[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


20 tháng 6 2024

Tìm hiểu về SINH, VƯỢNG, TỬ, TUYỆT

Thực tế, thấy nhiều người vẫn tin vào những dự đoán (đôi khi khá nhố nhăng). Trên trang Blog này từng có bài về việc đó, lưu ở đây.

 Dù không “bôi bác “ nó, chẳng “sùng tín” những vấn đề đó nhưng cũng từng tìm hiểu và thu nhận được ối điều!

Trước hết phải có hiểu biết tối giản về triết học cổ theo nguyên lý cổ truyền mà tập trung ở:

1. Hệ đếm Can Chi đã phản ánh bản chất của định lượng thời gian, không gian theo quan điểm cổ truyền và còn được sử dụng tới ngày nay trong phép ghi giờ, ngày, tháng, năm trong Âm dương lịch.

2. Âm Dương chính là lý thuyết bao trùm tất cả lý thuyết khác thông qua quy luật vận động của hai khí Âm, Dương tạo thành vũ trụ và vạn vật. Âm thịnh thì Dương suy, đến đỉnh điểm thì Dương lại thịnh và Âm lại suy cứ thế tuần hoàn biến đổi. Quy luật Âm Dương biểu đạt bằng hình tròn, trong Âm có Dương và ngược lại. Sự vận động của Âm Dương là vi tế và không thể số hoá chi tiết được.

3. Cơ chế tương tác của các yếu tố vật chất được thống nhất bằng thuyết Ngũ Hành. Thuyết Ngũ Hành ra đời giải thích được đầy đủ sự tương tác vận động của vật chất, mặc dù thế giới vật chất vốn vô cùng phức tạp và đa dạng. Ngũ Hành được biểu đạt như một hình Ngũ Giác nội tiếp trong hình tròn Âm Dương phản ánh mặt định tính của Âm Dương.

4. Bát Quái chính là một sự số hoá cụ thể hoá quy luật Âm Dương, hình tròn được chia thành 8 phần tương ứng với 8 mặt cắt điển hình của Âm Dương. Hình Bát Giác nội tiếp chứa trong hình tròn phản ánh Bát Quái là một cụ thể số hoá của quy luật Âm Dương, là sự định lượng hoá quy luật Âm Dương. 8 trạng thái của Âm Dương được biểu đạt thành 8 quái khác nhau. Ngay Bát quái cũng có hai đồ hình, Tiên Thiên Bát Quái phản ánh sự vận động của vũ trụ thời kỳ đầu, áp dụng cho những bài toán vũ trụ, tự nhiên ở quy mô lớn. Hậu Thiên Bát Quái phản ánh sự vận động của vũ trụ thời kỳ sau, áp dụng cho con người và những bài toán quy mô nhỏ. Tuy nhiên giữa hai đồ hình này như hai mô hình tương giao, sự vận dụng đòi hỏi linh hoạt và còn cần khám phá nghiên cứu rất nhiều sự phối hợp của chúng sao cho hiệu quả.

5. Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương). Hai cấu trúc cơ bản của Triết học Âm dương Ngũ hành là cấu trúc số và cấu trúc tượng. Cấu trúc số là hệ thập phân được xắp xếp thành hai đồ hình Hà Đồ và Lạc Thư. Cấu trúc tượng là nguyên lý Âm dương Ngũ hành được biểu hiện một cách tương tự bằng các hình tượng (hào, quái). Tính chất Âm dương Ngũ hành của các đối tượng trong cấu trúc số được xác định rất rõ ràng, nhưng trong cấu trúc tượng, tính chất Âm dương Ngũ hành của các đối tượng nhiều điểm sai lệch với chính tiền đề của nó.

6. Do các nguyên lý đó mà triết học cổ đại cho răng: vũ trụ khởi thuỷ là một khối Hỗn mang (混庬, Mờ mịt, chưa khai thông) là Vô cực 無極 dần tiến tới Hữu cực 有極  mà ban đầu tràn đầy cái gọi là khí Thái cực (太極, đầu mối của vũ trụ). Trong khí thái cực, có sự phân hoá thành hai mặt đối lập là Âm (,) và Dương (,─). Do sự đối lập đó mà có sự vận động, khiến hình thành hai khí, khí âm và khí dương, gọi là “Lưỡng nghi” (兩宜, hai khuôn, hai vật trong vũ trụ sinh ra muôn loài, tức Trời và Ðất). Âm và dương trong lưỡng nghi không ngừng tác động lẫn nhau để thành “Tứ tượng” 四象 là Thái dương 太陽 , Thiếu dương 少陽   và Thái âm 太陰  , Thiếu âm 少陰  . Tứ tượng lại thành “Bát quái” 八卦. Bát quái sinh 64 quẻ 六十四卦,… cứ thế biến chuyển liên tục để thành vạn vật.Thái cực sinh ra Lưỡng nghi là Âm thổ và Dương thổ. Âm dương tiến hóa theo luật Ngũ hành mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng; Ngũ hành tiến hóa theo luật Âm dương mà Tứ tượng sinh ra Bát quái.

Trên cơ sở đó, nhất là từ Can ngày suy ra được thời điểm (năm, tháng, ngày) hay phương (so với phương mình sinh ra)  lợi (Trường sinh…Đế vượng) hay bất lợi (Suy…Tuyệt). Đây có thể coi là Thời gian biểu hướng vào việc tốt, tránh xấu.

Sau nữa, phải biết Trạng thái Sinh, Vượng, tử, Tuyệt của Thiên can:

TRẠNG THÁI

CAN DƯONG

CAN ÂM

Giáp

Mộc

Bính

Hỏa

Mậu

Thổ

Canh

Kim

Nhâm

Thủy

Ất

Mộc

Đinh

Hỏa

Kỷ

Thổ

Tân

Kim

Quý

Thủy

Trường sinh

Hợi

Dần

Dần

Tị

Thân

Ngọ

Dậu

Dậu

Mão

Mộc dục

Mão

Mão

Ngọ

Dậu

Tị

Thân

Thân

Hợi

Dần

Quan đái

Sửu

Thìn

Thìn

Mùi

Tuất

Thìn

Mùi

Mùi

Tuất

Sửu

Lâm quan

Dần

Tị

Tị

Thân

Hợi

Mão

Ngọ

Ngọ

Dậu

Đế vượng

Mão

Ngọ

Ngọ

Dậu

Dần

Tị

Tị

Thân

Hợi

Suy

Thìn

Mùi

Mùi

Tuất

Sửu

Sửu

Thìn

Thìn

Mùi

Tuất

Bệnh

Tị

Thân

Thân

Hợi

Dần

Mão

Mão

Ngọ

Dậu

Tử

Ngọ

Dậu

Dậu

Mão

Hợi

Dần

Dần

Tị

Thân

Mộ

Mùi

Tuất

Tuất

Sửu

Thìn

Tuất

Sửu

Sửu

Thìn

Mùi

Tuyệt

Thân

Hợi

Hợi

Dần

Tị

Dậu

Mão

Ngọ

Thai

Dậu

Mão

Ngọ

Thân

Hợi

Hợi

Dần

Tị

Dưỡng

Tuất

Sửu

Sửu

Thìn

Mùi

Mùi

Tuất

Tuất

Sửu

Thìn

Tiếp đến, cần hiểu Con người là sản phẩm của tổng hòa các mối quan hệ

1.Con người là sản phẩm của mẹ cha

2.Tác động lên cung Tử tức

3.Con người là “Tiểu vũ trụ”

Cuối cùng cũng nên biết sơ Một số phương thuật  hay sử dụng:

   1. Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên người Việt chủ yếu tiếp thu kinh nghiệm Bốc phệ 卜筮 bên Tầu cùng một số kinh nghiệm dân gian. Song đều là dự đoán và mức độ chính xác chỉ có giới hạn thấp và đôi khi là do ngẫu nhiên trùng hợp. Do đó từ xưa dân gian đã giễu: “Tử vi xem bói cho nguời, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu” và hầu như các nhà Chiêm tinh đều không có hậu vận hanh thông! Nhưng dù sao cũng nên biết đôi điều về “số mệnh” theo cổ nhân đã tính.

   2. Đối tượng nghiên cứu ở đây là số mệnh con người được xét gắn liền với gia đình, dòng họ (ông bà, bố mẹ, anh em, con cái) và những mối quan hệ xã hội.Môn dự báo cổ thường dựa vào các nguyên lý như: Nguyên lý phân cực “âm -  dương” (với âm tương đương số 0 và dương tương đương số 1 trong hệ Nhị phân); Nguyên lý “Tam tài” (Thiên-Địa-Nhân); Nguyên lý “Ngũ hành” (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), Nguyên lý “Quỹ đạo hình soắn chữ S” (Tiên thiên và Hậu thiên Bát quái), Nguyên lý “Tâm truyền”, Nguyên lý biến hóa 9 số Lạc thư (81 bước Lường Thiên xích hay Thước đo Trời), Nguyên lý “Trường khí Cửu tinh” (Bảng Tam nguyên Cửu vận)...Một số nguyên lý dễ hiểu và quy được về tóan học hiện đại, một số quá phức tạp cần phải nghiên cứu dần.

   3.Ngoài ra, theo thuyết Thập nhị Nhân duyên của Phật giáo thì: có 12 nguyên nhân dẫn đến sự luân hồi của chúng sinh theo thứ tự từ quá khứ đến hiện tại rồi tương lai hay ngược lại. Mười hai nhân duyên đó là: Vô minh (ngu dốt, không biết), Hành (hành động), Thức (ý thức), Danh sắc (hình hài), Lục nhập (sáu cơ năng), Xúc (tiếp xúc), Thọ (cảm nhận), Ái (muốn), Thủ (giữ lấy), Hữu (tồn tại), Sinh (sinh ra), Tử (chết). Các nhân duyên 1và 2 thuộc quá khứ trước khi hình thành con người. Các nhân duyên từ 3 đến 10 thuộc hiện tại, là quá trình tạo ra con người. Các nhân duyên 11 và 12 thuộc tương lai, chỉ tương lai; quá trình từ sinh sang tử trở lại vòng luân hồi. Lý thuyết này cũng soi tỏ nhiều trong vấn đề dự đoán. Trong đó Vô minh, Ái, Thủ thuộc loại “Hoặc” (chỉ trạng thái mê mờ của tâm lý nên nhận định rất sai lầm); Hành và Hữu thuộc “Nghiệp” (những hành động sai lầm phát ra ở thân, tâm); Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Sinh, Lão tử thuộc “Khổ” (Quả báo đau khổ do nghiệp nhân mê mờ (vô minh, ái, thủ) và hành động sai lầm (hành, hữu) gây ra). Do vậy, muốn chấm dứt luân hồi, giải thoát khổ đau thì chúng ta phải trừ những nghiệp nhân hữu lậu : (Vô minh, Ái, Thủ, Hành, Hữu) sẽ không có quả báo trong hiện tại và tương lai (Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Sinh, Lão tử). Điều đó có nghĩa là luôn sống sao cho trí tuệ sáng suốt, vọng tâm không mê mờ.

   4.Dù theo nguyên lý nào hay tổng hợp nhiều nguyên lý thì một số  phương thuật hay dùng là : Bói cỏ thi (Thi bốc), Bói chiết tự (Mai hoa bốc), Gieo tiền (Kim tiền bốc), Bói Kiều, Bói bài Tây. Về Số tướng thường dùng : Bát tự sinh (tên Can, Chi của 4 đại lượng chỉ thời gian khi sinh là Giờ, Ngày, Tháng, Năm), Số Tiền định (do Quỷ Cốc Tiên sinh soạn ra), Số Tử vi (liên quan nhiều đến Lục thập hoa giáp). Còn Xem tướng lại chú trọng: Tướng mặt, tướng tay và Chiêm đoán thì dùng: Nhâm độn (Bát môn và Lục nhâm), Xin quẻ (bốc thắm), Phụ tiên (đoán thơ Thần), Đồng cốt (xin chỉ dẫn của quỷ thần), xem chân gà, Cầu mộng, Nghiệm lời đồng dao, Sấm ký (của Trạng Trình...).

Ngày nay, khi đời sống vật chất được cải thiện số người tin vào tử vi, bói toán ngày một gia tăng và thực tế công tác Công an cho tôi thấy nhiều hình thức tiên tri “mới” xuất hiện mà đôi khi rất quái gở. Nào là ma gà, Vàng Chứ... nào là ngày Tận thế...nào là thuốc thư, miền đất “Hứa”,“Oan  gia trái chủ” , “Ngoại cảm”, “Vong nhập”...Rõ là nhảm nhí, không có chút cơ sở khoa học (kể cả thực nghiệm hay kinh nghiệm) nào. Nhưng đáng tiếc lại nhiều người tin và làm theo và đã từng gây hậu quả.

          Ngoài ra trong dân gian thường gắn các hiện tượng tự nhiên với quốc sự, gia sự hay lành dữ của mỗi người. Những chiêm nghiệm đó thường khá đúng trong dự báo thời tiết dẫn đến việc được, mất mùa; còn việc gắn Nhật thực, Nguyệt thực, Sao chổi với sự biến là suy đoán vô cớ...Do đó cần nắm chắc nguyên lý cổ và biết quy về hệ Toán hiện đại mới khỏi rơi vào mê tín, nhảm nhí. 

         Bể học quả là mênh mông, việc thực hành còn rối rắm hơn nhiều. Thế mà mấy ông chưa qua PTTH hành nghề lại có người tin, thánh thật!

           Nhân rỗi rãi, chép lại một số hiểu biết cùng giãi bầy!

- Lương Đức Mến, Rằm tháng 5 năm Giáp Thìn-

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!