Gia tộc 家族 nghĩa là họ, bao gồm nhiều gia đình. Một gia đình gồm có ông bà, cha mẹ và con cháu, gia tộc có thêm chú bác, cô dì. Nói một cách đơn giản và đầy đủ thì gia tộc là cộng đồng những người cùng do một cụ tổ sinh ra, bao gồm cả những người mang họ khác, thuộc gia tộc khác làm dâu con trong họ.
Việt Nam xưa nay chia gia tộc làm hai bậc: nhà (tiểu gia đình), gồm cha mẹ, vợ chồng, con cái và họ (đại gia đình), gồm tất cả mọi người cùng chung một ông tổ sinh ra, tức là gia tộc gồm có một chi trưởng và nhiều chi thứ. Giữa các chi có thể phân biệt bằng tên đệm. Theo luân thường, trong gia tộc Việt Nam người cùng một họ nếu lấy nhau sẽ phạm vào tội loạn luân.
Họ nào cũng có một nhà thờ chung cho cả họ (nhà thờ họ hay nhà thờ Đại tôn) và nhiều nhà thờ riêng của các chi nhỏ (nhà thờ Tiểu tôn).
Hàng năm, trong gia tộc và gia đình có các ngày giỗ và ngày Tết. Ngoài ngày giỗ tổ, là ngày kỵ huý riêng của các vị tiền nhân và các ngày thanh minh, tuẫn tiết, hoặc mỗi khi trong nhà trong họ có việc hiếu hỷ vui mừng cũng có làm lễ cáo gia tiên. Vì việc thờ phụng tổ tiên quan trọng như vậy, nên các nhà khá giả thường để ruộng giỗ giao cho trưởng tộc hoặc trưởng chi để lo việc tế tự tổ tiên, và người chủ trì việc cúng giỗ là gia trưởng ở các chi nhỏ (phân chia) và trưởng tộc ở trong gia tộc (đại tôn).
Nếu phương Tây coi trọng vai trò của cá nhân thì phương Đông coi trọng vai trò của gia đình (Trung Quốc) và gia tộc (Việt Nam). Do vậy trong ngôn ngữ tiếng Anh, chỉ có từ cho ba đời, các đời trước và sau nữa chỉ thêm tiền tố vào một trong ba từ đó. Ngoài ra còn có những danh từ chỉ riêng những người họ hàng xa hơn như: “chú” (em trai của “bố”), “cậu” (em trai của “mẹ”), “cô” (em gái của “bố”), “dì” (em gái của “mẹ”), “thím” (vợ của “chú”), “mợ” (vợ của “cậu”), “bác” (anh hay chị của “bố” và của “mẹ”); một vài vùng có thể có cách gọi biến tướng đi như: anh của bố, mẹ đều gọi bằng “bác”, còn chị của bố, mẹ lại vẫn gọi là “cô” - như ở Hải Dương, Hải Phòng- hoặc anh, chị của bố gọi là “bá” còn anh, chị của mẹ gọi là “bác” hay ngược lại v.v. Tôn ti rất được tôn trọng, một người ít tuổi, xếp theo vai vế, có thể là “ông” của một người nhiều tuổi - Bé bằng củ khoai, cứ vai mà gọi (tục ngữ).
Vì gia tộc có vai trò quan trọng nên tôn ti của từng người cũng rất được coi trọng. Ở Việt Nam hệ thống tôn ti trong gia tộc được phân biệt rất chi li tới 9 thế hệ (gọi là 九族 cửu đại) hay Cửu huyền (chín đời, như Bảng dưới đây ghi rõ âm, chữ Nôm, âm, chữ Hán và chữ Anh tương ứng:
Việc thờ cúng, lễ tết trong gia tộc cũng tuân thủ theo nguyên tắc cửu đại này. Nghĩa là khi người có vai “Tôi” còn sống thì người ở vai này có trách nhiệm tham gia thờ cúng (nếu người vai trên đã chết), lễ tết (nếu người vai trên còn sống) những người có vai từ “Kỵ” trở xuống đến người có vai “Cha”. Những người có vai “Con”, “Cháu”, “Chắt”, “Chút” của người đó vẫn có trách nhiệm phải tuân thủ.
Người đàn ông lớn nhất trong gia đình chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên (nếu người ở vai trên không còn sống), chỉ khi người này mất đi thì việc thờ cúng sẽ chuyển sang người con trai lớn (đích tôn). Trong trường hợp, người đàn ông không có con trai thì việc thờ cúng tổ tiên sẽ chuyển sang người chú kế cận và nguyên tắc trên lại áp dụng cho gia đình người chú. Về đích tử, đích tôn, tức là về người có bổn phận thờ cúng tổ tiên pháp luật hiện tại không quy định nhưng luật Hồng Đức, quy định:
1. Trước hết phải chọn con trưởng của người vợ cả.
2. Nếu người đích tử chết trước, thì lập người cháu trưởng.
3. Nếu không có cháu trưởng mới lập con người vợ thứ.
4. Trong hàng con vợ thứ, không chọn lấy người nhiều tuổi, mà lại chọn lấy người con hiền của vợ lẽ.5. Trong trường hợp không có con trai, thời được chỉ định các con gái hoặc người thân thuộc (điều 388, 389 luật Hồng Đức).
Việt Nam xưa nay chia gia tộc làm hai bậc: nhà (tiểu gia đình), gồm cha mẹ, vợ chồng, con cái và họ (đại gia đình), gồm tất cả mọi người cùng chung một ông tổ sinh ra, tức là gia tộc gồm có một chi trưởng và nhiều chi thứ. Giữa các chi có thể phân biệt bằng tên đệm. Theo luân thường, trong gia tộc Việt Nam người cùng một họ nếu lấy nhau sẽ phạm vào tội loạn luân.
Họ nào cũng có một nhà thờ chung cho cả họ (nhà thờ họ hay nhà thờ Đại tôn) và nhiều nhà thờ riêng của các chi nhỏ (nhà thờ Tiểu tôn).
Hàng năm, trong gia tộc và gia đình có các ngày giỗ và ngày Tết. Ngoài ngày giỗ tổ, là ngày kỵ huý riêng của các vị tiền nhân và các ngày thanh minh, tuẫn tiết, hoặc mỗi khi trong nhà trong họ có việc hiếu hỷ vui mừng cũng có làm lễ cáo gia tiên. Vì việc thờ phụng tổ tiên quan trọng như vậy, nên các nhà khá giả thường để ruộng giỗ giao cho trưởng tộc hoặc trưởng chi để lo việc tế tự tổ tiên, và người chủ trì việc cúng giỗ là gia trưởng ở các chi nhỏ (phân chia) và trưởng tộc ở trong gia tộc (đại tôn).
Nếu phương Tây coi trọng vai trò của cá nhân thì phương Đông coi trọng vai trò của gia đình (Trung Quốc) và gia tộc (Việt Nam). Do vậy trong ngôn ngữ tiếng Anh, chỉ có từ cho ba đời, các đời trước và sau nữa chỉ thêm tiền tố vào một trong ba từ đó. Ngoài ra còn có những danh từ chỉ riêng những người họ hàng xa hơn như: “chú” (em trai của “bố”), “cậu” (em trai của “mẹ”), “cô” (em gái của “bố”), “dì” (em gái của “mẹ”), “thím” (vợ của “chú”), “mợ” (vợ của “cậu”), “bác” (anh hay chị của “bố” và của “mẹ”); một vài vùng có thể có cách gọi biến tướng đi như: anh của bố, mẹ đều gọi bằng “bác”, còn chị của bố, mẹ lại vẫn gọi là “cô” - như ở Hải Dương, Hải Phòng- hoặc anh, chị của bố gọi là “bá” còn anh, chị của mẹ gọi là “bác” hay ngược lại v.v. Tôn ti rất được tôn trọng, một người ít tuổi, xếp theo vai vế, có thể là “ông” của một người nhiều tuổi - Bé bằng củ khoai, cứ vai mà gọi (tục ngữ).
Vì gia tộc có vai trò quan trọng nên tôn ti của từng người cũng rất được coi trọng. Ở Việt Nam hệ thống tôn ti trong gia tộc được phân biệt rất chi li tới 9 thế hệ (gọi là 九族 cửu đại) hay Cửu huyền (chín đời, như Bảng dưới đây ghi rõ âm, chữ Nôm, âm, chữ Hán và chữ Anh tương ứng:
Kị | Cụ | Ông | Cha | Tôi | Con | Cháu | Chắt | Chút |
具 | 翁 | 吒 | 命 | 昆 | 𡥙 | 𡦫 | 拙 | |
Cao Tổ | Tằng Tổ | Tổ | Phụ | Ngã | Tử | Tôn | Tằng tôn | Huyền tôn |
高祖 | 曾祖 | 祖 | 父 | 我 | 子 | 孫 | 曾孫 | 玄孫 |
Great-great-grandfather | Great-grandfather | Grandfather | Father | I | Child | Grandchild | Great-grandchild | Great-great-grandchild |
Người đàn ông lớn nhất trong gia đình chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên (nếu người ở vai trên không còn sống), chỉ khi người này mất đi thì việc thờ cúng sẽ chuyển sang người con trai lớn (đích tôn). Trong trường hợp, người đàn ông không có con trai thì việc thờ cúng tổ tiên sẽ chuyển sang người chú kế cận và nguyên tắc trên lại áp dụng cho gia đình người chú. Về đích tử, đích tôn, tức là về người có bổn phận thờ cúng tổ tiên pháp luật hiện tại không quy định nhưng luật Hồng Đức, quy định:
1. Trước hết phải chọn con trưởng của người vợ cả.
2. Nếu người đích tử chết trước, thì lập người cháu trưởng.
3. Nếu không có cháu trưởng mới lập con người vợ thứ.
4. Trong hàng con vợ thứ, không chọn lấy người nhiều tuổi, mà lại chọn lấy người con hiền của vợ lẽ.5. Trong trường hợp không có con trai, thời được chỉ định các con gái hoặc người thân thuộc (điều 388, 389 luật Hồng Đức).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!