Sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hóa dân gian đặc trung tại mọi miền trên đất nước Việt Nam. Trong tâm lý và tình cảm, lễ hội mang lại sự thanh thản cho con người Việt Nam, gạt đi những lo toan thường nhật, tăng thêm sự gắn bó và tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước.
Là một nước nông nghiệp, nên hầu hết các lễ hội diễn ra vào lúc “nông nhàn” - mùa xuân và mùa thu. trong đó có một số lễ hội chung cho mọi người trên khắp đất nước như Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Bẩy, Rằm Tháng Tám, Lễ Hội Đền Hùng.
Tết Nguyên Đán (thường vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai hàng năm): Tết là ngày hội lớn nhất trong năm của cả dân tộc Việt Nam. Đây là dịp cả gia đình xum họp, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, đi thăm hỏi và chúc tụng những người trong gia tộc, bạn bè, đồng nghiệp. Trong quan niệm của mọi người, Tết là sự kết thúc của năm cũ - kết thúc của những điều xấu, rủi ro để bước sang năm mới với những điều tốt lành sẽ đến. Giao thừa là lúc thiêng liêng nhất; mọi gia đình đều lấy khoảng khắc này để đặt lễ, thắp hương thờ cúng thần linh, tổ tiên. Ngoài việc cúng giao thừa, còn nhiều tập tục vẫn được duy trì vào dịp Tết như xông đất, hái lộc, mừng tuổi, kiêng chửi...
Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy âm lịch): Nguồn gốc: theo Phật giáo, ngày này các âm hồn được lên trần hưởng lộc nên gọi là lễ Vũ Lan Bồn (Ulambana, nghĩa là “Cứu khổ treo ngược”) : lấy chậu bằng tre có 3 chân, bên trong đặt phẩm vật dâng cúng chư tăng cầu xin chư tăng dùng pháp lực của mình cứu cái khổ treo ngược, siêu độ vong nhân, cứu giúp vong hồn người chết thoát khỏi địa ngục. Ngày này các tội nhân cõi âm được tha tội: nguời lên cõi tịnh thổ, người được tái đầu thai, người thoát khỏi cực hình. Đối với người sống biểu lộ lòng báo Hiếu nên ngày nay nhiều nơi, nhất là trong Nam, gọi là ngày nhớ mẹ hiền (ai còn mẹ được tặng hay đeo một bông Hồng mầu thắm). Hầu hết các gia đình đều làm cỗ cúng gia tiên (cúng Thần Tiên chức); cúng xong đốt vàng mã cho vong hồn dùng. Bên cạnh đó còn có lễ vật (cháo, bỏng gạo, bánh đa, hoa quả…) cúng cho những cô hồn lang thang, không người hương khói tại cầu, quán, đình, chùa. Lễ vật sau khi cúng xong chủ nhà chia cho trẻ nhỏ để lấy khước và phóng sinh chim chóc.
Ngày này các gia đình hay đốt mã. Lịch sử việc này khởi nguòn từ việc chia của cho người quá cố, dùng ngọc bạch cúng tế; Sau thay bạch ngọc bằng tiền chôn theo (TK II). Đường Huyền Tông (722) thay tiền, vàng thực bằng tiền, vàng giấy đến Vương Dã (791) cho cúng vàng tiền giấy rồi đốt đi, Đời Ngũ đại chế thêm áo, mũ và các vạt dụng bằng giấy (TK X). Tục này được du nhập vào Việt Nam qua Phật giáo nhưng hiện nay nhiều khi thái quá, gây lãng phí.
Tết Trung Thu (Rằm tháng Tám âm lịch): Đối tượng của Tết Trung thu chủ yếu là trẻ em. Các gia đình Việt Nam, đặc biệt những gia đình có trẻ em đều tổ chức đón Tết này. Tối đêm Rằm, hầu hết các gia đình có trẻ em đều có mâm cỗ trông trăng. Cỗ trung thu chủ yếu là bánh kẹo và hoa quả được tạo thành các con giống bày trên mâm cỗ. Đây cũng là dịp người lớn mua nhiều đồ chơi cho trẻ nhỏ. Đêm Rằm, không khí thật náo nhiệt bởi tiếng vui đùa của trẻ nhỏ, ánh sáng của trăng, đèn, nến các loại và của những điệu múa hát của trẻ nhỏ (rước đèn Trung Thu, múa Sư Tử…).
Giỗ tổ Hùng Vương: Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ tổ Vua Hùng. Ngày Giỗ tổ được tổ chức tại khắp mọi miền đất nước Việt Nam và cả ở nhiều nước trên thế giới, nơi có đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống. Nơi tổ chức Lễ Giỗ tổ chính thức luôn là Phú Thọ (kinh đô của Nhà nước đầu tiên của Việt Nam – Văn Lang), nơi đặt Đền thờ 18 vị Vua Hùng. Những lễ phẩm có tính chất tục lệ của Việt Nam được làm ra và dâng cúng vào dịp này gồm đèn, hương, rượu, trầu cau, nước lã, bánh trưng, bánh dày. Những năm gần đây, Giỗ tổ Hùng Vương được coi như Quốc Lễ, được tổ chức với các nghi thức rất cao, có cả nhạc lễ, phục lễ cùng với sự tham dự của các quan chức Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Tỉnh Phú Thọ.
Là một nước nông nghiệp, nên hầu hết các lễ hội diễn ra vào lúc “nông nhàn” - mùa xuân và mùa thu. trong đó có một số lễ hội chung cho mọi người trên khắp đất nước như Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Bẩy, Rằm Tháng Tám, Lễ Hội Đền Hùng.
Tết Nguyên Đán (thường vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai hàng năm): Tết là ngày hội lớn nhất trong năm của cả dân tộc Việt Nam. Đây là dịp cả gia đình xum họp, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, đi thăm hỏi và chúc tụng những người trong gia tộc, bạn bè, đồng nghiệp. Trong quan niệm của mọi người, Tết là sự kết thúc của năm cũ - kết thúc của những điều xấu, rủi ro để bước sang năm mới với những điều tốt lành sẽ đến. Giao thừa là lúc thiêng liêng nhất; mọi gia đình đều lấy khoảng khắc này để đặt lễ, thắp hương thờ cúng thần linh, tổ tiên. Ngoài việc cúng giao thừa, còn nhiều tập tục vẫn được duy trì vào dịp Tết như xông đất, hái lộc, mừng tuổi, kiêng chửi...
Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy âm lịch): Nguồn gốc: theo Phật giáo, ngày này các âm hồn được lên trần hưởng lộc nên gọi là lễ Vũ Lan Bồn (Ulambana, nghĩa là “Cứu khổ treo ngược”) : lấy chậu bằng tre có 3 chân, bên trong đặt phẩm vật dâng cúng chư tăng cầu xin chư tăng dùng pháp lực của mình cứu cái khổ treo ngược, siêu độ vong nhân, cứu giúp vong hồn người chết thoát khỏi địa ngục. Ngày này các tội nhân cõi âm được tha tội: nguời lên cõi tịnh thổ, người được tái đầu thai, người thoát khỏi cực hình. Đối với người sống biểu lộ lòng báo Hiếu nên ngày nay nhiều nơi, nhất là trong Nam, gọi là ngày nhớ mẹ hiền (ai còn mẹ được tặng hay đeo một bông Hồng mầu thắm). Hầu hết các gia đình đều làm cỗ cúng gia tiên (cúng Thần Tiên chức); cúng xong đốt vàng mã cho vong hồn dùng. Bên cạnh đó còn có lễ vật (cháo, bỏng gạo, bánh đa, hoa quả…) cúng cho những cô hồn lang thang, không người hương khói tại cầu, quán, đình, chùa. Lễ vật sau khi cúng xong chủ nhà chia cho trẻ nhỏ để lấy khước và phóng sinh chim chóc.
Ngày này các gia đình hay đốt mã. Lịch sử việc này khởi nguòn từ việc chia của cho người quá cố, dùng ngọc bạch cúng tế; Sau thay bạch ngọc bằng tiền chôn theo (TK II). Đường Huyền Tông (722) thay tiền, vàng thực bằng tiền, vàng giấy đến Vương Dã (791) cho cúng vàng tiền giấy rồi đốt đi, Đời Ngũ đại chế thêm áo, mũ và các vạt dụng bằng giấy (TK X). Tục này được du nhập vào Việt Nam qua Phật giáo nhưng hiện nay nhiều khi thái quá, gây lãng phí.
Tết Trung Thu (Rằm tháng Tám âm lịch): Đối tượng của Tết Trung thu chủ yếu là trẻ em. Các gia đình Việt Nam, đặc biệt những gia đình có trẻ em đều tổ chức đón Tết này. Tối đêm Rằm, hầu hết các gia đình có trẻ em đều có mâm cỗ trông trăng. Cỗ trung thu chủ yếu là bánh kẹo và hoa quả được tạo thành các con giống bày trên mâm cỗ. Đây cũng là dịp người lớn mua nhiều đồ chơi cho trẻ nhỏ. Đêm Rằm, không khí thật náo nhiệt bởi tiếng vui đùa của trẻ nhỏ, ánh sáng của trăng, đèn, nến các loại và của những điệu múa hát của trẻ nhỏ (rước đèn Trung Thu, múa Sư Tử…).
Giỗ tổ Hùng Vương: Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ tổ Vua Hùng. Ngày Giỗ tổ được tổ chức tại khắp mọi miền đất nước Việt Nam và cả ở nhiều nước trên thế giới, nơi có đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống. Nơi tổ chức Lễ Giỗ tổ chính thức luôn là Phú Thọ (kinh đô của Nhà nước đầu tiên của Việt Nam – Văn Lang), nơi đặt Đền thờ 18 vị Vua Hùng. Những lễ phẩm có tính chất tục lệ của Việt Nam được làm ra và dâng cúng vào dịp này gồm đèn, hương, rượu, trầu cau, nước lã, bánh trưng, bánh dày. Những năm gần đây, Giỗ tổ Hùng Vương được coi như Quốc Lễ, được tổ chức với các nghi thức rất cao, có cả nhạc lễ, phục lễ cùng với sự tham dự của các quan chức Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Tỉnh Phú Thọ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!