Người Trung Quốc vốn giỏi về tổng kết kinh nghiệm và đưa ra những lời cô đúc sau đó phát động những chiến dịch rộng lớn, có ảnh hưởng nhiều mặt không chỉ tới đất nước bao la này mà còn ảnh hưởng tới lân bang và đến từng gia đình, dòng họ sinh sống nơi biên ải.
Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Đúng là: 合久必分,分久必合 hợp cửu tất phân, phân cửu tất hợp.
Sang thời hiện đại, kết thúc nội chiến Quốc-Cộng (國共内戰, 1924 - 27; 1927 - 37), Đảng Cộng sản Trung Quốc (中国共产党/中國共産黨; Zhōngguó Gòngchǎndǎng, thành lập 23/7/1921) giành thắng lợi, thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (中華共和人民國 , Zhonghua Renmin Gongheguo; A: People's Republic of China) vào 1/10/1949[1].
Trong thời kỳ Quá độ sang Chủ nghĩa Xã hội do Mao Trạch Đông 毛澤東 lãnh đạo (1949-1976), những “Trăm hoa vận động” (百花運動, Bách Hoa Vận Động, 1956 – 1957)[2], “Đại nhẩy vọt” (大跃进/大躍進, Dàyuèjìn; đại dược tiến; Great Leap Forward; 1958 - 1960)[3], “Cách mạng văn hoá” (无产阶级文化大革命/無產階級文化大革命; Wúchǎn Jiējí Wénhuà Dà Gémìng; thường gọi tắt là Đại cách mạng văn hóa 文化大革命 wénhuà dà gémìng; 5/1966-10/1976) đã đưa đất nước TQ bên cạnh những thành tựu lại có những thảm cảnh mới về tình trạng xuống dốc về kinh tế và hỗn loạn và vô chính phủ về xã hội.
1. Hoàn cảnh và diễn biến:
Đại cách mạng Giai cấp vô sản (无产阶级文化大革命; 無產階級文化大革命; Wúchǎn Jiējí Wénhuà Dà Gémìng) thường gọi tắt là Đại cách mạng văn hóa 文化大革命 wénhuà dà gémìng, hay vắn tắt hơn là Văn cách 文革, wéngé được khởi xướng và lãnh đạo bởi Mao Trạch Đông 毛澤東毛主 từ ngày 16 tháng 5 năm 1966, với mục tiêu chính thức là loại bỏ những phần tử “tư sản tự do” để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của tầng lớp cách mạng. Tuy nhiên, mục đích chính của cách mạng này được mọi người công nhận là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt (大跃进, 大躍進, Dàyuèjìn; đại dược tiến;Great Leap Forward) thực hiện từ 1958 đến 1960 bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể của Mao Trạch Đông so với đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ và cũng để loại bỏ những người bất đồng ý kiến như Đặng Tiểu Bình (邓小平; Dèng Xiǎopíng; 22/8/1904 - 19/2/1997), Bành Đức Hoài ...
Chủ trương của Cách mạng Văn hóa là nhằm tạo ra một xã hội cộng sản tuyệt đối. Ngày 18.8.1966, mấy trăm ngàn Hồng vệ binh tập hợp tại Thiên An Môn (Bắc Kinh) tỏ lòng trung thành với Mao rồi chia nhau thành đoàn đi khắp tỉnh, ra lệnh cho người lớn, dạy bảo trí thức và các bậc nguyên lão. Một không khí đấu tố, đốt sách, coi thường tri thức bao trùm. Tuy là lãnh tụ khởi xướng, nhưng trên thực tế Mao Trạch Đông đã không làm chủ được tình thế. Vai trò thực sự lũng đoạn bộ máy nằm trong tay những người ham muốn quyền lực: Giang Thanh[4], Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên (江青, 张春桥, 王洪文 và 姚文元). Dưới sự chỉ đạo và dung túng của “Tứ nhân bang” đó, Hồng vệ binh (红卫兵, Red Guard) thả sức đấu tố, bắt bớ, giam cầm bất cứ ai. Sau đó Vệ binh đỏ ở các tỉnh hăng quá, chỉ trong một tháng, từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 năm 1966, tố cáo lung tung, kết tội gần hết các nhà cầm quyền địa phương và bọn này phải phản ứng, cũng tổ chức Hồng Vệ binh địa phương để tiêu diệt Hồng vệ binh Trung ương, sinh ra loạn khắp nước, nhất là ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, hai bên đâm chém nhau.
Sau này, một số nhà sử học cho rằng đó là một giai đoạn hỗn loạn xã hội và tình trạng vô chính phủ ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo một số tài liệu nước ngoài thì trong 10 năm đó đã có khoảng 7~8 triệu người bị giết hoặc bị ép tự vẫn, trong đó có những tướng lĩnh, nhà khoa học nổi tiếng. Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện.
Đây cũng là thời kỳ cực tả nhất ở Trung Quốc. Bên cạnh việc đánh đập người ta đến chết, sự bắt đầu của Cách mạng Văn hóa cũng đã gây ra một làn sóng tự tử. Nhiều tướng lĩnh công thần bị bức hại; nhiều trí thức nổi tiếng, bao gồm Lão Xả, Phó Lôi, Tiễn Bá Tán, Wu Han và Trữ An Bình...đều đã tự chấm dứt cuộc đời của mình; thanh niên trí thức được đưa về nông thôn lao động phổ thống cực nhọc. 6 năm liền trong thời kỳ này không in tập sách nào cả, trừ trước tác Mao Trạch Đông và ít cuốn về kỹ thuật.
Nhưng Cách mạng văn hoá ở Trung Hoa cũng đã góp phần nghiên cứu y học cổ truyền, nhất là khoa học châm cứu, thực hiện cải thiện phương pháp, thực hiện được nhiều tiến bộ, làm được một số giải phẫu mà khỏi phải dùng thuốc mê, thuốc tê được người phương Tây tán thưởng và hiện nay môn đó bắt đầu được phát triển ở vài nước như Pháp, Việt Nam…
2. Cuộc Đại Cách mạng kết thúc:
Dù Mao Trạch Đông tuyên bố chính thức là Văn cách kết thúc năm 1969, nhiều người vẫn cho rằng cuộc cách mạng này còn bao gồm cả giai đoạn từ 1969 đến 1976. Sau cái chết của Lâm Bưu (林彪, Lín Biāo, Lin Piao; tên khai sinh: 林育蓉 Lâm Dục Dung; 1907-1971), Cách mạng văn hóa mất một ngọn cờ đầu. Lãnh đạo quân đội mới ra lệnh thiết lập lại trật tự do mối nguy hiểm đang đe dọa dọc biên giới Trung-Xô (thời kỳ Trung Quốc và Liên Xô mâu thuẫn sâu sắc). Thủ tướng Chu Ân Lai chấp nhận Cách mạng Văn hóa nhưng không ủng hộ đã giành lại quyền hành và đưa Đặng Tiểu Bình (đang bị giam) trở lại lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1973 còn Lưu Thiếu Kỳ (Chủ tịch nước) qua đời trong tù năm 1969.
Lúc Mao Trạch Đông hấp hối, một cuộc đấu tranh quyền lực nảy sinh giữa “Tứ nhân bang” và liên minh của Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh. Khi Chu Ân Lai mất năm 1976, Hoa Quốc Phong được chính thức bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Cuộc đấu tranh giữa các nhà lãnh đạo trong Đảng Cộng sản với "bè lũ 4 tên"do Giang Thanh cầm đầu bước vào giai đoạn quyết định. Sau khi Mao Chủ tịch tạ thế (09/9/1976), chiều 06/10/1976 bằng kế 開門缉盜 “khai môn tập đạo” (mở cửa bắt giặc), Hoa Quốc Phong (Thủ tướng), Diệp Kiếm Anh (Nguyên soái-Bộ trưởng quốc phòng), Uông Đông Hưng (người chỉ huy biệt đội 8341, đơn vị phụ trách bảo vệ an ninh cho Trung ương đảng) đã bắt gọn Tứ nhân bang (四人幫,”bè lũ 4 tên”) là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên chấm dứt thời kỳ đại loạn 10 năm, đưa Đặng Tiểu Bình 鄧小平 trở lại chính trường (Uỷ viên Bộ Chính trị, phó Chủ tịch quân uỷ Trung ương và Tham mưu trưởng quân đội), mở ra trang sử mới.
“Bè lũ bốn tên” sau khi bị bắt đều được giam giữ tại nhà giam nổi tiếng của Trung Quốc là Tần Thành (秦城监狱, Tần Thành giám ngục, Qincheng Prison)[5] ở quận Xương Bình, Bắc Kinh (昌平区, 北京巿). Ngày 25/1/1981, “Tứ nhân bang”四人帮 bị đưa ra xét xử trước một phiên tòa đặc biệt mở tại trụ sở tại Bộ Công an ở số 1 đường Chính Nghĩa (Bắc Kinh) với tội danh chống Đảng với mức án tử hình đối với Giang Thanh, Trương Xuân Kiều. Nhưng án được hoãn thi hành 2 năm và sau đó được giảm xuống còn chung thân, tiếp tục được hạ xuống còn 18 năm. Sau khi ra tù, Giang Thanh qua đời vào năm 1991, Vương Hồng Văn mất năm 1992, Trương Xuân Kiều mất năm 2005 và Diêu Văn Nguyên mất tháng 12/2005.
3. Quan hệ Việt Trung thời kỳ này:
Cuối những năm 60 thế kỷ XX, trong phe xã hội chủ nghĩa giữa những người thuộc “phe xét lại” (Nikita Sergeyevich Khrushchyov và Liên Xô) và những người “Marxist-Leninist chân chính” (Mao Trạch Đông và Trung Quốc) và các biện pháp cách mạng ở thế giới thứ ba bằng hòa bình hay bằng bạo lực cách mạng có mâu thuẫn khó dung hợp[6].
Năm 1966, căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô bùng cháy thành xung đột biên giới. Năm 1967, Mỹ tổn thất nặng vì chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Johnson không ra tranh cử. Năm 1968, Nixon trúng cử tổng thống Mỹ, chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, một giáo sư sử học đặc biệt tâm đắc phương thức “cân bằng quyền lực” (balance of power), phương thức mà theo ông đã giúp châu Âu duy trì hòa bình trong suốt một thế kỷ (từ sau Chiến tranh Napoléon đến trước Thế chiến thứ 1), bí mật sang Trung Quốc thăm dò khả năng dùng nước này làm đối trọng với Liên Xô.
Trung Quốc, lúc đó đang cạnh tranh vai trò lãnh đạo với Liên Xô nên viện trợ nhiều cho Việt Nam, mà chủ yếu là vũ khí bộ binh, quân tư trang. Tháng 10 năm 1964, Thủ tướng Chu Ân Lai, Ngoại trưởng Trần Nghị, Đại tướng Trương Thành Vũ - phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc cùng một phái đoàn sang thăm Hà Nội hội đàm với Chủ tịch Hồ Chí Minh, TBT Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đại diện của Lào đã đạt một số thoả thuận về giúp đỡ Việt Nam. Tháng 12-1964, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Hà Nội và ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác quân sự Việt-Trung. Bộ đội Trung Quốc còn tham gia bảo vệ bầu trời chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ cho đến tháng 7 năm 1970. Mao Trạch Đông sử dụng cuộc chiến Việt Nam khơi gợi tinh thần chống đế quốc trong nhân dân Trung Quốc để chống lại những người theo phe xét lại trong bộ máy và để bảo đảm vị trí của ông trong lịch sử. Đây là mục đích chính của chiến dịch “Ủng hộ Việt Nam và chống Mỹ” tại Trung Quốc.
Nhưng dù sao, đây cũng là thời kỳ mối tình hữu nghị răng môi Việt Trung ở đỉnh điểm, đúng như Hồ Chủ tịch viết: “Mối tình hữu nghị Việt Hoa, Vừa là đồng chí, vừa là anh em”.
4. Vùng “phên dậu quốc gia” trong những ngày đó:
Cũng chính giai đoạn Văn Cách, bắt đầu từ ngày 09 tháng 6 năm 1965, Trung Quôc cử 1 Quân đoàn bộ đội hậu cần dưới danh nghĩa Công nhân Quốc phòng sang giúp Lào Cai xây dựng 4 tuyến đường mà ta đang làm dở phải rút sang Bắc Cạn xây dựng đường vào ATK của Trung ương. Tuyến Lào Cai đi Phố Ràng đoạn tu bổ, nâng cấp, đoạn mở mới khi đó còn gọi là đường Quốc lộ 4 (sau đó đổi thành Hữu nghị 7, từ 1979 đổi thành Quốc lộ 7) từ Lào Cai về Yên Bái[7]. CNQP và các trận địa pháo đóng quân dọc 2 bên đường, lẫn trong khu sản xuất của dân, thường cử người vào các xóm bản cho muối, dầu hoả, xà phòng là những thứ nhu yếu phẩm khan hiếm hồi đó, kèm theo là trước tác, huy hiệu Mao Trạch Đông 毛澤東 và hoạ báo TQ tuyên truyền về Cách mạng văn hóa 文化大革命, về Người cầm lái vĩ đại 伟大舵手, về “Chủ nghĩa xét lại hiện đại của LTK”, về người kế tục Lâm Bưu, rồi lại “Phê Lâm, đả Khổng”...Không mấy gia đình không dán lên tường nhà những ảnh rực rỡ mầu đỏ cắt ra từ những cuốn hoạ báo đó. Học sinh, thiếu nhi được dạy bài ca ngợi tình hữu nghị Việt Nam-Trung Hoa, ca ngợi Mao Chủ tịch bằng tiếng Việt hay bằng tiếng Hoa. Ngoài ra còn được xem Phim TQ (Kinh kịch: Bạch Mao Nữ, Một mình đánh núi Uy Hổ, Tài liệu: về CMVH, Film Nguyễn Văn Trỗi …), nhưng không có thuyết minh bởi cấp Tiểu đoàn mới có phiên dịch. Lần đầu tiên người dân trong vùng được thấy những chiếc xe ủi, máy gạt hoặc những chiếc xe Giải phóng phải buộc thêm xích vào bánh để chống trơn khi kéo xe ngoạm đất, được xem Xiếc, được sử dụng thuốc ôm đầu khá hiệu nghiệm. Ngày đó, phần lớn các công việc vẫn được thực hienẹ theo phương pháp thủ công, ví như để đầm đất, họ dùng các khúc gỗ và đóng vào đó 2 tay đòn để 4 người khiêng lên cao rồi hạ xuốngvà rất hăng say. Trong những dịp được nhà trường cử đi thăm chúc mừng các chiến sĩ Trung Quốc, chúng tôi được dặn là giới thiệu là “Cháu ngoan Bác Hồ” và thực tế thấy bộ đội Trung Quốc rất kính trọng Hồ Chủ tịch.
Chính QGPNDTQ còn để lại Phong Niên 1 Nghĩa trang bên trái km 35+500 và một số khu lán trại sau trở thành nhà ở của dân; kho, chuồng trại của HTX. Ngay đường vào thôn An Phong của tôi khi đó cũng rất nhiều đơn vị TQ đóng quân, họ đã bắc câù qua suối, giúp chúng tôi lội qua những hôm mưa lũ, hướng dẫn chúng tôi lấy vỏ tuýp thuốc đánh răng nung nóng chẩy đổ thành chì câu cá, mô hình máy bay... và chúng tôi chưa hề thấy vụ vi phạm kỉ luật dân vận nào. Khi về nước, bộ đội TQ để lại những dãy nhà được người trong xóm 8 hộ chuyển ra ở và là nơi tôi và Lương Đức An mở học BTVH cho người chưa biết chữ; nơi sinh hoạt thiếu nhi thôn An Hồ vừa hợp nhất (An Phong và Vĩnh Hồ). Sau này và gần đây ở đâu đó thấy có người viết hoặc nói nọ nói kia, nhưng với chúng tôi những người trực tiếp chứng kiến cảnh bộ đội TQ lao động san đất làm đường, được hưởng thành quả đó chúng tôi vẫn giữ ấn tượng tốt về những ngày tháng hữu nghị đó. Phán xét về hậu quả, tính đúng, sai của Văn Cách là của các nhà nghiên cứu, của lịch sử.
Đồng thời khi đó, vùng Lào Cai nhiều người Hoa tiếp tục di cư sang Việt Nam lánh nạn. Ngược lại rất nhiều người dân Lào Cai (Hoa kiều và người Nùng) lại bỏ nhà cửa nương đồi kéo về Trung Hoa xây dựng Tổ quốc nhưng có người vừa đi lại thấy đẩy bật trở lại. Những sự kiện, ảnh hưởng của Cách mạng văn hoá bên Trung Quốc sau này chúng tôi nghe loáng thoáng và tới khi “mở cửa” mới hiểu biết thêm. Thời kì đó, ngày 21/9/1967 Mĩ có cho máy bay ra rải truyền đơn nói về Cách mạng văn hóa TQ và chia rẽ tình hữu nghị Việt-Trung ở khu Cốc Sâm, An Phong nhưng sớm được thu hồi. Hình ảnh Cách mạng Văn hoá đầy khí thế được thế hệ chúng tôi tiếp nhận hồi đó là qua các bộ Phim chiếu đều kỳ ở nơi Trung Quốc đóng quân và hoạ báo mà bộ đội bạn cho không hoặc bầy đọc miễn phí tại các quán dọc bên đường.
Ngày nay, mải bon chen với cuộc sống tiên nghi thời kỹ thuật số, lớp trẻ còn mấy ai biết đến và để tâm nghiên cứu về cuộc cách mạng có một không hai đó nhưng với lớp người lớn tuổi, lại sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc Việt nam thì những ấn tượng, kỉ niệm ngày đó đâu chắc dễ quên. Lịch sử vốn công bằng và xã hội luôn phát triển. Những bước ngoặt, khúc quanh, những cú hích do các bậc vĩ nhân khởi xướng, lãnh đạo, quần chúng cuốn theo sẽ luôn được hậu thế chiêm nghiệm, phán xét, suy tôn.
Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Đúng là: 合久必分,分久必合 hợp cửu tất phân, phân cửu tất hợp.
Sang thời hiện đại, kết thúc nội chiến Quốc-Cộng (國共内戰, 1924 - 27; 1927 - 37), Đảng Cộng sản Trung Quốc (中国共产党/中國共産黨; Zhōngguó Gòngchǎndǎng, thành lập 23/7/1921) giành thắng lợi, thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (中華共和人民國 , Zhonghua Renmin Gongheguo; A: People's Republic of China) vào 1/10/1949[1].
Trong thời kỳ Quá độ sang Chủ nghĩa Xã hội do Mao Trạch Đông 毛澤東 lãnh đạo (1949-1976), những “Trăm hoa vận động” (百花運動, Bách Hoa Vận Động, 1956 – 1957)[2], “Đại nhẩy vọt” (大跃进/大躍進, Dàyuèjìn; đại dược tiến; Great Leap Forward; 1958 - 1960)[3], “Cách mạng văn hoá” (无产阶级文化大革命/無產階級文化大革命; Wúchǎn Jiējí Wénhuà Dà Gémìng; thường gọi tắt là Đại cách mạng văn hóa 文化大革命 wénhuà dà gémìng; 5/1966-10/1976) đã đưa đất nước TQ bên cạnh những thành tựu lại có những thảm cảnh mới về tình trạng xuống dốc về kinh tế và hỗn loạn và vô chính phủ về xã hội.
1. Hoàn cảnh và diễn biến:
Đại cách mạng Giai cấp vô sản (无产阶级文化大革命; 無產階級文化大革命; Wúchǎn Jiējí Wénhuà Dà Gémìng) thường gọi tắt là Đại cách mạng văn hóa 文化大革命 wénhuà dà gémìng, hay vắn tắt hơn là Văn cách 文革, wéngé được khởi xướng và lãnh đạo bởi Mao Trạch Đông 毛澤東毛主 từ ngày 16 tháng 5 năm 1966, với mục tiêu chính thức là loại bỏ những phần tử “tư sản tự do” để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của tầng lớp cách mạng. Tuy nhiên, mục đích chính của cách mạng này được mọi người công nhận là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt (大跃进, 大躍進, Dàyuèjìn; đại dược tiến;Great Leap Forward) thực hiện từ 1958 đến 1960 bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể của Mao Trạch Đông so với đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ và cũng để loại bỏ những người bất đồng ý kiến như Đặng Tiểu Bình (邓小平; Dèng Xiǎopíng; 22/8/1904 - 19/2/1997), Bành Đức Hoài ...
Chủ trương của Cách mạng Văn hóa là nhằm tạo ra một xã hội cộng sản tuyệt đối. Ngày 18.8.1966, mấy trăm ngàn Hồng vệ binh tập hợp tại Thiên An Môn (Bắc Kinh) tỏ lòng trung thành với Mao rồi chia nhau thành đoàn đi khắp tỉnh, ra lệnh cho người lớn, dạy bảo trí thức và các bậc nguyên lão. Một không khí đấu tố, đốt sách, coi thường tri thức bao trùm. Tuy là lãnh tụ khởi xướng, nhưng trên thực tế Mao Trạch Đông đã không làm chủ được tình thế. Vai trò thực sự lũng đoạn bộ máy nằm trong tay những người ham muốn quyền lực: Giang Thanh[4], Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên (江青, 张春桥, 王洪文 và 姚文元). Dưới sự chỉ đạo và dung túng của “Tứ nhân bang” đó, Hồng vệ binh (红卫兵, Red Guard) thả sức đấu tố, bắt bớ, giam cầm bất cứ ai. Sau đó Vệ binh đỏ ở các tỉnh hăng quá, chỉ trong một tháng, từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 năm 1966, tố cáo lung tung, kết tội gần hết các nhà cầm quyền địa phương và bọn này phải phản ứng, cũng tổ chức Hồng Vệ binh địa phương để tiêu diệt Hồng vệ binh Trung ương, sinh ra loạn khắp nước, nhất là ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, hai bên đâm chém nhau.
Sau này, một số nhà sử học cho rằng đó là một giai đoạn hỗn loạn xã hội và tình trạng vô chính phủ ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo một số tài liệu nước ngoài thì trong 10 năm đó đã có khoảng 7~8 triệu người bị giết hoặc bị ép tự vẫn, trong đó có những tướng lĩnh, nhà khoa học nổi tiếng. Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện.
Đây cũng là thời kỳ cực tả nhất ở Trung Quốc. Bên cạnh việc đánh đập người ta đến chết, sự bắt đầu của Cách mạng Văn hóa cũng đã gây ra một làn sóng tự tử. Nhiều tướng lĩnh công thần bị bức hại; nhiều trí thức nổi tiếng, bao gồm Lão Xả, Phó Lôi, Tiễn Bá Tán, Wu Han và Trữ An Bình...đều đã tự chấm dứt cuộc đời của mình; thanh niên trí thức được đưa về nông thôn lao động phổ thống cực nhọc. 6 năm liền trong thời kỳ này không in tập sách nào cả, trừ trước tác Mao Trạch Đông và ít cuốn về kỹ thuật.
Nhưng Cách mạng văn hoá ở Trung Hoa cũng đã góp phần nghiên cứu y học cổ truyền, nhất là khoa học châm cứu, thực hiện cải thiện phương pháp, thực hiện được nhiều tiến bộ, làm được một số giải phẫu mà khỏi phải dùng thuốc mê, thuốc tê được người phương Tây tán thưởng và hiện nay môn đó bắt đầu được phát triển ở vài nước như Pháp, Việt Nam…
2. Cuộc Đại Cách mạng kết thúc:
Dù Mao Trạch Đông tuyên bố chính thức là Văn cách kết thúc năm 1969, nhiều người vẫn cho rằng cuộc cách mạng này còn bao gồm cả giai đoạn từ 1969 đến 1976. Sau cái chết của Lâm Bưu (林彪, Lín Biāo, Lin Piao; tên khai sinh: 林育蓉 Lâm Dục Dung; 1907-1971), Cách mạng văn hóa mất một ngọn cờ đầu. Lãnh đạo quân đội mới ra lệnh thiết lập lại trật tự do mối nguy hiểm đang đe dọa dọc biên giới Trung-Xô (thời kỳ Trung Quốc và Liên Xô mâu thuẫn sâu sắc). Thủ tướng Chu Ân Lai chấp nhận Cách mạng Văn hóa nhưng không ủng hộ đã giành lại quyền hành và đưa Đặng Tiểu Bình (đang bị giam) trở lại lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1973 còn Lưu Thiếu Kỳ (Chủ tịch nước) qua đời trong tù năm 1969.
Lúc Mao Trạch Đông hấp hối, một cuộc đấu tranh quyền lực nảy sinh giữa “Tứ nhân bang” và liên minh của Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh. Khi Chu Ân Lai mất năm 1976, Hoa Quốc Phong được chính thức bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Cuộc đấu tranh giữa các nhà lãnh đạo trong Đảng Cộng sản với "bè lũ 4 tên"do Giang Thanh cầm đầu bước vào giai đoạn quyết định. Sau khi Mao Chủ tịch tạ thế (09/9/1976), chiều 06/10/1976 bằng kế 開門缉盜 “khai môn tập đạo” (mở cửa bắt giặc), Hoa Quốc Phong (Thủ tướng), Diệp Kiếm Anh (Nguyên soái-Bộ trưởng quốc phòng), Uông Đông Hưng (người chỉ huy biệt đội 8341, đơn vị phụ trách bảo vệ an ninh cho Trung ương đảng) đã bắt gọn Tứ nhân bang (四人幫,”bè lũ 4 tên”) là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên chấm dứt thời kỳ đại loạn 10 năm, đưa Đặng Tiểu Bình 鄧小平 trở lại chính trường (Uỷ viên Bộ Chính trị, phó Chủ tịch quân uỷ Trung ương và Tham mưu trưởng quân đội), mở ra trang sử mới.
“Bè lũ bốn tên” sau khi bị bắt đều được giam giữ tại nhà giam nổi tiếng của Trung Quốc là Tần Thành (秦城监狱, Tần Thành giám ngục, Qincheng Prison)[5] ở quận Xương Bình, Bắc Kinh (昌平区, 北京巿). Ngày 25/1/1981, “Tứ nhân bang”四人帮 bị đưa ra xét xử trước một phiên tòa đặc biệt mở tại trụ sở tại Bộ Công an ở số 1 đường Chính Nghĩa (Bắc Kinh) với tội danh chống Đảng với mức án tử hình đối với Giang Thanh, Trương Xuân Kiều. Nhưng án được hoãn thi hành 2 năm và sau đó được giảm xuống còn chung thân, tiếp tục được hạ xuống còn 18 năm. Sau khi ra tù, Giang Thanh qua đời vào năm 1991, Vương Hồng Văn mất năm 1992, Trương Xuân Kiều mất năm 2005 và Diêu Văn Nguyên mất tháng 12/2005.
3. Quan hệ Việt Trung thời kỳ này:
Cuối những năm 60 thế kỷ XX, trong phe xã hội chủ nghĩa giữa những người thuộc “phe xét lại” (Nikita Sergeyevich Khrushchyov và Liên Xô) và những người “Marxist-Leninist chân chính” (Mao Trạch Đông và Trung Quốc) và các biện pháp cách mạng ở thế giới thứ ba bằng hòa bình hay bằng bạo lực cách mạng có mâu thuẫn khó dung hợp[6].
Năm 1966, căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô bùng cháy thành xung đột biên giới. Năm 1967, Mỹ tổn thất nặng vì chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Johnson không ra tranh cử. Năm 1968, Nixon trúng cử tổng thống Mỹ, chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, một giáo sư sử học đặc biệt tâm đắc phương thức “cân bằng quyền lực” (balance of power), phương thức mà theo ông đã giúp châu Âu duy trì hòa bình trong suốt một thế kỷ (từ sau Chiến tranh Napoléon đến trước Thế chiến thứ 1), bí mật sang Trung Quốc thăm dò khả năng dùng nước này làm đối trọng với Liên Xô.
Trung Quốc, lúc đó đang cạnh tranh vai trò lãnh đạo với Liên Xô nên viện trợ nhiều cho Việt Nam, mà chủ yếu là vũ khí bộ binh, quân tư trang. Tháng 10 năm 1964, Thủ tướng Chu Ân Lai, Ngoại trưởng Trần Nghị, Đại tướng Trương Thành Vũ - phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc cùng một phái đoàn sang thăm Hà Nội hội đàm với Chủ tịch Hồ Chí Minh, TBT Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đại diện của Lào đã đạt một số thoả thuận về giúp đỡ Việt Nam. Tháng 12-1964, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Hà Nội và ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác quân sự Việt-Trung. Bộ đội Trung Quốc còn tham gia bảo vệ bầu trời chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ cho đến tháng 7 năm 1970. Mao Trạch Đông sử dụng cuộc chiến Việt Nam khơi gợi tinh thần chống đế quốc trong nhân dân Trung Quốc để chống lại những người theo phe xét lại trong bộ máy và để bảo đảm vị trí của ông trong lịch sử. Đây là mục đích chính của chiến dịch “Ủng hộ Việt Nam và chống Mỹ” tại Trung Quốc.
Nhưng dù sao, đây cũng là thời kỳ mối tình hữu nghị răng môi Việt Trung ở đỉnh điểm, đúng như Hồ Chủ tịch viết: “Mối tình hữu nghị Việt Hoa, Vừa là đồng chí, vừa là anh em”.
4. Vùng “phên dậu quốc gia” trong những ngày đó:
Cũng chính giai đoạn Văn Cách, bắt đầu từ ngày 09 tháng 6 năm 1965, Trung Quôc cử 1 Quân đoàn bộ đội hậu cần dưới danh nghĩa Công nhân Quốc phòng sang giúp Lào Cai xây dựng 4 tuyến đường mà ta đang làm dở phải rút sang Bắc Cạn xây dựng đường vào ATK của Trung ương. Tuyến Lào Cai đi Phố Ràng đoạn tu bổ, nâng cấp, đoạn mở mới khi đó còn gọi là đường Quốc lộ 4 (sau đó đổi thành Hữu nghị 7, từ 1979 đổi thành Quốc lộ 7) từ Lào Cai về Yên Bái[7]. CNQP và các trận địa pháo đóng quân dọc 2 bên đường, lẫn trong khu sản xuất của dân, thường cử người vào các xóm bản cho muối, dầu hoả, xà phòng là những thứ nhu yếu phẩm khan hiếm hồi đó, kèm theo là trước tác, huy hiệu Mao Trạch Đông 毛澤東 và hoạ báo TQ tuyên truyền về Cách mạng văn hóa 文化大革命, về Người cầm lái vĩ đại 伟大舵手, về “Chủ nghĩa xét lại hiện đại của LTK”, về người kế tục Lâm Bưu, rồi lại “Phê Lâm, đả Khổng”...Không mấy gia đình không dán lên tường nhà những ảnh rực rỡ mầu đỏ cắt ra từ những cuốn hoạ báo đó. Học sinh, thiếu nhi được dạy bài ca ngợi tình hữu nghị Việt Nam-Trung Hoa, ca ngợi Mao Chủ tịch bằng tiếng Việt hay bằng tiếng Hoa. Ngoài ra còn được xem Phim TQ (Kinh kịch: Bạch Mao Nữ, Một mình đánh núi Uy Hổ, Tài liệu: về CMVH, Film Nguyễn Văn Trỗi …), nhưng không có thuyết minh bởi cấp Tiểu đoàn mới có phiên dịch. Lần đầu tiên người dân trong vùng được thấy những chiếc xe ủi, máy gạt hoặc những chiếc xe Giải phóng phải buộc thêm xích vào bánh để chống trơn khi kéo xe ngoạm đất, được xem Xiếc, được sử dụng thuốc ôm đầu khá hiệu nghiệm. Ngày đó, phần lớn các công việc vẫn được thực hienẹ theo phương pháp thủ công, ví như để đầm đất, họ dùng các khúc gỗ và đóng vào đó 2 tay đòn để 4 người khiêng lên cao rồi hạ xuốngvà rất hăng say. Trong những dịp được nhà trường cử đi thăm chúc mừng các chiến sĩ Trung Quốc, chúng tôi được dặn là giới thiệu là “Cháu ngoan Bác Hồ” và thực tế thấy bộ đội Trung Quốc rất kính trọng Hồ Chủ tịch.
Chính QGPNDTQ còn để lại Phong Niên 1 Nghĩa trang bên trái km 35+500 và một số khu lán trại sau trở thành nhà ở của dân; kho, chuồng trại của HTX. Ngay đường vào thôn An Phong của tôi khi đó cũng rất nhiều đơn vị TQ đóng quân, họ đã bắc câù qua suối, giúp chúng tôi lội qua những hôm mưa lũ, hướng dẫn chúng tôi lấy vỏ tuýp thuốc đánh răng nung nóng chẩy đổ thành chì câu cá, mô hình máy bay... và chúng tôi chưa hề thấy vụ vi phạm kỉ luật dân vận nào. Khi về nước, bộ đội TQ để lại những dãy nhà được người trong xóm 8 hộ chuyển ra ở và là nơi tôi và Lương Đức An mở học BTVH cho người chưa biết chữ; nơi sinh hoạt thiếu nhi thôn An Hồ vừa hợp nhất (An Phong và Vĩnh Hồ). Sau này và gần đây ở đâu đó thấy có người viết hoặc nói nọ nói kia, nhưng với chúng tôi những người trực tiếp chứng kiến cảnh bộ đội TQ lao động san đất làm đường, được hưởng thành quả đó chúng tôi vẫn giữ ấn tượng tốt về những ngày tháng hữu nghị đó. Phán xét về hậu quả, tính đúng, sai của Văn Cách là của các nhà nghiên cứu, của lịch sử.
Đồng thời khi đó, vùng Lào Cai nhiều người Hoa tiếp tục di cư sang Việt Nam lánh nạn. Ngược lại rất nhiều người dân Lào Cai (Hoa kiều và người Nùng) lại bỏ nhà cửa nương đồi kéo về Trung Hoa xây dựng Tổ quốc nhưng có người vừa đi lại thấy đẩy bật trở lại. Những sự kiện, ảnh hưởng của Cách mạng văn hoá bên Trung Quốc sau này chúng tôi nghe loáng thoáng và tới khi “mở cửa” mới hiểu biết thêm. Thời kì đó, ngày 21/9/1967 Mĩ có cho máy bay ra rải truyền đơn nói về Cách mạng văn hóa TQ và chia rẽ tình hữu nghị Việt-Trung ở khu Cốc Sâm, An Phong nhưng sớm được thu hồi. Hình ảnh Cách mạng Văn hoá đầy khí thế được thế hệ chúng tôi tiếp nhận hồi đó là qua các bộ Phim chiếu đều kỳ ở nơi Trung Quốc đóng quân và hoạ báo mà bộ đội bạn cho không hoặc bầy đọc miễn phí tại các quán dọc bên đường.
Ngày nay, mải bon chen với cuộc sống tiên nghi thời kỹ thuật số, lớp trẻ còn mấy ai biết đến và để tâm nghiên cứu về cuộc cách mạng có một không hai đó nhưng với lớp người lớn tuổi, lại sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc Việt nam thì những ấn tượng, kỉ niệm ngày đó đâu chắc dễ quên. Lịch sử vốn công bằng và xã hội luôn phát triển. Những bước ngoặt, khúc quanh, những cú hích do các bậc vĩ nhân khởi xướng, lãnh đạo, quần chúng cuốn theo sẽ luôn được hậu thế chiêm nghiệm, phán xét, suy tôn.
-*-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!