Tuy Tổ sinh được 6 nam, nhưng chỉ 4 ngành là có hậu duệ truyền tới các đời 7,8... Còn 2 nam (1 và 3) không có con, cháu trai nên không còn hậu duệ[1].
Lương Đức Bầu (con Cụ Tuấn) sinh 4 Nam : Lộc, Giang, Thể,...Cụ Giang sinh 3 Nam là: Lượng, Tước, Lộ. Cụ Lượng sinh ra Cụ Thiện. Lương Đức Thiện sinh Lương Đức Rự; LĐR sinh Lương Đức Nghiễn. Vì Cụ Lộc không có cháu Trai nên Quan viên Họ quyết định Cụ Thiện (cháu cụ Giang) thừa tự thành Trưởng họ và cứ thế truyền cho đến 第八代族長 là LĐ Nghiễn. ĐT 031 3879 543. Con trai cả của LĐN là Lương Đức Kiện (Đời thứ Chín), ở quê[3].
Do tục “đổi dâu” nên hiện tượng họ đôi bên khá phổ biến ở thôn quê. Lương tộc-Đặng tộc-Phạm tộc-Đào tộc ở Chiến Thắng, An Lão cũng không ngoại lệ. Lương Đức Ngoãn (đời thứ 8) bố là Thê (kị 15/Chạp), mất sớm; mẹ là Đặng Thị Nguyên[4], chị gái là Ngoan. 3 mẹ con lên Lào Cai từ 1964 nhưng về quê ngay năm sau, nhà cạnh đất nhà thờ họ được 2 gái, 01 trai. Ngoan lấy chồng bên Tiên Lãng.
Hậu duệ ngành Trưởng đa phần ở lại đất Tổ, có nhiều người có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của làng xóm và dòng họ. Đó là việc chăm lo hương khói, duy trì mối liên hệ giữa các Chi, phái và tái dựng Từ đường.
Người con thứ ba của cụ Bầu là Thể[5] (kị 22/12, cụ bà Lại Thị Mĩ kị 30/10) sinh Lương Đức Chức (kị 01/8, cụ bà là Phạm Thị Chuyển, kị 05/5). LĐC sinh Lương Đức Hồ (Sau cải là Ruẩn).
* Đời thứ 6: L.Đ.Ruẩn lấy vợ người Làng Hạ tên là Đào Thị Dẫn[6], nhà ở gần nhà thờ họ. Làm ruộng ít, chủ yếu buôn hàng xén, nhà khá. Tháng 2/1964 đi khai hoang lúc đầu ở An Phong, xã Phong Niên[7] sau chuyển sang Làng Mạ thuộc xã Trì Quang. Nơi đây còn hoang vắng, xa và đường ra vào còn khó hơn An Phong. Gia đình làm ruộng, làm nương đầu tư cho cái cái đi học, công tác. Bà nổi tiếng chịu khó, tham làm, tốt bụng. Cuộc chiến 2/1979 không lan tới đây nên không phải sơ tán đã giúp cây, con giống cho anh em An Phong sau chiến sự 279. Cụ ông mất 7/2 Quý Hợi (tức là thứ Ba ngày 21/3/1983) do Hen phế quản cấp, cụ bà mất 29/Giêng Tân Dậu (tức là thứ Sáu ngày 05/3/1981). Mộ phần đặt trong Làng Mạ.
* Đời thứ 7: Cụ sinh nhiều, nuôi đến trưởng thành có 3 nam, 3 nữ là:
1. L.T. Nhớ-SN 1946: từng là y tá ở Làng Mạ. Lận đận đường chồng con (3 hay 4 lần) sau chuyển ra ga Bảo Hà thuộc huyện Bảo Yên thì kinh tế có khá hơn. Chồng sau là Vị mất 09/8/2002; tháng 11 Mậu Tý (2008) đã cải táng. Được 2 trai (Long[8], Thịnh), 3 gái.
2. L.Đ. Hỗ SN 1950: Năm 1968 nhập ngũ[9], vào Nam. Kết nạp Đảng 1970. Năm 1973 bị thương, 1974 ra Bắc được xếp hạng Thương binh 3/4.1975 phục viên cấp bậc Chuẩn uý Trung đội trưởng, về tham gia công tác tại xã Trì Quang.1978 được điều đi tăng cường cho Bắc Hà, đến 1981 chuyển về công tác ở Ban Tuyên giáo Bảo Thắng và chuyển gia đình từ Trì Quang ra Phố Lu. Năm 2007 nghỉ hưu, đầu năm 2008 chuyển vào Đắc Lắc theo con trai là Hùng.
Vợ: Nguyễn Thị Hải[10] là giáo viên trước dạy ở Làng Mạ, sau chuyển ra Phó Lu, nghỉ hưu năm 2005. Được 2 trai, 2 gái là:
- L.Đ. Hùng-SN 1976 : từng lái xe VP Huyện uỷ Bảo Thắng sau ra ngoài lái Taxi, vợ là Trần Thị Tuyết (người Phố Lu, cưới 26/12/1999) sinh con trai đặt tên Lương Đức Trần Hoàng (sinh ngày 29/4/2001) sau đó ly dị, Hùng chuyển vào Đắc Lắc làm ăn.
- L.Đ.Hiếu-SN 1978: Tốt nghiệp THAN năm 1997, về công tác tại CA huyện Mường Khương, 2002 theo học ĐHCS tại chức.
- L.Thị Hạnh-SN 1979 (TN Trường THSP Lào Cai, đi dạy học tại Sa Pa), năm 2002 lấy chồng là Phòng, người Ninh Bình công tác tại CtyXD số 2 tỉnh Lào Cai. Năm 2003, 2006 sinh con Trai và theo học ĐHSP tại chức.
- L.Thị Hoa-SN 1981: Sau khi Tốt nghiệp ĐHSP Thái Nguyên (2006) về dạy học tại TTGDTX huyện Bảo Thắng. Ngày 15/4/2007, tức Chủ Nhật 28/2 Đinh Hợi lấy chồng là Hà, Công an Văn Bàn quê Thái Bình. Từ năm học 2008-2009 chuyển lên TTGDTX thành phố Lào Cai.
3. L.Đ. Hởi -SN 1952. Khi gia đình lên LC vẫn ở quê học tiếp. Đến 1967 mới lên học Cấp III Bảo Thắng, nổi tiếng học giỏi. Sau khi học xong ĐHLN (1975) đã vào nhận công tác tại Đắc Lắc, làm GĐ XN chế biến gỗ sau do người cháu vợ xâm tiêu công quỹ bị lao đao một thời. Khi hoàn tất công nợ, chuyển làm Thư kí Ban dự án.Vợ tên là Bốn, người Thanh Hoá. Gia đình ở tại Buôn Mê Thuột. Được 3 con. Ngày 18/6/2001 ra Hà Nội họp, bị tai biến mạch não mất hồi 20 giờ. Đưa vào Đác Lắc mai táng.
4. L.T. Mong -SN 1956 : sau khi học xong BTCN về công tác trong ngành Thương nghiệp, lấy chồng gác ghi ga Bảo Hà. Sau do cơ chế thay đổi chuyển ra ngoài làm tự do, chuyên kinh doanh bánh kẹo tại khu vực cửa ga Bảo Hà. Chồng là Nguyễn Văn Thọ (Kim Sơn, Bảo Yên) mất ngày 31/12/1999 (24/11/Kỷ Mão). Được 1 trai (Hiến[11]), 2 gái (Hường[12], Hằng[13]). Nguyễn Văn Hiến từ 10/2007 công tác tại PC 23 Công an tỉnh Lào Cai.
5. L.Đ. Lơ -SN 1960, nhà ở Phố Lu, TN trường Công nhân cơ điện Bắc Thái (học cùng L.Đ. Tràng) về công tác tại XN Bánh kẹo Bảo Thắng, lấy vợ là Dung cũng người xuôi lên Làng Mạ. Sau LĐ Lơ thôi việc về mở xưởng cơ khí tại nhà. Do tay nghề khá nên làm ăn được. Nhưng do quá chiều con nên kinh tế sa sút, đến 2004 lại chuyển trở về Trì Quang. Được 2 nam (Tiến[14], Quân[15]) 2 nữ (Liên, Nhung). Ngày16/10/2005 (tức Chủ nhật 14 tháng 9 Ất Dậu nhằm ngày Quý Dậu tháng Bính Tuất) L.Đ.Lơ trên đường đi thăm con trai là L.Đ.Tiến (tại Tân Lập, Phú Thọ) bị cơn tai biến mạch máu não đã tử vong tại BV Bảo yên. Chiều đưa xác về. Hôm sau truy điệu tại nhà riêng (đã cho thuê) ở Km 2 Phố Lu, Bảo Thắng, Lào Cai. Vợ con chuyển vào Trì Quang nên chật vật.
6. L.T. Mai -SN 1966 công tác tại Thương nghiệp Đắc Lấp, T.Đắc Lắc.
Ở lại Phương Lạp. Là Cụ Tổ ngành Ba[16]. Con cháu đổi thành Lương Đức chuyển đi nhiều nơi, tựu trung lại có :
1. Một số ở lại quê:…Lân (sinh Hổ, Vũ, Nghiêm), Mã (sinh Hồi, Quế), Li (sinh Lâu), Phượng (sinh Mỹ)…,
….Hanh …Tiêm, Hiệp…, Hảo, Thêm...
2. Một số chuyển lên xóm Trại, tức Tôn Lộc từ TK XIX: Xưng, Hợp, Hòa ... Ổn, Mục ...Trù....
3. Một nhánh ở Tôn Lộc đi Nam (Nhuận...) từ 1954 và sau 1975.
4. Một số đi khai hoang ở Bảo Thắng tỉnh Lào Cai: Thân, Rật (Dật), Thuế, Thiếp, Tâm .... trong các năm 1964, 1971.
Cụ Đồ Thiệu ở bản quán, Cụ nhà giầu, học cao, làm thày đồ, vợ là Bùi Thị Bảng. Sáu con của cụ là:
* Lương Công Hoán (vô tự, kỵ 03/9)
* Lương Công Son từng giữ chân Phó Chánh Tổng, kị 07/10. Vợ là Nguyễn Thị Khuê sinh 2 nam là Hạn và Khản ;
* Lương Công Giản, kị 27/10, vợ là Trần Thị Liễu sinh 1 nam là Tán.
* Lương Công Quản, nổi tiếng vì thọ cao (80 tuổi)[17], kị 18/3. Cụ từng làm Lý trưởng, Cai Tổng, năm Tự Đức thứ 15 (1863) tham gia dẹp loạn Tạ Văn Phụng, tức Phêrô Lê Duy Phụng (1858-1863)[18]... Cụ lấy 12 vợ, sinh 8 nam. Các bà vợ là Đào Thị Trân (sinh cụ Tuần Ngoạn), Trần Thị Tứ, Trần Thị Tựa, Phạm Thị Ngọc, Hoàng Thị Trích, Phạm Thị Lự , Bùi Thị Sảng (sinh 2 nam Ty, Cung), Đỗ Thị Giá (nhận Đào Đăng Lung làm con), Bùi Thị Hán (sinh Ngưng), Trần Thị Lẫm (sinh Ty ?), Đỗ Thị Hân (sinh Tân, Cầu), Phạm Thị Lư (sinh Đượm, Phụng). Ngoài ra còn 13 nữ và Lương Đức Trinh, Phạm Đình Nhiên, Đào Đăng Lung là con nuôi.
* Lương Công Toản (kị 15/giêng,vô tự) ;
* Lương Công Án, vợ là sinh trai là Biều.
Đời thứ tư là: Hạn (vợ là Nguyễn Thị Khuê), Khản (kị 15/02, vợ là Nguyễn Thị Lẫm, con là Khàn làm con nuôi họ Bùi ở Phương Lai). 2 cụ sang Tiên Lãng.
* Cụ Tán (từng làm Lý trưởng rồi Chánh Tổng, kị 01/9) lấy 2 vợ là Lại Thị Miêu, Đặng Thị Cẩm nhưng chỉ sinh 2 nữ.
* Cụ Ngoạn lấy 7 vợ (Yết, Trích, Bồi, Thuẫn, Liên, Cạn, Bút) sinh 5 nam (Phác, Chất, Son, Đương, Tấn), 8 nữ và nhận nhiều con nuôi; Cụ từng đi thi nhưng không đỗ cao, được bổ là Cai tổng, làm đốc công xây phủ thành Kiến Thụy (Quý Dậu, 1873), năm Giáp Thân 1884 gia phong Chánh Tuần huyện[19] và cho xây dựng Từ đường vào năm sau...Khi phụ thân mất (18/3 Bính Tuất 1886) được mấy tháng, Từ đường bị kẻ gian đốt. Đến năm Ất Mùi 1895 cụ hợp cùng các Chi cho tái tạo Từ đường. Cụ mất 24/12 năm Ất Tị, 1905 thọ 65 tuổi. Năm Giáp Ngọ 1894, khi thân mẫu (Đào Thị Trân) mất (09/9, thọ 83 tuổi) cụ có đôi câu đối : « Hiếu tâm quy dưỡng thập niên dư, Tiên kỷ đăng cao trùng cửu nhật ». Hai con của cụ là Phác và Chất (con vợ kế tên Trích) đều từng làm Chánh tổng (từ Bính Thân 1896 và từ 1899)
* Cụ Ty vợ là Phạm Thị Ca sinh 2 nam là Hàng, Thuỵ và 2 nữ. Cụ mất 13/02 thọ 77 tuổi
* Cụ Cung vợ là Phạm Thị Nhu, sinh 4 nam là Điếm, Túc, Củng, Bống và 1 nữ. Cụ từng ứng thí không đỗ được bổ làm Lý trưởng, kị 04/11.
*Cụ Tiểu, còn gọi là Lương Đức Tân. Vợ là Nguyễn Thị Tiểu, Đào Thị Nham và Nguyễn Thị Lẫm, sinh 4 nam là Anh, Cận, Nhị, Liên và 1 nữ, cụ từng làm Chánh tổng, mất 07/6 thọ 58 tuổi.
*Cụ Phụng, từng làm Phó tổng cựu; sinh 3 nam là Xuyến, Triện, Xuyên và 1 nữ. Cụ mất 29/6 Ất Dậu (1885). thọ 63 tuổi.
Đời thứ 5 :
*Cụ Phác có vợ là Bùi Thị Kha, Nguyễn Thị Thương ; sinh 5 nam là Uẩn, Luơng, Ruân, Thiềng, Toại và 4 nữ. Cụ từng theo học Thám hoa Vũ Phạm Hàm[20] nhưng đi thi không đỗ, sau làm Chánh tổng. Cụ mất 01/4 Nhâm Tuất 1922, thọ 55 tuổi. Chính cụ đã cải sang Lương Hoàn[21] (?) và cho tu sửa Bản chi từ đường vào năm Giáp Dần 1914...
...
Nhìn chung dòng này, hậu duệ đổi thành Lương Hoàn, cá biệt có Lương Công Tiễn (con cụ Quản) còn có tên là Lương Đức Tân. So trong 4 ngành thì dòng này có nhiều người học cao, khấm khá cả về quan trường lẫn kinh tế. Nổi tiếng có Cụ Tổng Quản, Cụ Tuần Ngoạn, Cụ Tổng Phác, Cụ Chánh Mai, Cụ Cựu Huân ...Gia phả còn giữ được và chép cả năm mất hay những lần tu sửa Từ đường, các bài Thơ, một số Câu đối cung tiến hay phúng viếng[22]. Trước giỗ Tổ riêng, từ 1998 Hợp tế, theo giỗ cả tổ chung[23].
Ở lại Phương Lạp. Hậu duệ đổi thành Lương Đức...Ngành này thường ít con cháu.
[24]
-*-
[1] Vì soạn cho gia đình tôi, nên tôi chỉ chú trọng tìm hiểu và chép vào đây những gia đình gần đời hay có liên quan, liên hệ thường nhật mà tôi có điều kiện tiếp xúc, hỏi han.
[2] Về hậu duệ ngành Trưởng có 2 tài liệu ghi khác nhau:
Theo cuốn Lược dịch Gia phả Lương tộc Chi thứ Ba thì: Họ Nguyễn không có con, xin Cụ Tuấn sang nối dõi, được đổi sang họ Nguyễn.Cụ Chiêu lên thừa tự và hậu duệ của Cụ là ngành Trưởng ngày nay.
Theo cuốn Danh sách Lương tộc lập sau này thì: Sau khi cụ Tuấn sang thừa tự họ Nguyễn, Cụ Chiêu cũng mất, không con Trai nên quan viên họ đã quyết định con cháu cụ Tuấn trở về họ Lương giữ việc thờ phụng Tổ tiên.Hiện nay ngành Trưởng vẫn cúng Tổ ngành là Cụ Tuấn vào 03 tháng 6 (cúng Tổ tỉ vào 21 tháng Chạp)
[3] Hiện đang ở trên nền đất của bố và chú tôi khi ở quê, phía trước Từ đường, qua một ao nhỏ. Đất này khi lên Lào Cai gia đình tôi để lại cho anh Thiều sau đó Kiện mua lại.
[4] Gọi Bà Nội tôi là cô ruột nên Ngoãn thường gọi tôi là anh, Cô mất năm 2003.
[5] Chính vì vậy mà em ruột tôi tên khai sinh là Thể sau phát hiện ra đổi là Luân.
[6] Gọi Bà Ngoại tôi là Cô,vì bà Ngoại người họ Đào làng Hạ và nếu theo họ Đào thì lại là em mẹ tôi.
[7] Chính là chỗ đất mà sau đó chú Rật và sau này LĐ Tràng đang ở.
[8] Trong số con trai của LTN thì Long có tới 6 vú như nhau (?) mặc dù bề ngoài khoẻ mạnh,bảnh trai tuy chỉ số IQ hơi thấp.
[9] Cùng đợt có Lương Đức An- con chú ruột tôi, đã hi sinh ở Nam ngày 02/5/1970 (27-ba-Canh Tuất)
[10] Bố chị người Kinh quê Tam Đảo, Phú Thọ nhưng làm con nuôi người Dao ở Trì Quang từ 1945 nên được coi là người Dao.
[11] Từ năm lớp 10 (2002-2003) lên nhà tôi học C III.Năm học 2005 thi ĐHPC được 13 điểm, đi THPCCC
[12] Học CĐVHQĐ về đội Tuyên văn TC 2, lấy chồng 23/4/2004 ở tại Hà Nội.
[13] Học xong CĐMG Lào Cai về công tác tại xã và lấy chồng ở Bảo Hà, ngày 05/10/2007.
[14] Trong khi Cai nghiện tại TTCNMT tỉnh đã đánh học viên gây ra sự kiện 30/7/2004 gây rắc rối cho Thuộc. T9/2005 xử phúc thẩm Tiến bị 6 năm tù giam, thụ án tại Trại Tân Lập, Phú Thọ.
[15] Nổi tiếng phá quấy hơn cả anh
[16] Là con thứ Tư nhưng vì cụ Lẫm không có con nên hậu duệ cụ Tú thành ngành Ba. Từ đây trở đi chủ yếu chép về ngành này và những người trực hệ với tôi.
[17] Cụ mất 18/3 năm Bính Tuất 1886.
[18] Nguyên chủng sinh tại Penang, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Lê dấy binh khởi nghĩa tại Bắc Kỳ chống triều đình Huế năm 1858. Tạ Văn Phụng nhờ các giáo sĩ liên lạc với chính phủ Pháp để xin giúp đỡ. Napoleon III đồng ý, và cử tên gián điệp Duval sang Việt Nam giúp Phụng với mục đích biến Bắc Kỳ thành một xứ Công giáo với một chính quyền Công giáo. Duval đi Macao mua vũ khí và giúp Phụng thành lập những đoàn quân gồm đa số là giáo dân. Trong các tháng 6 và 7-1863, Phụng khởi quân đánh chiếm một vùng rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ gồn 3 tỉnh Quảng Yên, Hải Dương và Nam Định. Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương đem quân ra Bắc dẹp loạn. Tạ Văn Phụng bị bắt đem về Huế xử tử.
[19] Vì thế sau này hay gọi là Cụ Tuần Ngoạn
[20] Vũ Phạm Hàm 禹范諴 sinh Giáp Tý 1864, quê ở làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) tự Mộng Hải, Mộng Hồ, hiệu Thư Trì. Ông là Nhất giáp Tam nguyên trong ba kỳ thi triều nhà Nguyễn (lúc ông 29 tuổi), từng làm Giáo thụ rồi thăng Đốc học Hà Nội sung Đồng văn quán (báo Đồng Văn), lên đến Án sát các tỉnh Hưng Hóa, Hải Dương, sau đó cáo quan về trí sĩ ở quê và dạy học cho đến lúc mất (Bính Ngọ, 1906).
[21] Điều này tôi chép theo Gia phả Lương Hoàn (Phác cải Quang tự vi Hoàn tự), còn theo Gia phả ngành Ba thì: Thượng Tổ, Đệ Nhất và Đệ Nhị đại Tổ đều là Lương Công. Đến đời thứ ba trở đi thì có sự đổi tên lót: Con cháu ngành Trưởng, ngành Ba, ngành út ở Hương và Lộc đều đổi ra Lương Đức. Con cháu ngành Tư ở Hạ đổi ra Lương Hoàn. Việc thay tên lót này, mỗi người giải thích một cách: người bảo do cãi nhau giữa các ngành, người nói lập ra họ khác để tranh thêm ghế "Kỳ hòa hương thôn". Theo ý tôi: theo cách nói cổ thì Lương Công có nghĩa là cụ già họ Lương được tôn kính.Con cháu không rõ tưởng là chữ lót (?). Hoặc các cụ đặt tên lót trong gia tộc theo kiểu “xoay vòng”: Công>Đức>Hoàn>Tài>Quý rồi trở lại Công>...Nhưng vì Gia phả thất lạc, con cháu đời sau không biết.
[22] Tôi có sử dụng vào phần chép về Tổ chung và Tổ các Chi.
[23] Cùng thế hệ và bằng tuổi tôi có Trăn, con chú Xà..Trưởng bên ngành này hiện là Lương Hoàn An (Đời Thứ 8). An lấy con gái Bác Ký (có vợ cả là cô Lương Thị Ri), nhà ở bến Khuể và là người vào 8/2008 đã cung cấp cho tôi bản photo Gia phả Lương Hoàn (đến đời thứ 5) để tôi tham khảo soạn ra cuốn này.
[24] Nghe nói ngày xưa có tục kiêng gả con gái cách sông cách đò nhưng nghiên cứu kĩ Gia phả thấy các cụ xưa rất nhiều dâu Lương tộc Chiến Thắng quê ở Tiên Lãng bên kia sông Khuể (mà lại có nhiều người mang họ Lương) và nhiều cụ ông, cụ bà mộ phần cũng đặt bên đó dù sinh sống tại Cao Mật. Phải chăng yếu tố gốc gác (cả nội và ngoại của Đệ nhất Tổ Lương tộc) đều ở bên đó nên đã ảnh hưởng đến việc này.
Nghe qua thấy rất nhiều người trong họ làm Lý trưởng, Chánh tổng. Nhưng theo tôi biết thì trong số này có khá nhiều người là “Lý mua”, chỉ cần nộp tiền cho quan viên làng là được gọi bằng “Cụ Lý”, một hình thức “mua danh” khá độc đáo của nông thôn Việt Nam thời phong kiến. Gia phả chép sơ sài nên không rõ ai là “Lý thực”, ai “Lý mua”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!