[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


05 tháng 7 2024

Tìm hiểu về SỰ CHẾT (bài 1)

Giữa người sống và người chết là xa cách vĩnh viễn: Sinh ly tử biệt (H: 生離死別, A: Separation in life and separation in death, P: Séparation du vivant et séparation de la mort).

Do vậy việc tổ chức tiễn đưa người vừa chết rất được chú trọng gọi là Cư tang 居喪 hay Tang lễ (H: 喪禮, A: Funeral rites, P: Rites funèbres), tức nghi thức làm một đám tang.

“Chết”, với mỗi người là Quy luật của Thiên giới.

Trong lịch sử từng có rất nhiều thần thoại, giáo lý tôn giáo về sự hình thành vũ trụ (H: 宇宙, A: The universe, Cosmos, P: L'univers, Cosmos), sự sống.

Trong đó có nhiều truyền thuyết, ví dụ: vũ trụ (trong đó có loài người) được sinh ra Thượng Đế, ngày nay đã trở thành lỗi thời, thì còn có một thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ (the origin of the universe) hay sự sinh ra của vũ trụ (the birth of the universe) tồn tại.  Đó là:

Thuyết “Big Bang”[1] và Lý thuyết về “Vụ nổ lớn” khởi thành từ 1912 nhưng đến 1949 nhà Thiên văn học người Anh Fred Hoyle (1915-2001) sử dụng thuật ngữ Big Bang chỉ lý thuyết này trên một chương trình radio của BBC.

          Song trước đó mấy nghìn năm, triết học phương Đông đề cập trong Kinh Dịch (H: 易經, A: I Ching, P: Yi Jing): “Vô Cực (A: Infinity, P: Infini, H: 無極, Ký hiệu: ) sinh Thái Cực (A: Taiji, P: Taiji, H: 太極, Ký hiệu: ), Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (A: Liangyi##, P: Liang Yi, H: 兩儀, Ký hiệu: [), Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng (A: Four Symbols, P: Quatre animaux, H: 四象), Tứ Tượng sinh Bát Quái (A: Bagua, P: Ba gua, H: 八卦), Bát Quái sinh vô lượng (A: Immeasurable, P: Incommensurable, H: 無量), Ký hiệu như hình vẽ bên.

Ngày nay, khoa học đã minh chứng rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ sống động, thay đổi liên tục. Vũ trụ, cũng như mọi vật trong đó, từ nhỏ như vi sinh vật tới lớn như những hành tinh... đều có một đời sống, nghĩa là, được sinh ra và sẽ chết đi. Chỗ nào có môi trường sống là nơi đó sinh vật sống xuất hiện, còn chỗ nào không có môi trường sống thì nơi đó là môi trường chết. Trái đất là một hành tinh đặc biệt, hành tinh có sự sống và có trí khôn của con người!

  Thực thể sống đầu tiên của hành tinh là những vi sinh vật cổ đại có nguồn gốc vũ trụ, theo dòng lịch sử đã tiến hóa thành con người. Đối với vạn vật chẳng có gì là vĩnh hằng bởi đó là quy luật của tạo hóa mà không có cách gì thay đổi được: Thành (, hình thành), Trụ (,  tồn tại duy trì), Hoại (, hư hỏng), Không (, tiêu mất).

Người ta, ai cũng muốn được “Trường sinh bất tử” (H: 長生不死, A: The immortality, P: L'immortalité) hay chí ít cũng đạt “Tuổi hạc” (H: 鶴岁, A: The age of crane, P: L'âge de la grue).

Do vậy trong dịp Mừng thọ các bậc cao niên, thường dành những câu tốt đẹp: 壽比南山 “Thọ tỷ nam sơn” hay ít ra cũng phải 百岁长生 “Bách tuế trường sinh”; khi gặp các đáng tối thượng mọi người tung hô 万歲 “vạn tuế!” nhưng đó chỉ là những thành ngữ mang tính ước lệ.

Các đấng quân vương (H: 君主, A: Monarch, P: Monarque) trên đỉnh cao quyền lực, tột đỉnh vinh quang, ai cũng lo “Tổn thọ” (H:  損壽, A: To shorten the life, P: Abréger la vie) luôn mong muốn trường sinh nhưng lại thường là yểu mệnh hơn dân chúng[2]. Chuyện Ông Bành tổ 彭祖[3] sống 800 tuổi, hay chuyện “trường sinh bất lão” của Thần, Thánh, Tiên, Phật chỉ là sự gửi gắm ước muốn của con người.

Bởi, như người xưa đã biết: “Bách tuế vi kỳ” (H: 百歲為期, A: Hundred years are the limit of life, P: Cent ans sont la limite de la vie), nghĩa là con người sống một trăm năm là kỳ hạn, chẳng ai cưỡng được! Tất nhiên trừ các đấng trong “Tứ bất tử” (H:  四不死 , A: The four immortals, P: Les quatre immortels)[4].

Đối với con người, cũng theo quy luật chung và trải qua bốn giai đoạn “Sinh-Lão-Bệnh-Tử” 生老病死. Sau khi “Sinh” để có mặt trên đời rồi theo thời gian con người trở thành “Lão”, tiếp sẽ đi đến kết cục “Bệnh” rồi dẫn đến “Tử”. Tất yếu đó phù hợp với quy luật tạo hóa (H: 造化 , A: The creation, Creator, P: La création, Le Créateur)[5]

Ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học, tuổi thọ trung bình của con người ngày một nâng cao; đã có một số người sống 100 tuổi, hoặc trên 100 tuổi. Nhưng điều đó không phải là phổ biến. Bình thường ai rồi cũng phải chết, trừ những cái chết bất đắc kỳ tử như tai nạn rủi ro, thiên tai, trận mạc, bệnh hiểm nghèo…con người không tiên liệu được; hoặc những cái chết tự tử vì thất vọng, bị dồn vào ngõ cụt không có lối ra.

Vẫn biết Ông bà, Cha mẹ “ra đi” lúc tuổi già là đương nhiên, nhưng khi nó đến vẫn cứ bất ngờ hụt hẫng. Là nỗi đau khôn cùng, sự mất mát lớn lao, nỗi trống vắng không sao khỏa lấp.

Làm chu đáo tang lễ cho ông bà cha mẹ, trước hết là thể hiện lòng báo hiếu của con cháu; cho nên đám tang, còn gọi là “Đám Hiếu”.

Làm tang lễ là việc làm của mình, cho chính mình. Người đã mất đâu còn biết gì, trong khi người sống chịu bao áp lực và dư luận chi phối.

Nếu con cháu chúng ta, không có sự chuẩn bị chu toàn và thực hiện đầy đủ các bước trong lễ tang, sẽ có nhiều thiếu sót lớn không sao sửa chữa được. Đến nỗi nhiều người phải ân hận suốt đời, có khi còn mang tiếng là bất hiếu!

Nhưng “ma chê cưới trách”, sao cho vừa lòng tất cả!

-Lương Đức Mến, cuối tháng 5/Giáp Thìn-


[1] Lý thuyết này về Vụ Nổ Lớn 大爆炸xảy ra xấp xỉ cách nay 13,798 ± 0,037 tỷ năm trước, được các nhà vũ trụ học coi là tuổi của vũ trụ. Gần đây, các nhà vật lý thuộc Đại học Melbourne và Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (Úc) đã đưa ra giả thuyết khác, cho rằng vũ trụ hình thành sau khi đóng thành đá, gọi là Big Chill.

[2] Tần Thủy Hoàng (秦始皇, 259 - 210 tCn), vì muốn trẻ mãi không già nên đã cấp lương thảo, tiền bạc, thuyền bè cho bọn lang băm, vượt trùng dương đi tìm thuốc trường sinh. Thuốc chẳng thấy đâu, chính ông lại bị chết trên đường tuần du, đến nỗi xác phải ướp để chở về kinh.

[3] Tức Bành Khang 彭翦, là một nhân vật trong truyền thuyết Trung Hoa được cho là sống lâu đến nghìn tuổi

[4] Tứ bất tử (H: 四不死, A: The four immortals, P: Les quatre immortels) là bốn bậc không bao giờ  chết, gồm: Thần , Thánh , Tiên , Phật . Hoặc bốn bâc người dù đã chết mà tiếng tăm tốt vẫn lưu truyền mãi mãi trong cõi nhân gian từ đời nầy qua đời khác (Người có đạo đức lớn, Người có sự nghiệp vĩ đại, Người có văn chương truyền tụng, Người có công lớn với nhơn loại).

[5] Trừ những người chết trẻ sẽ không qua giai đoạn “lão”, những người chết “bất đắc kỳ tử” cũng không từng bị “bệnh”. Chính bởi 4 chữ này mà khi làm rui nhà hay làm cầu thang người ta kiêng những kích thước, số lượng là bội số của 4 mà cố lựa sao nó có 4n+1, nghĩa là rơi vào chữ “Sinh”!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!