Tổ sinh 6 Nam, 6 Nữ[1]. 6 Nam là: Con cả tên Lẫm (hay Lắm, mất sớm, chưa vợ); Tiếp theo là: Tuấn, Chiêu, Tú, Thiệu và Linh. Nhưng Cụ Chiêu vô tự, chỉ 4 cụ còn hậu duệ đến nay. Đó chính là Cụ Tổ các Chi họ Lương ở quê Chiến Thắng, An Lão Hải Phòng hay từ đây ra đi lập nghiệp tại nơi khác[2]:
Để nhớ ơn cưu mang ngày khởi nghiệp của họ Nguyễn, Thượng Tổ đã cho người con thứ hai là Cụ sang làm con nuôi họ Nguyễn. Nhưng vì Trưởng Nam (Lẫm) mất sớm, người em (Chiêu) không có con trai nên quan viên họ lại giao việc thờ phụng Tổ tiên cho con cháu cụ Tuấn. Cụ sinh 4 nam (Vĩ, Bầu, , ), mất 03/6 ngành Trưởng vẫn giỗ Tổ ngành[3]. Tổ tỷ: kỵ 21 tháng Chạp.
Hậu duệ đổi là Lương Đức, đa phần ở Phương Hạ, một số lập nghiệp ở Lào Cai (1964), Điện Biên[4] (1958), thành phố Hồ Chí Minh (sau 1975).
Cụ không có con trai. Chưa rõ phu nhân, ngày mất và mộ phần.
Cụ lấy 4 vợ (Nhượng, Dụng, Châu, Chiền), sinh 7 nam (Xưng, Hanh, Lân, Mã, Ly, Phượng).
Kỵ 29/5, Mộ phần tại bản quán. Con cháu cư ngụ Mông Tràng Hạ, sau ở làng Hương và xóm Trại cùng Tổng, đổi là Lương Đức. Về sau một số con cháu vào Nam (1954, 1975), lên Lào Cai (1964-1971), số đông vẫn ở lại quê cũ[5].
Cụ sinh năm 1769 và ở trên đất Tổ. Năm Đinh Mão Gia Long thứ 6 (1807) ứng thí nhưng không đỗ và 2 năm sau vẫn được bổ dụng, đến năm Gia Long thứ 10 thì được đặc cách. Vào năm Minh Mạng thứ 7 (Đinh Dậu, 1827) theo lệnh vua tập hợp dân chúng quanh vùng cùng quan quân đánh dẹp cuộc "Ba Vành tác loạn"[6]. Sau đó cụ về dạy học. Đến năm Minh Mệnh thứ 14 (Quý Tị, 1833) lại được cử đi đánh dẹp tại Vĩnh Bảo[7] và mất tại đây ngày 08/02, thọ 64 tuổi. Đến năm Giáp Ngọ[8] 1835 hoàn táng. Mộ táng tại bản quán, tục gọi vườn thuyền. Cụ nhà giầu, con cháu đông, đổi là Lương Hoàn.
Tổ Tỷ Bùi Thị Bảng hiệu Diệu Thông vốn quê Quan Bồ. Mất ngày 04/5 năm Kỷ Hợi (1829). Cụ sinh 6 nam (Hoán, Son, Giản, Quản, Toản, Án) và 3 nữ.
Con cháu ở lại Làng Hương, đổi Lương Đức và đời nào cũng hiếm con. Chưa rõ phu nhân và ngày Kỵ.
-*-
[1] Bản Lương Hoàn chép 3 nữ (nữ tam nhân)
[2] Do đó các Cụ xứng đáng được suy tôn là Triệu Tổ với nghĩa là Cụ Tổ Khai sáng ra dòng họ, chữ Hán là 肇祖 khác với chữ 兆祖 cũng đọc là“Triệu Tổ” nhưng có nghĩa là “một Triệu Tổ”).
[3] Việc này tôi chép theo cung cấp của Trưởng tộc (Nghiễn). Còn trong Gia phả ngành Ba và Tư thì việc thừa tự do con cháu Cụ Chiêu đảm trách. “Kỳ trưởng tử Lắm tảo một, vô tự; thứ Tuấn thôn Nguyễn tộc khất dưỡng; thứ Chiêu thừa tự, thứ Tú tịch cư Mông Tràng hạ xã; thứ Thiệu, thứ Linh gia cư Phương Lạp xã bản chi các Tổ tộc dã. Tái truyền: hữu nhất chi di cư Tứ Kỳ huyện, Mỹ Ân xã; thượng hữu nhất Tổ tại tiền quán Phương Lai xã...”
[4] Trong đó có Bác sĩ Lương Đức Sơn (đời thứ 8) là Giám đốc BVĐK tỉnh.
[5] Là Tổ ngành của tôi nên sẽ chép kỹ sau
[6] Cuộc khởi nghĩa của Phan bá Vành (1821-1827) nổ ra tại vùng Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
[7] Có lẽ là những hoạt động liên quan đến cuộc khởi nghĩa do Lê Duy Lương (? - 1833) lãnh đạo nổ ra ở Bắc Kỳ thời Minh Mạng (1820 - 1840).
[8] Gia phả Lương Hoàn ghi Nhâm Tuất không đúng. Vì Nhâm Tuất chỉ có thể là năm 1802, 1862 không phù hợp và càng không thể là năm “Minh Mạng Thập Ngũ niên” như Gia phả đã chép được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!