Có một yếu tố vốn có, vô cực và vính viễn. Đó là thời gian.
1. Thời gian:
Hiện tượng mặt đất được chiếu “sáng” hay chìm trong bóng “tối” và có sự thay đổi khí hậu diễn ra theo một quy luật mà từ xa xưa con người đã nhận thức được. Đồng thời cuộc sống đặt ra cho con người cần phân biệt những gì thuộc về quá khứ, những gì đang diễn ra và những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Từ đó hình thành nên khái niệm Thời gian (時間). Đó là yếu tố vô cực, nó có như vốn có và sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng vũ trụ. Một đơn vị đo thời gian là một thời gian chuẩn (thường không đổi theo thời gian) dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi thời gian khác. Đó là khái niệm vật lý chỉ trình tự xảy ra của các sự kiện và đo lượng (nhiều hay ít) mà sự kiện này xảy ra trước hoặc sau sự kiện kia.
2. Phép đo thời gian:
Tuy có quan niệm, có cảm thức về thời gian, nhưng không phải dân tộc nào, nước nào cũng biết chia ra những mốc thời gian một cách chuẩn mực. Hệ thống để đặt tên cho các chu kỳ thời gian, thông thường là theo các ngày được gọi là “lịch”曆. Cách tính lịch gọi là Lịch pháp 曆法 gắn liền với thiên văn, với chiêm tinh học, là sản phẩm quan trọng mà các nền văn minh tối cổ như Trung Hoa, Ai Cập, Babilon, Hy Lạp đạt được. Quyển sách ghi lại lịch, đếm ngày, để ghi chép công việc, để tính toán sự biến chuyển của các mùa gọi là Lịch thư (H: 曆書, A: Almanac, P:Almanach). Để nhận thức thời gian, qua tích lũy kinh nghiệm cổ nhân từ khái niệm ngày (日, có mặt trời), đêm (夜, không có ánh mặt trời) ban đầu dần đến nhận xét đêm có trăng, đêm không trăng (Sóc, 朔), trăng tròn (Vọng,望) trăng khuyết hình thành nên khái niệm tháng (月). Nhiều ngày, tháng chung một đặc trưng thời tiết hình thành nên mùa. Các mùa tuân theo một quy luật nhất định và vòng đó gọi là năm (Niên,年). Khi cần chia nhỏ đơn vị thời gian dưới ngày người ta chia ra giờ, trên năm hợp thành Giáp, Hội giáp, Thập kỉ, Thế kỉ, Thiên niên kỉ. Như vậy, chính vẻ đẹp hùng vĩ của bầu trời ban đêm và sự chuyển dịch của Mặt trời, Mặt trăng và các hành tính đã góp phần quan trọng cho tư thế của con người mãi mãi đứng thẳng, giúp con người dần hoàn thiện mình và phát minh ra phép đo thời gian và cách tính Lịch.
Ban đầu phép đo thời gian còn đơn giản, không có những dụng cụ thiên văn tối tân và đồng hồ chính xác, mà chỉ có cái thước và đôi mắt, chủ yếu dùng bóng nắng bởi mặt trời tự nó là cái đồng hồ! Ví dụ để đo điểm Đông chí, cổ nhân cắm một cây gậy xuống đất (hay xây một cái tháp), ghi xuống chiều dài của bóng lúc nó ngắn nhất (tức là lúc giữa trưa) vài ngày trước và sau Đông chí, rồi dùng một phép nội suy (interpolation) để tính ra thời điểm Đông chí một cách chính xác. Càng gần Đông chí, mặt trời giữa trưa càng thấp và bóng giữa trưa càng dài. Cách tính Đông chí của Tổ Xung Chi (429-500,祖冲之): trục x là thời gian, trục y là chiều dài của bóng gậy lúc giữa trưa của một ngày (bóng ngắn nhất trong ngày đó), mỗi điểm là một ngày. (a) Vẽ đường xéo nối hai điểm, (b) vẽ đường ngang từ một điểm bên kia cho tới đường xéo a, (c) trung điểm đường ngang là Đông chí.
Với sự hỗ trợ của các kính viễn vọng và máy tính điện tử, khoa học Thiên văn đã tính chính xác ngày, tiết từng vùng, điểm trên trái đất. Do trái đất quay quanh trục một góc 600 hết 1 ngày nên hiện nay, để thuận tiện cả thế giới đã dùng chung một loại lịch và phân chia ra 24 múi giờ. Do đó một nơi ở sát phía Đông kinh tuyến 1800 tức là Đường Đổi ngày Quốc tế (International Date Line), ví dụ đảo Fidji, ăn tất cả các lễ tết Dương lịch sau một nước ở sát phía tây KT 1800 , ví dụ đảo Samoa gần đó, là 23 giờ, tức là gần một ngày. Việc đó cũng tương tự như Việt Nam có năm ăn Tết Nguyên đán 元旦節 trước Trung Quốc một ngày (thực sự là trước 23 giờ).
Theo Điều 7 của Nghị định Số : 134/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2007 quy định về đơn vị đo lường chính thức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Đơn vị đo thời gian tiêu chuẩn ở Việt Nam tuân thủ Hệ đơn vị SI là hệ đơn vị đo lường quốc tế (tiếng Pháp là Système International d’Unités; tiếng Anh là The International System of Units) là giây(kí hiệu s).Còn đơn vị đo lường chính thức ngoài hệ đơn vị SI, theo quy định tại Điều 8 là: phút (min) = 60 s, giờ (h) = 60 min = 3 600 s, ngày (d) = 24 h = 86 400 s.
Trong lý thuyết tương đối của Albert Einstein, đại lượng ct, với c là vận tốc ánh sáng và t là thời gian, được coi như là một chiều đặc biệt thêm vào cho không gian ba chiều để tạo thành không-thời gian. Việc cho thêm chiều thời gian giúp việc định vị các sự kiện được dễ dàng khi hệ quy chiếu thay đổi, tương tự như định vị các điểm trong không gian ba chiều cổ điển.
1. Thời gian:
Hiện tượng mặt đất được chiếu “sáng” hay chìm trong bóng “tối” và có sự thay đổi khí hậu diễn ra theo một quy luật mà từ xa xưa con người đã nhận thức được. Đồng thời cuộc sống đặt ra cho con người cần phân biệt những gì thuộc về quá khứ, những gì đang diễn ra và những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Từ đó hình thành nên khái niệm Thời gian (時間). Đó là yếu tố vô cực, nó có như vốn có và sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng vũ trụ. Một đơn vị đo thời gian là một thời gian chuẩn (thường không đổi theo thời gian) dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi thời gian khác. Đó là khái niệm vật lý chỉ trình tự xảy ra của các sự kiện và đo lượng (nhiều hay ít) mà sự kiện này xảy ra trước hoặc sau sự kiện kia.
2. Phép đo thời gian:
Tuy có quan niệm, có cảm thức về thời gian, nhưng không phải dân tộc nào, nước nào cũng biết chia ra những mốc thời gian một cách chuẩn mực. Hệ thống để đặt tên cho các chu kỳ thời gian, thông thường là theo các ngày được gọi là “lịch”曆. Cách tính lịch gọi là Lịch pháp 曆法 gắn liền với thiên văn, với chiêm tinh học, là sản phẩm quan trọng mà các nền văn minh tối cổ như Trung Hoa, Ai Cập, Babilon, Hy Lạp đạt được. Quyển sách ghi lại lịch, đếm ngày, để ghi chép công việc, để tính toán sự biến chuyển của các mùa gọi là Lịch thư (H: 曆書, A: Almanac, P:Almanach). Để nhận thức thời gian, qua tích lũy kinh nghiệm cổ nhân từ khái niệm ngày (日, có mặt trời), đêm (夜, không có ánh mặt trời) ban đầu dần đến nhận xét đêm có trăng, đêm không trăng (Sóc, 朔), trăng tròn (Vọng,望) trăng khuyết hình thành nên khái niệm tháng (月). Nhiều ngày, tháng chung một đặc trưng thời tiết hình thành nên mùa. Các mùa tuân theo một quy luật nhất định và vòng đó gọi là năm (Niên,年). Khi cần chia nhỏ đơn vị thời gian dưới ngày người ta chia ra giờ, trên năm hợp thành Giáp, Hội giáp, Thập kỉ, Thế kỉ, Thiên niên kỉ. Như vậy, chính vẻ đẹp hùng vĩ của bầu trời ban đêm và sự chuyển dịch của Mặt trời, Mặt trăng và các hành tính đã góp phần quan trọng cho tư thế của con người mãi mãi đứng thẳng, giúp con người dần hoàn thiện mình và phát minh ra phép đo thời gian và cách tính Lịch.
Ban đầu phép đo thời gian còn đơn giản, không có những dụng cụ thiên văn tối tân và đồng hồ chính xác, mà chỉ có cái thước và đôi mắt, chủ yếu dùng bóng nắng bởi mặt trời tự nó là cái đồng hồ! Ví dụ để đo điểm Đông chí, cổ nhân cắm một cây gậy xuống đất (hay xây một cái tháp), ghi xuống chiều dài của bóng lúc nó ngắn nhất (tức là lúc giữa trưa) vài ngày trước và sau Đông chí, rồi dùng một phép nội suy (interpolation) để tính ra thời điểm Đông chí một cách chính xác. Càng gần Đông chí, mặt trời giữa trưa càng thấp và bóng giữa trưa càng dài. Cách tính Đông chí của Tổ Xung Chi (429-500,祖冲之): trục x là thời gian, trục y là chiều dài của bóng gậy lúc giữa trưa của một ngày (bóng ngắn nhất trong ngày đó), mỗi điểm là một ngày. (a) Vẽ đường xéo nối hai điểm, (b) vẽ đường ngang từ một điểm bên kia cho tới đường xéo a, (c) trung điểm đường ngang là Đông chí.
Với sự hỗ trợ của các kính viễn vọng và máy tính điện tử, khoa học Thiên văn đã tính chính xác ngày, tiết từng vùng, điểm trên trái đất. Do trái đất quay quanh trục một góc 600 hết 1 ngày nên hiện nay, để thuận tiện cả thế giới đã dùng chung một loại lịch và phân chia ra 24 múi giờ. Do đó một nơi ở sát phía Đông kinh tuyến 1800 tức là Đường Đổi ngày Quốc tế (International Date Line), ví dụ đảo Fidji, ăn tất cả các lễ tết Dương lịch sau một nước ở sát phía tây KT 1800 , ví dụ đảo Samoa gần đó, là 23 giờ, tức là gần một ngày. Việc đó cũng tương tự như Việt Nam có năm ăn Tết Nguyên đán 元旦節 trước Trung Quốc một ngày (thực sự là trước 23 giờ).
Theo Điều 7 của Nghị định Số : 134/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2007 quy định về đơn vị đo lường chính thức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Đơn vị đo thời gian tiêu chuẩn ở Việt Nam tuân thủ Hệ đơn vị SI là hệ đơn vị đo lường quốc tế (tiếng Pháp là Système International d’Unités; tiếng Anh là The International System of Units) là giây(kí hiệu s).Còn đơn vị đo lường chính thức ngoài hệ đơn vị SI, theo quy định tại Điều 8 là: phút (min) = 60 s, giờ (h) = 60 min = 3 600 s, ngày (d) = 24 h = 86 400 s.
Trong lý thuyết tương đối của Albert Einstein, đại lượng ct, với c là vận tốc ánh sáng và t là thời gian, được coi như là một chiều đặc biệt thêm vào cho không gian ba chiều để tạo thành không-thời gian. Việc cho thêm chiều thời gian giúp việc định vị các sự kiện được dễ dàng khi hệ quy chiếu thay đổi, tương tự như định vị các điểm trong không gian ba chiều cổ điển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!