[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


22 tháng 5 2024

NGHI THỨC TẮM PHẬT

Về ngày Phật đản và Lễ Phật đản, chủ thớt đã có bài tìm hiểu từ hôm nọ, lưu ở đây.

Hôm nay, NHÂN NGÀY  Rằm tháng Tư năm Giáp Thìn 2024 Dương lịch,  “Chính lễ” Phật Đản 2568 Phật lịch, xin tìm hiểu về NGHI THỨC TẮM PHẬT.

 Nghi thức này có ở Ấn Độ từ xa xưa và được truyền đến các nước Phật giáo trên thế giới. Đây chính  là dịp để các Phật tử, cộng đồng Phật giáo khắp nơi trên thế giới thể hiện lòng tôn kính, hân hoan đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 迦牟尼 cách đây nghót 3.000 năm về trước.

Đồng thời cũng là hành động để mỗi người liên tưởng tới việc gột rửa thân tâm. Nghi thức này xuất phát từ sự kiện Hoàng hậu Ma-da (Māyādevī, ?- 563tCn, 摩耶夫人 chồng là Tịnh Phạn Vương 淨飯王) khi sinh Thái tử 太子Tất-đạt-đa Cồ-đàm 迦牟尼, từ trên không trung có hai dòng nước của chư Thiên tức Vua Rồng (Nan-đà 難陀 và Ưu-pa-nan-đà 波難陀 ): một dòng nước mát, một dòng nước ấm rưới xuống để tắm cho Hoàng hậu cùng Thái tử. Đây là hai dòng nước tượng trưng cho hai cảnh giới Thuận và Nghịch, cảnh giới vui, buồn, sướng khổ của cuộc đời mà tất cả mọi người trong chúng ta khi được sinh ra đều sẽ trải qua.

Lễ tắm Phật ngoài mục đích kỷ niệm ngày đức Phật Đản sinh, nó còn mang một ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự tẩy trừ phiền não, thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.Tắm Phật ở phương diện tẩy rửa các pho tượng Phật cho sạch sẽ, trang nghiêm. Khi tắm Phật tâm quán tưởng dòng nước sẽ cuốn trôi mọi phiền não và tội lỗi của bản thân. Nhờ đó thành tựu công đức phúc báo.

Chuẩn bị:

-Trái cây, hoa và nhang đèn dùng để dâng trước khi thỉnh tượng xuống tắm.

-Nước thơm dùng dùng nước nóng sôi nấu chung với loại hương liệu như hoa Nhài, hoa Cúc, hoa Bưởi, Quế... để nguội.

-Khăn mới, sạch, mềm, mịn để chỉ dành cho việc tắm và lau tượng. 

-Gáo để dội nước tắm.

- Chậu hứng nước và đặt tượng.

Thực hiện với 3 bước:

* Dội nước:

-Gáo nước đầu tưới vào vai và tay trái để gột rửa mọi điều sai trái.

-Gáo nước thứ hai tưới vào vai và tay phải để những điều phải, điều tốt đã tốt càng phải càng tốt hơn.

(Vì sự tôn kính Đức Phật nên Phật tử không dám dội từ đỉnh đầu tượng xuống).

 -Gáo thứ ba tưới vào đầu để tâm trí thanh tịnh, sáng suốt.

*Lau khôKhi lau tượng sẽ tiến hành lau mặt trước rồi sau đó lau xuống cổ, hai vai và thân tượng rồi tới chân, không được lau xuống rồi lại dùng khăn đó lau ngược lại, chỉ lau xuôi (bầy tỏ sự tôn kính Đức Phật).

*Dội nước, lau khô xong, xông các loại hương trầm thơm quanh và trong tượng, rồi đặt tượng về vị trí cũ trong Điện.

-Lương Đức Mến, đêm Chính Lễ Phật Đản Phật lịch 2568-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!