Người chết thì đã quy tiên,
Nhưng còn người sống cũng nên giữ gìn.
Nhưng còn người sống cũng nên giữ gìn.
1. Khái quát về việc xem ngày, giờ chết:
Người Việt vốn tôn trọng ông bà cha mẹ nên rất cẩn trọng khi cha già mẹ héo. Việc làm ma được xem là trọng việc của hiếu chủ. Ngoài việc chuẩn bị khâm liệm, tổ chức tang lễ còn chú ý tính giờ mất, ngày giờ mai táng. Khi gia đình có người thân mất, thường tìm người để tính giờ. Theo cổ nhân, sinh gặp giờ, ngày tốt xấu ảnh hưởng tới vận mệnh bản thân còn giờ chết xấu, tốt ảnh hưởng tới con cháu.
2. Ảnh hưởng của vong mệnh tới con cháu:
Tuỳ ngày, giờ mất của vong mà có thể là:
- Nhập mộ: Dự báo vong chết không phạm trùng tang. mãn kiếp sa bà, con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài , sai lộc;
- Phục tang: là sự quay trở lại của Vong hồn;
- Thiên di: Dự báo con cháu sẽ phải chia ly, tài sản phân tán, tranh chấp kiện tụng;
- Trùng tang: là sự nhập của Vong hồn vào người sống, bắt đi theo. Có thể là:
+ Trùng tang Ngày là nặng nhất (Tam xa - 7 người chết theo),
+ Trùng tang Tháng là nặng nhì (Nhị xa - 5 người chết theo),
+ Trùng tang Giờ là nặng thứ ba (Nhất xa - 3 người chết theo),
+ Trùng tang Năm là nhẹ nhất.
3. Xem ngày, giờ mất:
Theo truyền thống, muốn tính chính xác phải biết đích xác Tứ trụ sinh và Tứ trụ tử (Giờ, Ngày, Tháng, Năm tính theo Can Chi) của vong (người mất). Nhưng Tứ trụ mất thì rõ nhưng Tứ trụ sinh mấy nhà ghi lại.
Như vậy việc xem sẽ hạn chế nhiều do đó chỉ nên tham khảo để cẩn trọng hơn, tránh phủ nhận hoàn toàn nhưng cũng đừng quá tin một cách mù quáng. Hơn nữa mỗi thầy một sách, mỗi sách lại có cách tính riêng, đôi khi cho kết quả sai khác khá xa. Do vậy những điều tôi lượm lặt, gạn lọc chép lại đây là để tôi và con cháu biết, cân nhắn khi nghe thầy tham vấn chứ không phải là việc "dạy" cách tính.
3.1. Cách xác định giờ chết xấu tốt dựa vào Bát quái:
- Đầu tiên xác định ngày 01 tháng, năm người chết thuộc cung gì. Sau đó theo thứ
tự : Càn – Đoài – Ly - Chấn - Tốn - Khảm - Cấn – Khôn mỗi cung 1 ngày đến ngày mất. Nếu rơi vào cung nào sẽ phạm cung đó. Các cung xấu là: Chấn (Nhị sát), Cấn (Tam sát), Tốn (Thất sát). Trong đó cung Tốn xấu nhất, gọi là Trùng tang.
- Có sách lại nói ngày 01 tháng Giêng luôn ở Đoài; tháng 2, 3 ở Càn; tháng 4 ở Khảm; tháng 5, 6 ở Cấn; tháng 7 ở Chấn; tháng 8, 9 ở Tốn; tháng 10 ở Ly, tháng 11, Chạp ở Khôn mà không theo nguyên lý trên mà tôi tính ở đây.
3.2. Xem « Cát » 吉 « Hung » 凶 theo Thập nhị hình Long:
Căn cứ theo 12 Địa Chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và gọi theo tuổi của người chết là: “THẬP NHỊ LONG HÌNH” . Dùng 12 phần hình thể của con Rồng để tượng trưng.
Phép này thì không kể là Nam hay Nữ đều căn cứ theo Tam Hợp của tuổi người chết và năm mất để đếm theo chiều thuận, mỗi cung một chữ bắt đầu từ ô Thần là địa chi tuổi vong mạng đến Năm chết của người đó thì dừng lại, xem vào chữ gì (THẦN, TỀ...TỊ, TRƯỜNG) để định tốt, xấu.
Ví dụ thân phụ tôi tuổi Hợi sẽ khởi Thần là Mùi đếm theo vòng Địa chi đến năm mất là Tí gặp chữ “Phúc” là cát, chủ về quan lộc (hốt kiến cận quân vương).
3.3. Tính Nhập mộ :
Khi đạt Nhập mộ, tức là vong chết không phạm trùng tang. mãn kiếp sa bà, con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài , sai lộc. Nếu cả năm, tháng, ngày, giờ mất đều vào một trong các cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được “Tứ nhập mộ”, tốt, tránh được lúc chết vướng phải giờ xấu. Cách tính đã viết ở bài "Tính Nhập mộ, Trùng tang".
4. Một số kiêng kỵ khi gia đình có người mất:
- Kiêng người nhà Tam hợp, Xung, Hình tuổi với tuổi Vong mệnh;
- Kỵ Long - Hổ - Kê - Xà tứ sinh Nhân ngoại (người khách các tuổi Thìn - Dần - Dậu - Tỵ không được có mặt khi khâm liệm);
- Kiêng người có cung phi Bát trạch xung khắc với Vong mệnh ;
- Kiêng khóc thành tiếng khi đang liệm.
Người Việt vốn tôn trọng ông bà cha mẹ nên rất cẩn trọng khi cha già mẹ héo. Việc làm ma được xem là trọng việc của hiếu chủ. Ngoài việc chuẩn bị khâm liệm, tổ chức tang lễ còn chú ý tính giờ mất, ngày giờ mai táng. Khi gia đình có người thân mất, thường tìm người để tính giờ. Theo cổ nhân, sinh gặp giờ, ngày tốt xấu ảnh hưởng tới vận mệnh bản thân còn giờ chết xấu, tốt ảnh hưởng tới con cháu.
2. Ảnh hưởng của vong mệnh tới con cháu:
Tuỳ ngày, giờ mất của vong mà có thể là:
- Nhập mộ: Dự báo vong chết không phạm trùng tang. mãn kiếp sa bà, con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài , sai lộc;
- Phục tang: là sự quay trở lại của Vong hồn;
- Thiên di: Dự báo con cháu sẽ phải chia ly, tài sản phân tán, tranh chấp kiện tụng;
- Trùng tang: là sự nhập của Vong hồn vào người sống, bắt đi theo. Có thể là:
+ Trùng tang Ngày là nặng nhất (Tam xa - 7 người chết theo),
+ Trùng tang Tháng là nặng nhì (Nhị xa - 5 người chết theo),
+ Trùng tang Giờ là nặng thứ ba (Nhất xa - 3 người chết theo),
+ Trùng tang Năm là nhẹ nhất.
3. Xem ngày, giờ mất:
Theo truyền thống, muốn tính chính xác phải biết đích xác Tứ trụ sinh và Tứ trụ tử (Giờ, Ngày, Tháng, Năm tính theo Can Chi) của vong (người mất). Nhưng Tứ trụ mất thì rõ nhưng Tứ trụ sinh mấy nhà ghi lại.
Như vậy việc xem sẽ hạn chế nhiều do đó chỉ nên tham khảo để cẩn trọng hơn, tránh phủ nhận hoàn toàn nhưng cũng đừng quá tin một cách mù quáng. Hơn nữa mỗi thầy một sách, mỗi sách lại có cách tính riêng, đôi khi cho kết quả sai khác khá xa. Do vậy những điều tôi lượm lặt, gạn lọc chép lại đây là để tôi và con cháu biết, cân nhắn khi nghe thầy tham vấn chứ không phải là việc "dạy" cách tính.
3.1. Cách xác định giờ chết xấu tốt dựa vào Bát quái:
- Đầu tiên xác định ngày 01 tháng, năm người chết thuộc cung gì. Sau đó theo thứ
tự : Càn – Đoài – Ly - Chấn - Tốn - Khảm - Cấn – Khôn mỗi cung 1 ngày đến ngày mất. Nếu rơi vào cung nào sẽ phạm cung đó. Các cung xấu là: Chấn (Nhị sát), Cấn (Tam sát), Tốn (Thất sát). Trong đó cung Tốn xấu nhất, gọi là Trùng tang.
- Có sách lại nói ngày 01 tháng Giêng luôn ở Đoài; tháng 2, 3 ở Càn; tháng 4 ở Khảm; tháng 5, 6 ở Cấn; tháng 7 ở Chấn; tháng 8, 9 ở Tốn; tháng 10 ở Ly, tháng 11, Chạp ở Khôn mà không theo nguyên lý trên mà tôi tính ở đây.
3.2. Xem « Cát » 吉 « Hung » 凶 theo Thập nhị hình Long:
Căn cứ theo 12 Địa Chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và gọi theo tuổi của người chết là: “THẬP NHỊ LONG HÌNH” . Dùng 12 phần hình thể của con Rồng để tượng trưng.
Phép này thì không kể là Nam hay Nữ đều căn cứ theo Tam Hợp của tuổi người chết và năm mất để đếm theo chiều thuận, mỗi cung một chữ bắt đầu từ ô Thần là địa chi tuổi vong mạng đến Năm chết của người đó thì dừng lại, xem vào chữ gì (THẦN, TỀ...TỊ, TRƯỜNG) để định tốt, xấu.
Ví dụ thân phụ tôi tuổi Hợi sẽ khởi Thần là Mùi đếm theo vòng Địa chi đến năm mất là Tí gặp chữ “Phúc” là cát, chủ về quan lộc (hốt kiến cận quân vương).
3.3. Tính Nhập mộ :
Khi đạt Nhập mộ, tức là vong chết không phạm trùng tang. mãn kiếp sa bà, con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài , sai lộc. Nếu cả năm, tháng, ngày, giờ mất đều vào một trong các cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được “Tứ nhập mộ”, tốt, tránh được lúc chết vướng phải giờ xấu. Cách tính đã viết ở bài "Tính Nhập mộ, Trùng tang".
4. Một số kiêng kỵ khi gia đình có người mất:
- Kiêng người nhà Tam hợp, Xung, Hình tuổi với tuổi Vong mệnh;
- Kỵ Long - Hổ - Kê - Xà tứ sinh Nhân ngoại (người khách các tuổi Thìn - Dần - Dậu - Tỵ không được có mặt khi khâm liệm);
- Kiêng người có cung phi Bát trạch xung khắc với Vong mệnh ;
- Kiêng khóc thành tiếng khi đang liệm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!