Thử xem sao:
Thống kê:
1.Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969, Giữ chức
vụ từ chức Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
(1945-1946), Chủ tịch Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(1946) Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(1946) Chủ tịch Chính phủ liên hiệp Quốc dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(1946-1955) được 24 năm do Quốc hội Khóa I (1946) Khóa II (1960) và Khóa III (1964) bầu lên và mất khi tại chức. Là
Chủ tịch Đảng LĐVN (19 tháng 2 năm 1951 – 2 tháng 9 năm 1969);
2.Tôn Đức Thắng (1888 – 1980, Giữ chức vụ Chủ tịch nước từ sau
khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất đến 30 tháng 3 năm 1980 do Quốc hội Khóa IV bầu lên
(1971), khóa V bầu lên (1975), VI bầu lên (1976) và mất khi tại chức). Là Ủy viên BCH TW Đảng;
3.Trường Chinh (1907 – 1988, Giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà
nước từ
ngàỳ 4 tháng 7 năm 1981 đến 18 tháng 6 năm 1987 (được 5 năm, 349 ngày) do Quốc hội Khóa 7 bầu lên (1981). Là Ủy
viên BCT BCHTW Đảng (1981- 14/7/1986), Tổng Bí thư Đảng CSVN (sau 14/7/1986);
4.Võ Chí Công (1912 – 2011, Giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà
nước từ
ngàỳ 18 tháng 6 năm 1987 đến 23
tháng 9 năm 1992 (được 5 năm, 97 ngày)
do Quốc hội Khóa 8 bầu lên (1987). Là Ủy
viên BCT Đảng CSVN;
5.Lê Đức Anh (1920 – 2019, Giữ chức vụ Chủ tịch nước từ ngàỳ 23 tháng 9 năm 1992 đến 23 tháng 9 năm
1997 (được 5 năm, 0 ngày) do Quốc hội Khóa
9 bầu lên (1992)). Là Ủy viên BCT Đảng CSVN;
6.Trần Đức Lương (Sinh 1937, Giữ chức vụ Chủ tịch nước từ ngàỳ 24 tháng 9 năm 1997 đến 27 tháng 6 năm
2006 (được 8 năm, 276 ngày) do Quốc hội Khóa 10 bầu lên (1997) và Khóa 11 bầu lên
(2002), Ông này Từ chức ). Là Ủy viên BCT Đảng CSVN;
7.Nguyễn Minh Triết (Sinh 1942, Giữ chức vụ Chủ tịch nước từ ngàỳ
27 tháng 6 năm 2006 đến 25 tháng 7 năm
2011 (được 5 năm, 28 ngày) do Quốc hội Khóa 11bầu lên (2006) và Khóa 12 bầu lên (2007) ). Là Ủy viên
BCT Đảng CSVN;
8.Trương Tấn Sang (Sinh 1949, Giữ chức vụ Chủ tịch nước từ ngàỳ 25 tháng 7 năm 2011 đến 2 tháng 4 năm
2016 (được 4 năm, 252 ngày) do Quốc hội Khóa 13 bầu lên (2011)). Là Ủy viên BCT Đảng CSVN;
9.Trần Đại Quang (1956 – 2018, Giữ chức vụ Chủ tịch nước từ ngàỳ 2 tháng 4 năm 2016 đến 21 tháng 9 năm
2018 (được 2 năm, 172 ngày) do Quốc hội Khóa 14 bầu lên (2016) và mất khi tại chức). Là Ủy viên BCT Đảng
CSVN;
10.Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024, Giữ chức vụ Chủ tịch nước từ ngàỳ 23 tháng 10 năm 2018 đến 5 tháng 4 năm 2021 (được 2 năm, 164 ngày))
do Quốc hội Khóa 14 bầu lên (2018) vẫn là Tổng Bí thư ĐCSVN;
11. Võ Văn Thưởng (sinh 1970, Giữ chức vụ Chủ tịch nước từ ngàỳ 2 tháng 3 năm 2023 đến 20 tháng 3 năm
2024 (được 1 năm, 18 ngày) do Quốc hội Khóa 15 bầu lên (2023) Ông này Từ chức).
Là Ủy viên BCT Đảng CSVN;
12.Tô Lâm (Sinh 1957), Giữ chức vụ Chủ tịch nước từ ngàỳ
22 tháng 5 năm 2024 đến21 tháng 10 năm 2024 (được 152 ngày)) do Quốc hội Khóa 15
bầu lên (2024) vẫn là Tổng Bí thư ĐCSVN.
13.Lương Cường (Sinh 1957, Giữ chức vụ Chủ tịch nước từ ngàỳ 21 tháng 10 năm 2024 là CTN đương nhiệm do
Quốc hội Khóa 15 bầu lên (2024)). Là Ủy
viên BCT Đảng CSVN;
Tổng hợp lại Nguyên thủ quốc
gia có thời là Chủ tịch nước (1945 – 1976, 1976 – 1981 và 1992 – nay) hay Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước (1981 – 1992). Đã có 13 người nhậm chức Chủ tịch nước (trong
đó, kể từ năm 2016 có 6 Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức). Trong số các cá
nhân được bầu làm Chủ tịch nước, có ba người qua đời trong khi tại nhiệm vì bệnh (Hồ
Chí Minh, Tôn Đức Thắng và Trần Đại Quang), và ba người xin từ chức (Trần Đức
Lương, Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng), 2 người xuất thân từ Quân đội (Lê Đức
Anh, Lương Cường) 2 người từ Công an (Trần Đại Quang, Tô Lâm) và cả 4 người đều có cấp hàm Đại
tướng.
Chủ tịch nước trẻ tuổi nhất khi nhậm chức là Võ Văn Thưởng ở tuổi
52 (52 năm 79 ngày) và lớn tuổi nhất là Tôn Đức Thắng ở tuổi 81 (81 năm 34
ngày). Chủ tịch nước sống lâu nhất là Võ Chí Công khi mất ở tuổi 99 (99 năm 32
ngày) và Chủ tịch nước có tuổi thọ kém nhất là Trần Đại Quang khi mất ở tuổi 61
(61 năm 344 ngày). Tuổi trung bình của Chủ tịch nước khi nhậm chức là 66,45 tuổi.
Chế định Nguyên thủ quốc gia thay đổi theo từng bản Hiến pháp (HP
năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, HP năm 1959, HP năm 1980, HP
1992), dù là danh nghía “cá nhân” hay "chủ tịch tập thể" của đất nước
thì Nguyên thủ quốc gia vẫn là người “thay mặt nước ta về
đối nội và đối ngoại; thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch
Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam. Và là một trong số các đại biểu Quốc hội
Việt Nam do toàn thể Quốc hội bầu ra”.
Chức danh này có nhiệm kỳ theo nhiệm kì Quốc hội (Không giới hạn
số lần tái cử).
-Lương Đức Mến (BS từ
nhiều nguồn TK)-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!