Xưa nay, “hóc xương gà, sa cành khế” vẫn được xem là hai loại tai nạn nguy hiểm và khó chữa trị nhất. Tôi có người em rể bị nạn này dịp Rằm tháng 7 vừa qua (02/9/2009) hiện đã qua 4 bệnh viện, đủ các tuyến mà chưa biết thế nào.
1. Đại cương:
Đây là tình trạng xương vướng ở họng. Do ăn thịt gà chặt không để ý, hoặc ăn quá vội đã nuốt luôn cả xương vào, xương đâm vào thịt ở họng. Gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn và người lớn lại gặp nhiều hơn bởi ăn vội vàng, vừa ăn vừa đùa giỡn, ăn trong bóng tối không thấy xương…Được xếp vào loại Dị vật Hô Hấp.
YHCT gọi là Cốt Ngạnh, Ngạnh Yết, Ngạnh Hầu. do các nguyên nhân sau:
-Do tập quán ăn uống: ăn các món ăn đều được chặt thành miếng thịt lẫn xương sẽ gây hóc khi ăn vội vàng, ăn không nhai kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện đặc biệt chú ý với người già.
-Do thực quản co bóp bất thường: có những khối u bất thường trong hoặc ngoài thực quản làm thực quản hẹp lại, thức ăn sẽ mắc lại ở đoạn hẹp. Ví dụ như: u trung thất đè vào thực quản, ung thư hoặc co thắt thực quản.
-Do các đoạn hẹp tự nhiên của thực quản: thực quản có 5 đoạn hẹp tự nhiên, và đây chính là chỗ thức ăn hay mắc lại. Dị vật thường mắc lại nhiều nhất ở vùng cổ 74%, đoạn ngực là: 22% còn đoạn dưới ngực là: 4%.
2. Triệu Chứng:
2.1. Giai đoạn đầu: Sau khi mắc dị vật, bệnh nhân hay có cảm giác vướng do dị vật, nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt rất đau, thường không ăn được nữa mà phải bỏ dở bữa ăn và đau ngày càng tăng.Nếu dị vật ở đoạn ngực, bệnh nhân sẽ đau sau xương ức, đau xiên ra sau lưng, lan lên bả vai.
2.2. Giai đoạn viêm nhiễm : Dị vật gây ra xây xát niêm mạc thực quản hoặc thủng thành thực quản. Nếu dị vật là xương lẫn thịt thì nhiễm khuẩn càng nhanh. Sau 1-2 ngày, các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng dần đến nỗi nước bệnh nhân cũng không nuốt được, ứ đọng nước bọt, đờm dãi, hơi thở hôi.
Khám: mất tiếng lọc cọc thanh quản, cột sống. Nếu có áp xe dưới niêm mạc, mủ sẽ tự vỡ, trôi xuống thực quản và dạ dày rồi giảm dần. Nhưng thường gây ra viêm thành thực quản, triệu chứng nặng dần và gây ra biến chứng nặng.
2.3. Giai đoạn biến chứng: Dị vật là chất hữu cơ do đó gây bội nhiễm do vi khuẩn.
Viêm tấy quanh thực quản cổ:
-Dị vật chọc thủng thành thực quản cổ gây viêm nhiễm thành thực quản gây viêm nhiễm thành thực quản lan toả, viêm mô liên kết lỏng lẻo xung quanh thực quản cổ.
-Bệnh nhân sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rõ rệt, toàn thân suy sụp, đau cổ, không ăn uống được, chảy nhiều nước dãi, hơi thở hôi, quay cổ khó khăn, một bên cổ sưng lên, máng cảnh đầy, ấn bệnh nhân rất đau có thể tràn khí dưới da.
-X- quang tư thế cổ nghiêng: thấy cột sống cổ mất chiều cong sinh lý bình thường, chiều dày của thực quản dày lên rõ rệt, có hình túi mủ, có hình mức nước, mức hơi.
Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời viêm nhiễm và ổ mủ sẽ lan xuống trung thất, phổi làm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và chết trong tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Bệnh không tự khỏi được.
Viêm trung thất:
-Do áp xe viêm tấy từ cổ xuống.
-Do dị vật chọc thủng thành thực quản ngực gây viêm trung thất.
-Có thể viêm trung thất lan toả toàn bộ trung thất hay viêm khu trú một phần trung thất (trung thất trước hoặc trung thất sau).
-Bệnh cảnh chung trong tình cảnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Bệnh nhân sốt cao hoặc nhiệt độ lại tụt xuống thấp hơn bình thường, có kèm theo đau ngực, khó thở, mạch nhanh và yếu, huyết áp hạ, tràn khí dưới da vùng cổ và ngực, gõ ngực có tiếng có tiếng trong. Nước tiểu ít và màu đỏ, trong nước tiểu có albumin, công thức máu: bạch cầu cao. Chụp phim thấy trung thất giãn rộng, có hơi ở trung thất. Thường là bệnh nhân ở trong tình trạng rất nặng.
Biến chứng phổi:
- Dị vật có thể đâm xuyên qua thành thực quản, thủng màng phổi gây viêm phế mạc mủ. Bệnh nhân có sốt, đau ngực, khó thở và cỏ đủ các triệu chứng của tràn dịch màng phổi.
- Chụp phim thấy có nước trong phế mạc, chọc dò thì có mủ. Một vài dị vật đặc biệt chọc qua thực quản vào khí quản hoặc phế quản gây rò thực quản-khí quản hoặc phế quản. Bệnh nhân mỗi lần nuốt nước hoặc thức ăn thì lại ho ra. Chụp thực quản có uống thuốc cản quang, chúng ta thấy thuốc cản quang đi sang cả khí-phế quản.
Thủng các mạch máu lớn:
- Dị vật nhọn, sắc đâm thủng thành thực quản hoặc chọc trực tiếp vào các mạch máu lớn hoặc quá trình viêm hoại tử dẫn đến làm vỡ các mạch máu lớn như: động mạch cảnh trong, thân động mạch cánh tay đầu, quai động mạch chủ. Tai biến này thường xuất hiện sau khi hóc 4-5 ngày hoặc lâu hơn, hoặc xuất hiện ngay sau khi hóc.
1. Đại cương:
Đây là tình trạng xương vướng ở họng. Do ăn thịt gà chặt không để ý, hoặc ăn quá vội đã nuốt luôn cả xương vào, xương đâm vào thịt ở họng. Gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn và người lớn lại gặp nhiều hơn bởi ăn vội vàng, vừa ăn vừa đùa giỡn, ăn trong bóng tối không thấy xương…Được xếp vào loại Dị vật Hô Hấp.
YHCT gọi là Cốt Ngạnh, Ngạnh Yết, Ngạnh Hầu. do các nguyên nhân sau:
-Do tập quán ăn uống: ăn các món ăn đều được chặt thành miếng thịt lẫn xương sẽ gây hóc khi ăn vội vàng, ăn không nhai kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện đặc biệt chú ý với người già.
-Do thực quản co bóp bất thường: có những khối u bất thường trong hoặc ngoài thực quản làm thực quản hẹp lại, thức ăn sẽ mắc lại ở đoạn hẹp. Ví dụ như: u trung thất đè vào thực quản, ung thư hoặc co thắt thực quản.
-Do các đoạn hẹp tự nhiên của thực quản: thực quản có 5 đoạn hẹp tự nhiên, và đây chính là chỗ thức ăn hay mắc lại. Dị vật thường mắc lại nhiều nhất ở vùng cổ 74%, đoạn ngực là: 22% còn đoạn dưới ngực là: 4%.
2. Triệu Chứng:
2.1. Giai đoạn đầu: Sau khi mắc dị vật, bệnh nhân hay có cảm giác vướng do dị vật, nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt rất đau, thường không ăn được nữa mà phải bỏ dở bữa ăn và đau ngày càng tăng.Nếu dị vật ở đoạn ngực, bệnh nhân sẽ đau sau xương ức, đau xiên ra sau lưng, lan lên bả vai.
2.2. Giai đoạn viêm nhiễm : Dị vật gây ra xây xát niêm mạc thực quản hoặc thủng thành thực quản. Nếu dị vật là xương lẫn thịt thì nhiễm khuẩn càng nhanh. Sau 1-2 ngày, các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng dần đến nỗi nước bệnh nhân cũng không nuốt được, ứ đọng nước bọt, đờm dãi, hơi thở hôi.
Khám: mất tiếng lọc cọc thanh quản, cột sống. Nếu có áp xe dưới niêm mạc, mủ sẽ tự vỡ, trôi xuống thực quản và dạ dày rồi giảm dần. Nhưng thường gây ra viêm thành thực quản, triệu chứng nặng dần và gây ra biến chứng nặng.
2.3. Giai đoạn biến chứng: Dị vật là chất hữu cơ do đó gây bội nhiễm do vi khuẩn.
Viêm tấy quanh thực quản cổ:
-Dị vật chọc thủng thành thực quản cổ gây viêm nhiễm thành thực quản gây viêm nhiễm thành thực quản lan toả, viêm mô liên kết lỏng lẻo xung quanh thực quản cổ.
-Bệnh nhân sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rõ rệt, toàn thân suy sụp, đau cổ, không ăn uống được, chảy nhiều nước dãi, hơi thở hôi, quay cổ khó khăn, một bên cổ sưng lên, máng cảnh đầy, ấn bệnh nhân rất đau có thể tràn khí dưới da.
-X- quang tư thế cổ nghiêng: thấy cột sống cổ mất chiều cong sinh lý bình thường, chiều dày của thực quản dày lên rõ rệt, có hình túi mủ, có hình mức nước, mức hơi.
Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời viêm nhiễm và ổ mủ sẽ lan xuống trung thất, phổi làm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và chết trong tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Bệnh không tự khỏi được.
Viêm trung thất:
-Do áp xe viêm tấy từ cổ xuống.
-Do dị vật chọc thủng thành thực quản ngực gây viêm trung thất.
-Có thể viêm trung thất lan toả toàn bộ trung thất hay viêm khu trú một phần trung thất (trung thất trước hoặc trung thất sau).
-Bệnh cảnh chung trong tình cảnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Bệnh nhân sốt cao hoặc nhiệt độ lại tụt xuống thấp hơn bình thường, có kèm theo đau ngực, khó thở, mạch nhanh và yếu, huyết áp hạ, tràn khí dưới da vùng cổ và ngực, gõ ngực có tiếng có tiếng trong. Nước tiểu ít và màu đỏ, trong nước tiểu có albumin, công thức máu: bạch cầu cao. Chụp phim thấy trung thất giãn rộng, có hơi ở trung thất. Thường là bệnh nhân ở trong tình trạng rất nặng.
Biến chứng phổi:
- Dị vật có thể đâm xuyên qua thành thực quản, thủng màng phổi gây viêm phế mạc mủ. Bệnh nhân có sốt, đau ngực, khó thở và cỏ đủ các triệu chứng của tràn dịch màng phổi.
- Chụp phim thấy có nước trong phế mạc, chọc dò thì có mủ. Một vài dị vật đặc biệt chọc qua thực quản vào khí quản hoặc phế quản gây rò thực quản-khí quản hoặc phế quản. Bệnh nhân mỗi lần nuốt nước hoặc thức ăn thì lại ho ra. Chụp thực quản có uống thuốc cản quang, chúng ta thấy thuốc cản quang đi sang cả khí-phế quản.
Thủng các mạch máu lớn:
- Dị vật nhọn, sắc đâm thủng thành thực quản hoặc chọc trực tiếp vào các mạch máu lớn hoặc quá trình viêm hoại tử dẫn đến làm vỡ các mạch máu lớn như: động mạch cảnh trong, thân động mạch cánh tay đầu, quai động mạch chủ. Tai biến này thường xuất hiện sau khi hóc 4-5 ngày hoặc lâu hơn, hoặc xuất hiện ngay sau khi hóc.
-Dấu hiệu báo trước là khạc hoặc nôn ra ít máu đỏ tươi hoặc đột nhiên có cháy máu khủng khiếp: bệnh nhân ộc máu ra, nuốt không kịp, phun ra máu đỏ tươi đằng mồm, sặc vào khí phế quản. Nếu dự đoán trước, cấp cứu kịp thới, hồi sức tốt thì may ra có thể cứu được. Nếu đột ngột mà không dự đoán thì bệnh nhân sẽ tử vong rất nhanh, rất may là biến chứng này ít gặp.
Đôi khi quá trình viêm loét, do khạc nhổ, do lấy sai mảnh xương có thể làm thủng các mạch máu lớn lân cận thực quản như quai động mạch chủ... dẫn đến tử vong
3. Cơ chế:
Thực quản là phần đầu tiên của ống tiêu hóa, dài khoảng 25 cm (tính từ phần hầu họng đến tâm vị của dạ dày). Do cấu trúc cơ quan này không có lớp thanh mạc bọc ngoài như các phần khác của ống tiêu hóa nên khi bị tổn thương, dịch tiêu hóa và các vi khuẩn rất dễ xâm nhập trung thất, gây viêm nhiễm ngay cả khi dị vật được nuốt xuống hay lấy ra. Trung thất là một khoang có các tổ chức lỏng lẻo nên viêm nhiễm rất dễ lan tỏa.
5. Điều trị:
Người bị hóc xương nên đến các cơ sở y tế sớm, không nên tự tìm cách lấy xương như nuốt cơm nguội... Dị vật được lấy ra sớm trong vòng 6 giờ đầu tiên lượng sẽ tốt hơn. Nếu trễ, nguy cơ nhiễm trùng rất cao, tiên lượng xấu.
5.1. Chẩn đoán sớm: nếu dị vật chưa chọc thực quản thì soi gắp dị vật là biện pháp tốt nhất. Trước khi soi cần khám kỹ toàn thân bệnh nhân, hồi sức tốt, tiền mê và giảm đau chu đáo.
5.2. Nếu viêm tấy quanh thực quản, có áp xe thì phải mở cạnh cổ, dẫn lưu mủ ra ngoài, nếu dị vật lấy dễ thf lấy ngay. Nếu chưa thấy ở hố mổ, ta phải soi trực tiếp bằng đường tự nhiên để lấy dị vật sau.
5.3. Áp xe trung thất: mở trung thất dẫn lưu mủ. Cho ăn qua sonde
5.4. Viêm phế mạc mủ: chọc phế mạc hút mủ, bơm dung dịch kháng sinh.
6. Một số cách xử lý sai lầm:
Nhiều người sau khi bị hóc xương thường nuốt cơm nắm, nuốt chuối để cho xương trôi đi. Nếu không trôi được, họ dùng tay cố móc xương ra. Cách làm này chẳng những không lấy được xương mà còn đẩy nó đâm sâu vào nơi bị hóc. Việc móc xương bằng tay cũng có thể làm trầy xước vùng hạ họng, gây nhiễm trùng.
Có người khi bị hóc xương thì chạy đi tìm người đẻ ngược để nhờ họ vuốt vào vùng cổ bên ngoài, với hy vọng xương sẽ trôi xuống dưới. Một số người đến thầy pháp để thầy "làm phép" hoặc gõ vào đầu 7 cái (nam) hoặc 9 cái (nữ) cho xương tiêu. Dĩ nhiên, tất cả những cách trên đều không hiệu quả.
7. Trường hợp xa bệnh viện có thể chữa mẹo như sau:
Cách chữa 1: Đang ăn đũa, trở đầu đũa mà gắp thức ăn.
Cách chữa 2: Mài 5 đầu móng tay vào một chút nước, uống nước vừa mài.
Cách chữa 3: Ra ngoài gặp cái rác nằm dọc, đá lại nằm ngang, hoặc ngang đá nằm dọc, không cho ai biết.
Cách chữa 4: Gặp ai hóc, không nói, đi lấy (7 cho nam, 9 cho nữ) ngọn hẹ, nhai đắp lên đỉnh đầu người bị, xương sẽ lên, đắp gan bàn chân xương sẽ xuôi xuống.
Cách chữa 5: Hóc xương cá : lấy tỏi nhét vào mũi, xương cá tự nhiên sẽ ra.
Cách chữa 6: Nếu miếng hóc là xương nhỏ: lấy 1 ít rau má rửa sạch, nhai (nhai càng dối càng tốt) và nuốt, chỉ một vài miếng là xương sẽ bị các dây rau má cuốn trôi vào dạ dày .
Cách chữa 7: Nếu miếng hóc lớn: lấy ngay 1 tàu cây dọc mùng (loại hay dùng để nấu canh cá) bảo người bị hóc há miệng và chọc từ từ nhưng phải dứt khoát miếng thức ăn sẽ trôi ngay vào dạ dày (nguy hiểm).
Cách chữa 8: cho bệnh nhân uống 3 ngụm nước, người chữa đưa tay xoay chiếc đèn dầu Hoa Kỳ làm bằng sứ không dầu, đã cũ kỹ 3 vòng rồi đưa cho bệnh nhân một hạt muối bảo bệnh nhân bỏ vào miệng ngậm, sau đó 3 tiếng ngậm tiếp hạt thứ 2 rồi lại tiếp hạt muối thứ 3.
8. Phòng bệnh :
Cần giáo dục trong cộng đồng cho mọi người biết là hóc xương hay dị vật thực quản thực sự là một cấp cứu ngoại khoa, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao cần được khám và điều trị kịp thời.
Cần cải tiến tập quán ăn uống: thịt gà chặt to, xé, ăn chậm, không nói chuyện, đùa giỡn khi ăn.
Đôi khi quá trình viêm loét, do khạc nhổ, do lấy sai mảnh xương có thể làm thủng các mạch máu lớn lân cận thực quản như quai động mạch chủ... dẫn đến tử vong
3. Cơ chế:
Thực quản là phần đầu tiên của ống tiêu hóa, dài khoảng 25 cm (tính từ phần hầu họng đến tâm vị của dạ dày). Do cấu trúc cơ quan này không có lớp thanh mạc bọc ngoài như các phần khác của ống tiêu hóa nên khi bị tổn thương, dịch tiêu hóa và các vi khuẩn rất dễ xâm nhập trung thất, gây viêm nhiễm ngay cả khi dị vật được nuốt xuống hay lấy ra. Trung thất là một khoang có các tổ chức lỏng lẻo nên viêm nhiễm rất dễ lan tỏa.
5. Điều trị:
Người bị hóc xương nên đến các cơ sở y tế sớm, không nên tự tìm cách lấy xương như nuốt cơm nguội... Dị vật được lấy ra sớm trong vòng 6 giờ đầu tiên lượng sẽ tốt hơn. Nếu trễ, nguy cơ nhiễm trùng rất cao, tiên lượng xấu.
5.1. Chẩn đoán sớm: nếu dị vật chưa chọc thực quản thì soi gắp dị vật là biện pháp tốt nhất. Trước khi soi cần khám kỹ toàn thân bệnh nhân, hồi sức tốt, tiền mê và giảm đau chu đáo.
5.2. Nếu viêm tấy quanh thực quản, có áp xe thì phải mở cạnh cổ, dẫn lưu mủ ra ngoài, nếu dị vật lấy dễ thf lấy ngay. Nếu chưa thấy ở hố mổ, ta phải soi trực tiếp bằng đường tự nhiên để lấy dị vật sau.
5.3. Áp xe trung thất: mở trung thất dẫn lưu mủ. Cho ăn qua sonde
5.4. Viêm phế mạc mủ: chọc phế mạc hút mủ, bơm dung dịch kháng sinh.
6. Một số cách xử lý sai lầm:
Nhiều người sau khi bị hóc xương thường nuốt cơm nắm, nuốt chuối để cho xương trôi đi. Nếu không trôi được, họ dùng tay cố móc xương ra. Cách làm này chẳng những không lấy được xương mà còn đẩy nó đâm sâu vào nơi bị hóc. Việc móc xương bằng tay cũng có thể làm trầy xước vùng hạ họng, gây nhiễm trùng.
Có người khi bị hóc xương thì chạy đi tìm người đẻ ngược để nhờ họ vuốt vào vùng cổ bên ngoài, với hy vọng xương sẽ trôi xuống dưới. Một số người đến thầy pháp để thầy "làm phép" hoặc gõ vào đầu 7 cái (nam) hoặc 9 cái (nữ) cho xương tiêu. Dĩ nhiên, tất cả những cách trên đều không hiệu quả.
7. Trường hợp xa bệnh viện có thể chữa mẹo như sau:
Cách chữa 1: Đang ăn đũa, trở đầu đũa mà gắp thức ăn.
Cách chữa 2: Mài 5 đầu móng tay vào một chút nước, uống nước vừa mài.
Cách chữa 3: Ra ngoài gặp cái rác nằm dọc, đá lại nằm ngang, hoặc ngang đá nằm dọc, không cho ai biết.
Cách chữa 4: Gặp ai hóc, không nói, đi lấy (7 cho nam, 9 cho nữ) ngọn hẹ, nhai đắp lên đỉnh đầu người bị, xương sẽ lên, đắp gan bàn chân xương sẽ xuôi xuống.
Cách chữa 5: Hóc xương cá : lấy tỏi nhét vào mũi, xương cá tự nhiên sẽ ra.
Cách chữa 6: Nếu miếng hóc là xương nhỏ: lấy 1 ít rau má rửa sạch, nhai (nhai càng dối càng tốt) và nuốt, chỉ một vài miếng là xương sẽ bị các dây rau má cuốn trôi vào dạ dày .
Cách chữa 7: Nếu miếng hóc lớn: lấy ngay 1 tàu cây dọc mùng (loại hay dùng để nấu canh cá) bảo người bị hóc há miệng và chọc từ từ nhưng phải dứt khoát miếng thức ăn sẽ trôi ngay vào dạ dày (nguy hiểm).
Cách chữa 8: cho bệnh nhân uống 3 ngụm nước, người chữa đưa tay xoay chiếc đèn dầu Hoa Kỳ làm bằng sứ không dầu, đã cũ kỹ 3 vòng rồi đưa cho bệnh nhân một hạt muối bảo bệnh nhân bỏ vào miệng ngậm, sau đó 3 tiếng ngậm tiếp hạt thứ 2 rồi lại tiếp hạt muối thứ 3.
8. Phòng bệnh :
Cần giáo dục trong cộng đồng cho mọi người biết là hóc xương hay dị vật thực quản thực sự là một cấp cứu ngoại khoa, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao cần được khám và điều trị kịp thời.
Cần cải tiến tập quán ăn uống: thịt gà chặt to, xé, ăn chậm, không nói chuyện, đùa giỡn khi ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!