến Tứ ân (H: 四恩, A: The four favours, P: Les quatre faveurs), tức là bốn cái ơn, gồm:
1. Ơn cha mẹ: Cha mẹ sinh đẻ nuôi nấng ta rất cực nhọc cho đến lớn và cho ta học hành rất phí tổn. Vậy ta phải báo đáp bằng sự cung kính, vâng lời, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, khi cha mẹ mất thì phải thờ cúng và cầu cho cha mẹ mau giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
2. Ơn chúng sinh: Ta thọ ơn của chúng sanh rất rộng, như nhờ nông phu mà ta có lúa gạo dùng, nhờ thợ dệt mà ta có vải mặc, vv... cho đến thú vật như trâu bò để cày ruộng và kéo xe, chó để giữ nhà, v.v... Vậy ta phải báo đáp bằng sự siêng năng làm việc và học đạo, cầu cho chúng sinh đều được giải thoát.
3. Ơn Quốc vương: Nhờ vua (hoặc người lãnh đạo quốc gia) cùng quan chức cai trị, lo sắp đặt các việc trong và ngoài nước mà chúng ta được an cư lạc nghiệp. Vậy ta phải báo đáp bằng cách làm dân lương thiện và lo tu hành mà độ vua chúa và các quan chức.
4. Ơn Tam bảo: Nhờ Phật mở đạo mà ta rõ thấu Kinh Luật Luận và dễ bề tu học. Nhờ Pháp của Phật mà ta tiện tu học về ba mối: Giới, Định, Huệ đặng mau chứng ngộ. Nhờ Tăng truyền đạo, soi sáng đạo lý của Phật mà ta cảm mến đạo lý. Vậy ta phải báo đáp bằng sự cung kính, cúng dường và tu học cho mau đắc quả.
Sưu tầm, biên tập và chép lại để mình, anh em, con cháu nhớ.
-         Lương Đức Mến, sửa 11/2012, sửa lần 2 tháng 12/2014 theo góp ý của bạn đọc-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!