Con NGƯỜI khác loài vật trên nhiều phương diện, trong đó có việc đặt "tên" và sau đó là có "họ".
Một số nhà nghiên cứu cho rằng bắt đầu có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên và càng ngày càng đa dạng hơn, có ý kiến khác cho rằng “sớm nhất Việt Nam có tên họ vào khoảng đầu Công nguyên”. Khi ảnh hưởng mạnh của Nho giáo với chế độ Phụ quyền thì mới có việc “con theo họ Cha”. Giáo lý này do Khổng Khâu, tức Khổng Tử (551 tCn-479 tCn) sáng lập từ thời Xuân Thu. Nhưng chỉ đến thời nhà Hán đạo Khổng mới chiếm vị trí độc tôn. Khi cai trị nước ta, người Hán du nhập đạo Khổng và đem các họ có sẵn vào Việt Nam, chúng ta phát âm theo tiếng Việt nên thành họ Việt.
Họ người Việt gồm các họ của người thuộc dân tộc Việt. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Dương nên chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc lẫn các nước vùng Ấn Độ hay dân tộc Chàm, cho nên họ người Việt cũng vậy. Trong đó họ du nhập từ TQ nhiều hơn nhưng đa số họ được đọc trại đi cho khác với nguyên gốc để hợp với cách phát âm tiếng Việt. Tuy vậy họ người Việt không nhiều như Trung Quốc hay các nước lớn khác.
Nguồn gốc họ người Việt:
- Trong số “trăm họ” hiện được dùng, có chừng 30 họ là gốc Việt hoàn toàn, lúc đầu vốn là họ bộ tộc. Chính tên các động vật, thực vật là tiền thân của một số họ.
- Ngược dòng lịch sử, Việt tộc xuất phát từ đồng bằng phía Nam sông Dương-tử bên Tàu. Bị người Hán xâm chiếm, tổ tiên ta đã phải thiên cư xuống phía Nam và lập quốc ở vùng đồng bằng sống Hồng, Bắc Việt. vào khoảng thế kỷ thứ IV trước Công-nguyên. Mặt khác, nước ta từng bị nhà Hán và các triều đại Trung quốc sau đó đô hộ cả ngàn năm, một số quân lính sang đất Giao Chỉ rồi ở lại lập gia đình sinh con đẻ cháu. Hơn nữa, nước ta đã từng đón nhận nhiều người Hoa đến tị nạn hoặc di trú. Ðáng kể nhất là quần thần nhà Minh tới định cư ở Nam Việt ta sau khi bị người Mãn Châu (Thanh) xâm chiếm nước họ. Ðó là lý do lịch sử của một số họ Việt gốc Hoa (do hôn nhân dị chủng, do bị áp nhận, do bắt chước) như : Lý (李 Lǐ), Vương (王 Wáng), Trương (張 Zhāng), Lưu (劉 Liú), Trần (陳 Chén), Dương (楊 Yáng), Hoàng (黃 Huáng), Triệu (趙 Zhào), Chu (周 Zhōu), Ngô (吳 Wú), Từ (徐 Xú), Tôn (孫 Sūn), Chu (朱 Zhū), Mã (馬 Mǎ), Hồ (胡 Hu), Quách (郭 Guō), Lâm (林 Lín), Hà (何, Hé), Cao (高 Gāo), Lương (梁 Liáng) ...và một số họ khác là: Khổng, Lưu, Trương (張), Mai, Lữ, Nhan, Sử, Tăng, Trịnh, v.v.
- Từ năm 1069, trong cuộc trường chinh Nam tiến, người Việt đã chiếm toàn thể nước Chiêm Thành năm 1693 và chiếm đóng Thủy Chân Lạp năm 1759. Do vậy có họ gốc Miên như Thạch, Sơn, Danh, Kim, Lâm là năm họ nhà Nguyễn đã ban cho, hoặc gốc Chàm như Chế, Chiêm, v.v. Đời vua Minh Mạng ban cho các sắc tộc thiểu số vùng Quảng Bình, Quảng Trị các tên họ: Cốc, Đồng, Hướng, Kheo hay Khâu, Lãnh, Lâm, Sơn, Thạch, Thiết; ban cho dân thiểu số ở Tây Ninh các họ: Dương, Đào, Hạnh, Lý, Mã, Ngưu, Tượng; ban cho thổ dân huyện Long Khánh, các họ: Dương, Đào, Lâm, Lý, Mai, Tùng; Phước Long được ban các họ: Hồng, Lâm, Mã, Ngưu, Nhạn, Sơn; bắt người Chàm phải ăn mặc theo người Việt và thay đổi tên họ thành họ Lưu, Hàn, Đàng, Nguyễn, Trương, Châu, Phú, Dương...
- Trong quá trình bình định các châu Ki mi vùng núi phía Bắc (1014) hay quá trình Tây tiến thu phục vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số người Bạch (1159) tiểu vương quốc Bồn Man (1478) vùng Tây Bắc; việc sát nhập vùng đất độn giữa Chân Lạp và Champa thành Tây Nguyên (1830) và nhập khu vực vùng đệm giữa các triều đại Trung Hoa và Việt Nam ở Tây Bắc theo Công ước Pháp-Thanh 1885 như bản đồ hiện trạng nên Việt Nam có cư dân đồng bào thiểu số mang các họ như Linh, Giáp, Ma, Ðèo, Kha, Diêu, Vi, Quách, Nông, Chữ, Ngân, Lang, Lục, Sầm, v.v. Chính Minh Mạng đã ban cho các thổ tù vùng Trấn Ninh, Nghệ An những tên họ: Cáo, Cát, Cầm, Cần, Cổ, Chuyên, Dụ, Đa, Định, Đôn, Hào, Hảo, Hâm, Kiện, Kiệu, Khả, Khâm, Lang, Lương, Mỹ, Nham, Sầm, Sơn, Tạo, Thành, Thiệt, Trác, Tri, Trình, Triển, Uất; Trấn Man, Thanh Hóa được các họ: Bảo, Cam, Cảm, Cát, Đạo, Huy...
- Còn một số họ nữa do các tù trưởng bộ lạc thiểu số đặt cho dân chúng bộ tộc và các họ này thường là từ Nôm, hoặc là tiếng sắc tộc, chỉ phổ biến ở một vùng nhất định. Ví dụ họ Ðèo, Lò, Teo, Vù là các họ của các người dân thiểu số ở Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hay các họ H’mok, Dham Niê của đồng bào Tây Nguyên.
- Có họ đặt mới cho người thiểu số nội địa chưa có họ: người Khmer Nam Bộ được vua nhà Nguyễn ban cho họ Sơn, Dung, Thạch, Kim, Lâm; Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận được ban cho các họ Ông, Ma, Trà, Chế. Một số dân tộc thiểu số ở Quảng Trị đi theo cách mạng lấy họ Hồ...
Không có một nguyên tắc chung nào trong việc đặt tên, nhưng đối với tâm lý của người Việt Nam, việc đặt tên rất quan trọng vì mỗi cái tên gắn chặt với mỗi con người. Có thể căn cứ vào đặc điểm, giới tính, hoàn cảnh gia đình, dòng họ, quê hương, xã hội và cả ước vọng của chính bản thân để người đặt tên gửi gắm vào cái tên đó. Tên người Việt Nam ngoài chức năng để phân biệt người này với người khác ngoài ra, tên còn có chức năng thẩm mỹ nên được chọn lựa khá kỹ về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa.
Họ người Việt gồm các họ của người thuộc dân tộc Việt. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Dương nên chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc lẫn các nước vùng Ấn Độ hay dân tộc Chàm, cho nên họ người Việt cũng vậy. Trong đó họ du nhập từ TQ nhiều hơn nhưng đa số họ được đọc trại đi cho khác với nguyên gốc để hợp với cách phát âm tiếng Việt. Tuy vậy họ người Việt không nhiều như Trung Quốc hay các nước lớn khác.
Nguồn gốc họ người Việt:
- Trong số “trăm họ” hiện được dùng, có chừng 30 họ là gốc Việt hoàn toàn, lúc đầu vốn là họ bộ tộc. Chính tên các động vật, thực vật là tiền thân của một số họ.
- Ngược dòng lịch sử, Việt tộc xuất phát từ đồng bằng phía Nam sông Dương-tử bên Tàu. Bị người Hán xâm chiếm, tổ tiên ta đã phải thiên cư xuống phía Nam và lập quốc ở vùng đồng bằng sống Hồng, Bắc Việt. vào khoảng thế kỷ thứ IV trước Công-nguyên. Mặt khác, nước ta từng bị nhà Hán và các triều đại Trung quốc sau đó đô hộ cả ngàn năm, một số quân lính sang đất Giao Chỉ rồi ở lại lập gia đình sinh con đẻ cháu. Hơn nữa, nước ta đã từng đón nhận nhiều người Hoa đến tị nạn hoặc di trú. Ðáng kể nhất là quần thần nhà Minh tới định cư ở Nam Việt ta sau khi bị người Mãn Châu (Thanh) xâm chiếm nước họ. Ðó là lý do lịch sử của một số họ Việt gốc Hoa (do hôn nhân dị chủng, do bị áp nhận, do bắt chước) như : Lý (李 Lǐ), Vương (王 Wáng), Trương (張 Zhāng), Lưu (劉 Liú), Trần (陳 Chén), Dương (楊 Yáng), Hoàng (黃 Huáng), Triệu (趙 Zhào), Chu (周 Zhōu), Ngô (吳 Wú), Từ (徐 Xú), Tôn (孫 Sūn), Chu (朱 Zhū), Mã (馬 Mǎ), Hồ (胡 Hu), Quách (郭 Guō), Lâm (林 Lín), Hà (何, Hé), Cao (高 Gāo), Lương (梁 Liáng) ...và một số họ khác là: Khổng, Lưu, Trương (張), Mai, Lữ, Nhan, Sử, Tăng, Trịnh, v.v.
- Từ năm 1069, trong cuộc trường chinh Nam tiến, người Việt đã chiếm toàn thể nước Chiêm Thành năm 1693 và chiếm đóng Thủy Chân Lạp năm 1759. Do vậy có họ gốc Miên như Thạch, Sơn, Danh, Kim, Lâm là năm họ nhà Nguyễn đã ban cho, hoặc gốc Chàm như Chế, Chiêm, v.v. Đời vua Minh Mạng ban cho các sắc tộc thiểu số vùng Quảng Bình, Quảng Trị các tên họ: Cốc, Đồng, Hướng, Kheo hay Khâu, Lãnh, Lâm, Sơn, Thạch, Thiết; ban cho dân thiểu số ở Tây Ninh các họ: Dương, Đào, Hạnh, Lý, Mã, Ngưu, Tượng; ban cho thổ dân huyện Long Khánh, các họ: Dương, Đào, Lâm, Lý, Mai, Tùng; Phước Long được ban các họ: Hồng, Lâm, Mã, Ngưu, Nhạn, Sơn; bắt người Chàm phải ăn mặc theo người Việt và thay đổi tên họ thành họ Lưu, Hàn, Đàng, Nguyễn, Trương, Châu, Phú, Dương...
- Trong quá trình bình định các châu Ki mi vùng núi phía Bắc (1014) hay quá trình Tây tiến thu phục vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số người Bạch (1159) tiểu vương quốc Bồn Man (1478) vùng Tây Bắc; việc sát nhập vùng đất độn giữa Chân Lạp và Champa thành Tây Nguyên (1830) và nhập khu vực vùng đệm giữa các triều đại Trung Hoa và Việt Nam ở Tây Bắc theo Công ước Pháp-Thanh 1885 như bản đồ hiện trạng nên Việt Nam có cư dân đồng bào thiểu số mang các họ như Linh, Giáp, Ma, Ðèo, Kha, Diêu, Vi, Quách, Nông, Chữ, Ngân, Lang, Lục, Sầm, v.v. Chính Minh Mạng đã ban cho các thổ tù vùng Trấn Ninh, Nghệ An những tên họ: Cáo, Cát, Cầm, Cần, Cổ, Chuyên, Dụ, Đa, Định, Đôn, Hào, Hảo, Hâm, Kiện, Kiệu, Khả, Khâm, Lang, Lương, Mỹ, Nham, Sầm, Sơn, Tạo, Thành, Thiệt, Trác, Tri, Trình, Triển, Uất; Trấn Man, Thanh Hóa được các họ: Bảo, Cam, Cảm, Cát, Đạo, Huy...
- Còn một số họ nữa do các tù trưởng bộ lạc thiểu số đặt cho dân chúng bộ tộc và các họ này thường là từ Nôm, hoặc là tiếng sắc tộc, chỉ phổ biến ở một vùng nhất định. Ví dụ họ Ðèo, Lò, Teo, Vù là các họ của các người dân thiểu số ở Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hay các họ H’mok, Dham Niê của đồng bào Tây Nguyên.
- Có họ đặt mới cho người thiểu số nội địa chưa có họ: người Khmer Nam Bộ được vua nhà Nguyễn ban cho họ Sơn, Dung, Thạch, Kim, Lâm; Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận được ban cho các họ Ông, Ma, Trà, Chế. Một số dân tộc thiểu số ở Quảng Trị đi theo cách mạng lấy họ Hồ...
Không có một nguyên tắc chung nào trong việc đặt tên, nhưng đối với tâm lý của người Việt Nam, việc đặt tên rất quan trọng vì mỗi cái tên gắn chặt với mỗi con người. Có thể căn cứ vào đặc điểm, giới tính, hoàn cảnh gia đình, dòng họ, quê hương, xã hội và cả ước vọng của chính bản thân để người đặt tên gửi gắm vào cái tên đó. Tên người Việt Nam ngoài chức năng để phân biệt người này với người khác ngoài ra, tên còn có chức năng thẩm mỹ nên được chọn lựa khá kỹ về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!