[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


18 tháng 7 2009

DI CƯ lập nên CHI PHÁI MỚI

Di cư là sự thay đổi chỗ ở của các cá thể hay các nhóm người để tìm chỗ ở tốt hơn, phù hợp hơn nơi ở cũ để định cư do nhiều nguyên nhân: điều kiện tự nhiên (thiên tai, đất chật người động, thời tiết khắc nghiệt…), điều kiện sống (mức sống thấp, nghèo đói...), chiến tranh, đoàn tụ gia đình, cư trú chính trị, lẩn tránh pháp luật (tội phạm...). Còn việc thay đổi chỗ ở tạm thời trong chiến tranh hoặc thiên tai thì gọi là tản cư. Lịch sử Việt Nam thời hiện đại ghi nhận một số cuộc di cư lớn, Chính những đợt di cư này đã tạo ra những chi phái mới từ họ gốc ở cố hương. Họ Lương Đức xã Chiến Thắng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng cũng vậy.
Di cư năm 1954 là sự kiện xảy ra sau Hiệp định Genève tại Việt Nam, bao gồm dòng người từ miền Nam “tập kết ra Bắc” và một dòng người lớn hơn với gần một triệu người “di cư vào Nam”.
Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Pháp, tạm thời chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tập trung ở miền Bắc và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên hiệp Pháp được tập trung ở miền Nam, chờ ngày tổng tuyển cử tự do dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1956. Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955.
Để giám sát thực thi hiệp định, Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến được thành lập theo điều 34 của hiệp định với đại diện của ba nước Ấn Độ, Ba Lan, và Canada.
Trên thực tế, việc di cư được tiến hành ồ ạt với một số lượng lớn người di cư, trong thời hạn chuyển giao quyền lực giữa quân đội Pháp và Việt Minh 300 ngày, là điều không bình thường, gây ra nhiều xáo trộn ở cả Miền Bắc và Miền Nam.
Trong Nam, tháng 7/1954, Ngô Đình Diệm lập Phủ Tổng uỷ Di cư (TUDC) phụ trách về vấn đề di cư và định cư.CIA vào cuộc, môi giới TUDC với các tổ chức quốc tế, trong đó phải kể đến United States Operations Mission (USOM), Catholic Relief Service (CRS). Những tổ chức này tài trợ cho việc vận chuyển dân di cư từ Bắc vào Nam và các dự án định cư, kéo dài tới cuối những năm 1950 mang tên Operation Brotherhood (Chiến dịch Huynh đệ).
Ngoài Bắc, ngày 21 tháng 4 năm 1955, Ban Bí thư TW Đảng Lao động Việt Nam ra Chỉ thị số 16-CT/TW về tăng cường chỉ đạo, tích cực đấu tranh phá âm mưu địch cưỡng ép và dụ dỗ giáo dân di cư thành lập Ban chỉ đạo.
Giáo hội cũng vào cuộc bằng việc lập Uỷ ban Hỗ trợ Định cư (UBHTĐC) ngày 1/9/1954, do Giám mục Phạm Ngọc Chi, Tổng cai quản Địa phận Bùi Chu phụ trách.
Người di cư vào Nam theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do, 8.1954).
Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều người thật sự ra đi vì lí do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản. Một số người là nạn nhân của cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, bị lấy mất tài sản nên phải bỏ ra đi. Một số người nhận xét rằng đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, như tình trạng di tản của dân chúng trung lưu và thượng lưu thường được thấy sau khi chính quyền cộng sản lên nắm quyền tại Liên Xô hay Trung Quốc trước đó. Mặt khác, thực tế vùng đồng bằng Bắc Bộ đã quá tải về dân số, ruộng đất ít nên người dân mơ đến vùng Nam trù phú, rộng rãi.
Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì cho rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay “dụ dỗ di cư”. Khẳng định này không mâu thuẫn với các tài liệu của Mỹ về hoạt động của Edward Lansdale, chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian này, với nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể. Theo đó, các mục sư miền Bắc giục giã các con chiên vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Nhóm này phân tán các tờ truyền đơn được giả mạo là của chính phủ Việt Minh, tạo các tin đồn, thuê các thầy bói tiên đoán về các tai họa sắp tới. Bản tường trình mật của Lansdale về nhiệm vụ của ông đã ghi nhận số người đăng ký di cư vào Nam tăng lên gấp 3 lần sau khi một tờ truyền đơn giả mạo được phát tán.
Ngược lại, những tờ bích chương và bươm bướm do Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân phát. Hơn nữa chính Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về hành động cưỡng bách di cư. Trong số 25.000 người Uỷ hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị “cưỡng bách di cư” hay muốn trở về Bắc cả.
Ngoài những người di cư vào Nam vì lý do tôn giáo (chiếm 2/3 tổng số), số còn lại là những người thuộc khuynh hướng chính trị, những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay chính phủ quốc gia, tư sản thành thị và những gia đình nông thôn lo ngại vì chính sách cải cách ruộng đất. Thêm vào đó là những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái và 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên.
Ngày 9 tháng 8 năm 1954, chính phủ Quốc gia Việt Nam của tân Thủ tướng Ngô Đình Diệm lập Phủ Tổng ủy Di cư Tỵ nạn ở cấp một bộ trong nội các với ba nha đại diện, một ở miền Bắc, một ở miền Trung và một ở miền Nam để xúc tiến định cư. Thêm vào đó là Uỷ ban Hỗ trợ Định cư, một tổ chức cứu trợ tư nhân giúp sức.
Vì không có đủ phương tiện cho những người di cư vào Nam nên chính quyền Pháp và Bảo Đại phải kêu gọi các nước khác giúp chuyên chở và định cư. Các chính phủ Anh, Ba Lan, Tây Đức, Nam Hàn, Hoa Kỳ, Nhật, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Trung Hoa Dân quốc, Úc và Ý hưởng ứng cùng các tổ chức UNICEF, Hồng Thập tự, Catholic Relief Services (CRS), Church World Services (CWS), Mennonite Central Committee (MCC), International Rescue Committee (IRC), CARE và Thanh Thương Hội Quốc tế.
Ngày 4 tháng 8 năm 1954 cầu hàng không nối phi trường Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn trong Nam với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hà Nội và Cát Bi, Hải Phòng ngoài Bắc được thiết lập. Nỗ lực đó được coi là cầu không vận dài nhất thế giới lúc bấy giờ (khoảng 1.200 km đường chim bay). Phi cảng Tân Sơn Nhứt trở nên đông nghẹt; tính trung bình mỗi 6 phút một là một máy bay hạ cánh và mỗi ngày có từ 2000 đến 4200 người di cư tới. Tổng kết là 4280 lượt hạ cánh, đưa vào 213.635 người.
Ngoài ra, một hình ảnh quen thuộc với người dân tỵ nạn là “tàu há mồm” đón người ở gần bờ rồi chuyển ra tàu lớn neo ngoài hải phận miền Bắc. Các tàu thủy vừa hạ xuống, hàng trăm người đã giành lên. Các tàu của Việt Nam, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa, Ba Lan... giúp được 555.037 người “vô Nam”. “Nam” được hiểu là cả dải duyên hải miền Nam Việt Nam, từ Đà Nẵng tới Vũng Tàu. Vì số người di cư quá đông Cao uỷ Pháp đã xin gia hạn thêm ba tháng và phía Hà Nội đã thoả thuận nên ngày cuối cùng thay vì là ngày 19 tháng 5 được đổi thành ngày 19 tháng 8. Trong thời gian gia hạn thêm 3.945 người đã vượt tuyến vào Nam. Chuyến tàu thuỷ cuối cùng của cuộc di cư cập bến Sài Gòn vào ngày 16 tháng 8. Thêm vào đó, còn tới 102.861 người tự tìm đường bộ hoặc ghe thuyền và phương tiện riêng.
Tính đến giữa năm 1954 và 1956, trên 1 triệu người đã di cư từ Bắc vào Nam, trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, tức khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc đã bỏ vào Nam. Trong dịp này người Công giáo Việt Nam ở thôn Kim Côn, xã Chiến Thắng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng di cư gần hết, ngay trong Lương tộc cũng có một nhánh của cụ Ổn ở xóm Trại ra đi.
Sử liệu ghi nhận có 140.000 người từ miền Nam di cư ra Bắc bằng phương tiện riêng, băng rừng Trường Sơn, hoặc đi trên các tàu của Ba Lan, Pháp và Liên Xô. Đa số đây là những người theo Việt Minh và gia đình của họ tập kết ra Bắc.Phủ Tổng uỷ Di cư Tỵ nạn của Quốc gia Việt Nam thì ghi con số 4.358 người đi qua ngả chính phủ. Họ là những người vì vội vã đã bỏ vào Nam nay đổi ý muốn trở lại ra Bắc hay những người tin theo vận động của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tìm đường ra Bắc. Số người này được vận chuyển bằng đường thuỷ và hàng không của Pháp.
Sau này, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 , những năm 80 thế kỷ XX ...lại có những đợt di cư lớn nữa, một số thuật ngữ mới xuất hiện là: "Di tản", "Thuyền nhân" , "Chương trình Ra đi có Trật tự" , "Nạn kiều" 1979...
Quá trình di tản nhiều đợt, do nhiều nguyên nhân đã tạo ra tại nơi cư ngụ mới lắm thành phần, nhiều chính kiến...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!