Qua chiêm nghiệm từ bản thân sau hơn chục năm nghỉ hưu và qua tìm
hiểu thấy, “về hưu” và khi “chuẩn bị nghỉ” rất cần 11 điêù tối thiểu sau:
1. Chăm ghi chép khi còn sức khỏe và có thu nhập ổn định. Đặc biệt
ghi những vấn đề liên quan đến Gia phả, Lược sử cơ quan, đơn vị, địa phương,… và
Chi tiêu (cá nhân, gia đình).
2. Quên mọi “hận thù” và sự “bon chen”, “ganh đua”; Chăm đi vãng
cảnh và tin hơn vào các “cơ sở thờ tự”,
“hoạt động tâm linh”.
3. Sống “Hòa đồng”, hướng về quê hương; Cố cho gọn gàng, tối giản
dần không “bày biện” như thời “còn đương”.
4. Tập “buông bỏ” những gì có thể, it “phát ngôn” dần.
5. Nấu đơn giản, ăn, uống ít,... nhất là những đồ uống có gas, thức ăn
nhiều đường, dầu, mỡ.
6. Tham gia công tác xã hội, dòng họ, hợp khả năng để tránh “lão
hóa”, “lì não”,…
7. Hạn chế dẫn đến không vay nợ mua sắm bởi đã giảm khả năng chi
trả.
8. Tập sống chậm, như: dậy sớm, học sử dụng các CCTH, chăm xem
Inter, sử dụng MXH, chịu khó tưới cây, đọc sách,...
9. Dành ra khoản tiền góp vào “Quỹ Gia đình” mỗi tháng.
10. Tăng cường “tầm soát sức khỏe”, Tập thể dục nhẹ nhàng và đều
đặn để nâng cao thể trạng.
11. Khi có bệnh, không được chủ quan, “tự điều trị” mà phải tìm
đến cơ sở, Bác sĩ giỏi, có uy tín,…để tham vấn, điều trị sớm, tích cực, đúng hướng,
đúng đích,…
Như vậy chúng ta đã
thực hiện đúng ý nghĩa tốt đẹp của “Hưu nhân”, của “Người già”,… và “Nghỉ hưu
không có nghĩa là hết vai trò. Mà là lúc mình sống chậm lại, chủ động sống cho
mình, lưu lại cho con cháu và thế hệ sau những hiểu biết, kinh nghiệm,…”.
-
Lương Đức Mến, 16 tháng 6 (chính) năm
Ất Tỵ-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!