Những ai từng tìm hiểu về văn hóa phương Đông đều từng nhiều lần nghiên cứu về Khổng tử và cuốn Gia phả lớn nhất mọi thời đại của dòng họ Khổng.
1. Vài nét về Khổng Tử:
Khổng Tử (孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子; 551 – 479 tCn) là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, ông tổ của Nho giáo, có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á. Tại các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo như Hàn Quốc, Việt Nam, ông cũng được thờ trong các Văn miếu.
2. Hậu duệ của Khổng Tử:
Ngày nay có hơn năm mươi vạn người họ Khổng sinh sống ở Khúc Phụ đều nhận là con cháu của Khổng Tử. Nếu tính cả phụ nữ và những người sống ở nước ngoài vào hệ phả họ Khổng, gốc ở Khúc Phụ, Sơn Đông, thì con cháu ông nay lên tới hai triệu. Thực tế đã chứng minh rằng hậu duệ của Khổng Tử 80 đời nối tiếp đều được tận hưởng vinh hoa phú quý. Dù bao triều đại đổi thay vẫn không hề ảnh hưởng đến đặc quyền quý tộc cực cao của con cháu vị “Vạn thế sư biểu” này.
Dòng dõi chính của Khổng Tử đã tới Đài Loan trong thời Nội chiến Trung Quốc. Khổng Thụy Trường, sinh năm 1975, là cháu đời thứ 79, đã thông báo sự ra đời của người cháu đời thứ 80 của Khổng Tử, Kung Yu-jen, được sinh hạ vào ngày 1 tháng 1 năm 2006 tại Đài Bắc. Hậu duệ của Khổng Tử vẫn tiếp tục gìn giữ việc tế tự tại Khổng Phủ. Phủ này nằm gần Khổng miếu trong thành Khúc Phụ, là phủ đệ cư trú các đời trưởng tôn của Khổng Tử. Bắt đầu từ đời Tây Hán (206 tCn-25), các hoàng đế phong kiến luôn tiến hành gia phong đối với Khổng Tử và trưởng tôn của ông. Đời Đường truy phong Khổng Tử là “Văn Tuyên Vương”, đời Tống phong trưởng tôn đời thứ 46 là Khổng Tông Nguyện làm “Diễn Thánh Công”. Đến năm 1935, Chính phủ Quốc Dân đảng phong trưởng tôn đời thứ 77 của Khổng Tử là Khổng Đức Thành (nguyên Viện trưởng Viện Khảo thí Đài Loan) làm “Đại Thành chí thánh tiên sư phụng tự quan”. Do không ngừng được tu sửa và mở rộng, Khổng phủ hiện chiếm diện tích hơn 180 ha với hơn 500 gian đủ các loại đường, phòng, lầu, sảnh, phân theo bố cục 3 đường, chủ thể kiến trúc ở giữa, phía trước là công quán, phía sau là nhà ở, sau cùng là hoa viên
Cháu 77 đời của Khổng tử, ông Khổng Đức Vĩnh nói rằng việc mở rộng phạm vi nghiên cứu và bổ sung tên họ con cháu họ Khổng giúp cho nhiều người trên thế giới tìm ra nguồn gốc của mình và "tăng cường quan hệ gia tộc". Chủ tịch Hội Khổng tử Quốc tế, ông Khổng Đức Dụng nói : giới tính, tôn giáo và quốc tịch không còn là vấn đề trong việc xác định ai là cháu chắt Khổng tử.
3. Gia phả của Khổng tộc:
Ngay từ xa xưa, người Hoa đã rất coi trọng Gia tộc và chép Gia phả. Khởi đầu từ thời Chiến Quốc (với sách 世本“Thế bản”) nhưng đến thời Nguỵ, Tần mới phát triển mạnh. Cuốn “Khổng tử thế gia phổ” 孔子世家譜 được công nhận và cuốn Gia phả dài nhất thế giới. Ngay từ thời Minh, hậu duệ của Khổng tử cứ 30 năm tiến hành Tiểu tu và 60 năm một lần Đại tu.
Họ Khổng là gia tộc còn lưu trữ đầy đủ những hồ sơ liên quan đến thị tộc hoàn chỉnh nhất Trung Quốc, hiện còn hơn 9.000 quyển, nội dung rất phong phú với các bộ phận tập phong, tông tộc, hình pháp, văn thư, tài vụ, tế lễ, rất có giá trị lịch sử, là tư liệu rất quý để nghiên cứu văn hóa, kinh tế, chính trị Trung Quốc cổ đại. Thành phố Khúc Phụ hiện có gần 1 triệu dân, cứ 5 người thì có 1 là hậu duệ họ Khổng. Mỗi đời họ Khổng đều được ghi chép rất cẩn thận, phân chia ngôi thứ theo gia phong rất nghiêm, suốt mấy ngàn năm qua chưa từng gián đoạn.
Tuy nhiên, theo ông Khổng Đức Uy, Chủ tịch Hiệp hội Tu chỉnh Khổng Tử gia phả ở Khúc Phụ, do thời cuộc biến đổi, hậu duệ của Khổng Tử hiện tại tản lạc khắp toàn Trung Quốc và các nước, tập trung nhiều ở Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Bắc Mỹ... ước tính khoảng 2,5 triệu người.
Gia phả họ Khổng trong nước do hiệp hội Tu chỉnh ở Khúc Phụ đảm trách, còn hậu duệ Khổng Tử ở nước ngoài do Hiệp hội tu chỉnh Khổng Tử thế gia phổ ở Hồng Kông phụ trách. Đối với những hậu duệ có gia phả riêng của chi mình thì việc đối chiếu với “Khổng Tử thế gia phổ” rất dễ dàng và được xác nhận vào gia phả chính mới tu chỉnh. Nhưng có rất nhiều trường hợp muốn nhập gia phả nhưng không có chi phả, không biết thuộc nhánh nào, chỉ theo lời truyền miệng mà xưng mình thuộc đời thứ 77, 78... thì không có cách nào xác định, gây khó khăn rất lớn cho việc tu chỉnh.
4. Cuộc tổng chỉnh Khổng phả lần thứ 5:
Dưới thời nhà Thanh đã có 4 lần tổng chỉnh lý. Công việc này được tiếp tục dưới chính thể mới. Những năm 30 thế kỷ trước, Khổng phủ đã tu chỉnh gia phả lần thứ tư do trưởng tôn đời thứ 77 của Khổng Tử là Khổng Đức Thành tiên sinh chủ trì. Tháng 5-1996, được Khổng Đức Thành đồng ý, anh em Khổng Đức Tự bắt đầu công việc tu chỉnh lần 5. Cuộc đại chỉnh lý lần thứ 5 hiện do Hiệp hội Tu chỉnh Khổng Tử gia phả ở Khúc Phụ, Sơn Đông (cố hương của Khổng Tử) đảm nhiệm, hy vọng với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật sẽ là cuộc tu chỉnh tộc phả có quy mô lớn nhất trong lịch sử.
Trung tâm Giám định vật chứng tư pháp thuộc Viện Nghiên cứu gien di truyền Bắc Kinh, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, cho biết sẽ hỗ trợ việc xét nghiệm gien để xác định phả hệ và huyết thống của những người nhận mình là hậu duệ Khổng Tử mà không thể chứng minh được; đồng thời xây dựng kho số hóa phân tích ADN hậu duệ của Khổng Tử.
5. Bản Thế phả lớn nhất mọi thời đại:
Theo bản tin quốc tế của Tinh châu Nhật báo ra ngày 25/9/2009 (星洲日報/國際‧2009.09.25) , sau 10 năm thu thập dữ liêu, so sánh, kiểm chứng, giám định AND tốn kém nhiều công sức, của cải việc đại chỉnh lý " Khổng tử thế gia phổ " lớn nhất của hậu duệ của Khổng Tử tiến hành từ 1999 đã hoàn thành. Ngày 24/9/2009 (kỷ niệm 2560 năm ngày sinh của Khổng Phu tử), tân bản đã được công bố.
Theo tân bản này thì gia phả họ Khổng đã có trên 2500 năm và đến nay đã phát triển tới 83 thế hệ. Từ bản gốc với 600.000 hậu duệ, dựa trên việc bổ sung hơn 1,4 triệu người, làm cho một phiên bản mới của "Khổng Tử phả hệ" thêm hơn 2 triệu người, tổng số là 4, 3 triệu người, được chia thành 80 tập, với tổng trọng lượng hơn 120 kg.
"Khổng Tử thế gia phổ” vừa được ghi danh vào cuốn Guinness sau khi được công nhận là cuốn gia phả dài nhất thế giới.
Chú ý rằng: Trong số đó, lần đầu tiên đẫ đưa 20.000 phụ nữ Gia phả, thay đổi quan trọng trong quan niệm “trọng nam khinh nữ”.
Ngoài ra, do hôn phối và thay đổi các yếu tố nên một số người Hồi, Miêu, Thủy, Hà Nhì, Tây Tạng và dân tộc thiểu số khác là hậu duệ cùng hậu duệ ở nước ngoài lần đầu tiên được tích hợp vào các cây phả hệ.
Ngoài ra, một số phái bị mất liên lạc với hơn 200 năm ở Đài Loan, Bình Đông, Long Đàm, Đào Viên, …hay số tách ra ở Sơn Tây và Hà Nam, Tích Dương…đều được đưa vào.
Tuy nhiên, danh sách trên được ước tính trên toàn thế giới sẽ lớn hơn 3.000.000 người có thể phải chờ một lần nữa khi được xác định chính xác sẽ đưa vào hợp nhất.
Bà Khổng Đức Quân, một giáo viên tại đại học Cambridge nói gia phả của nhà bà có 43 nghìn trang và để trong 80 cuốn sách.
Như vậy, đứng về mặt dân số, đóng góp cho nhân loại trên các mặt và cả về tạo dựng, duy trì, bổ sung gia phả thì Khổng tộc 孔族 quả xứng danh là “Thiên hạ đệ nhất gia”. Cách thức tổng chỉnh lý lần thứ 5 này đáng để cho các nhà nghiên cứu phả học và những ai quan tâm đên việc chép Gia phả (Tân biên hay Chính biên) rút ra nhiều kinh nghiệm bổ ích. Việc này không ảnh hưởng đến chuyện Khổng Tử là người Hán và là cuốn gia phả của người Tầu.
26 tháng 9 2009
Cuốn Gia phả lớn nhất mọi thời đại
Trong mục
Tìm hiểu về GIA PHẢ,
Việc họ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cám ơn bạn đến thăm nhà
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!