Trong dân gian ngoài khái niệm Trùng tang, Trùng Phục còn có khái niệm Thần Trùng. Theo đó, những ngày Trùng tang, Trùng phục không kỵ chết (bất đắc kỳ tử) mà chỉ kỵ những việc an táng, tẩn liệm, mặc đồ tang, chôn cất, xả tang...còn chết nhằm ngày gặp “Thần Trùng” mới đáng sợ.
Cổ nhân cho rằng “Thần trùng” là thần hành hạ người chết vào ngày trùng hoặc bắt những người trong gia đình có người chết vào ngày trùng thì những người trực hệ với người chết có nguy cơ bị “trùng” bắt (con dâu,con rể,cháu ngoại, người giúp việc không bị). Chữ gọi là “Trùng tang liên táng”.
Cội nguồn “Thần Trùng liên quan đến một chuyện như sau: từ thủa xưa bên Bắc quốc có 12 con quỷ dữ chuyên giết những người cùng họ với người chết “nhằm vào giờ độc”. 12 con quỷ đó được Hán nhân gọi là “Thập nhị thời thần” 十二时神.Ví dụ hình trên, dân gian vẽ thần trùng xuất hiện dưới dạng một con chim, gọi là “thần nanh đỏ mỏ” từ trên không đáp xuống mồ người chết mổ thật mạnh đến nảy lửa làm cho người chết phải rên la. Do vậy bức tranh này người xưa chú là: “Thương tàn vật mệnh chi báo” 傷残物命之報.
Để trừ hậu họa, dân chúng đã nhờ đến các Đạo sĩ 導仕. Một đạo sĩ giở phép “thiên la địa võng” 天罗地網 vây bắt được 12 con quỷ dữ đó. Sau đó Đạo sĩ đem nhốt chúng vào 1 cái hòm lớn, đậy nắp lại và dán lá bùa lên, rồi thả bè trôi sông. Hòm trôi ra biển, sóng gió đưa giạt dần xuống vùng biển nước Nam.
Bấy giờ ở làng nọ có một ngư dân tên Tín khi ngồi thuyền câu cá trên biển. đã trông thấy cái hòm nghĩ là hòm của cải châu báu. Ông này liền kéo với chiếc hòm lên và mở ra xem. Thế là 12 quỷ dữ được giải thoát, lên bờ, tràn vào nước Nam. Lũ quỷ hại người có thân nhân mất vào giờ độc được người Việt gọi là “Thần trùng”.
Đến nay vẫn chưa thấy tài liệu nào viết về bản chất của nó. Nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp Trùng tang liên táng hết sức đau thương. thậm chí có nhà nhân đinh đông đúc là thế mà chỉ vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự.
Cũng theo dân gian thì bởi âm lịch chia tháng năm theo địa Chi với 12 con Giáp nên tháng, năm nào cũng có một con quỷ tương ứng, tức là có “Thần Trùng” chờ sẵn. Trong đó năm tháng nào cũng kỵ 4 ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi và tùy tuổi của vong mà chết vào ngày nào trong 4 ngày đó sẽ gặp Thần trùng, tức gia đình bị “Trùng tang liên táng”. Đồng thời mỗi tháng có những ngày Thần Trùng khác nhau. Đó là các ngày có tên Chi là Dần, Thân, Tị, Hợi; tên Can là Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh. Như vậy các ngày có Can, Chi khác khỏi bận lòng. Cụ thể:
Tuổi Thân Tý Thìn chết năm tháng ngày giờ Tỵ.
Tuổi Dần Ngọ Tuất chết năm tháng ngày giờ Hợi.
Tuổi Tỵ Dậu Sửu chết năm tháng ngày giờ Dần.
Tuổi Hợi Mão Vị chết năm tháng ngày giờ Thân.
Chú ý rằng nếu gặp thêm năm, tháng cùng Can, Chi với ngày Thần Trùng sẽ càng nặng.
Mặt khác, dân gian còn cho rằng tuy ngày chết không gặp Thần Trùng nhưng con cháu không biết mà chôn nhằm ngày đại xấu thì cũng nguy chẳng kém gì "Trùng tang liên táng".
Chính vì vậy từ xưa đã có có nhiều cách giải trừ, như mời pháp sư dùng gậy, súng được âm binh trợ giúp đã đánh đuổi hoặc tiêu diệt con chim ấy đi không cho hành hạ người đã khuất nữa. Sau đó pháp sư còn phải đặt bùa không cho thây ma hoá thành "thần trùng" để làm hại gia đình mình nữa. Hoặc thực hiện việc "nhốt trùng"...
Song theo tôi, chưa tìm thấy tài liệu nào có lời giải thỏa đáng dưới ánh sáng của khoa học hiện đại về nguyên do sinh "Thần trùng" và cách trừ nhốt "Thần trùng". Điều cốt yếu là vững vàng, tránh mọi phiền muội quá đáng, giải độc do nhiễm "tử khí" sau tang lễ... và đặc biệt là đừng có "đồn thỏi" những điều trùng hợp ngẫu nhiên!. Đồng thời để yên bụng cả nhà cũng như toàn gia tộc có thể nhờ thầy quanh vùng hay lên Chùa...tùy nơi, tùy gia cảnh.
Sau khi tính ra người mất bị phạm trùng tang thì những người thuộc Tam hợp chi cùng với chi trùng tang phải tránh mặt lúc liệm xác. VD: trùng tang tại Tị , vậy tam hợp của Tị là Dậu và Sửu bị phạm. Những người thuộc tam hợp tuổi với người mất bị trùng tang phải tránh VD: người mất tuổi Hợi thì tam hợp Mão Mùi bị phạm.
Trả lờiXóaNếu có hai Thiên Di sẽ bằng một nhập Mộ, không tính là bị trùng nữa.
Ngoài tránh mặt lúc “liệm” thì còn cần phải tránh cả lúc “nhập quan”, “đóng cá” và đặc biệt là cả tránh lúc “hạ huyệt, lấp đất”.
Đã “kỵ” thì không được an táng giờ đó. Ví dụ: những người tuổi Thân, Tý, Thìn không được an táng vào ngày Tỵ; người tuổi Dần, Tuất, Ngọ kỵ Hợi; tuổi Tỵ, Dậu, Sửu kỵ Dần; tuổi Hợi, Mão, Mùi kỵ Thân.
Kho giai thik that. Khoa học cũng bó tay
Trả lờiXóa