[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


25 tháng 3 2024

Về NGÀY GIỖ TỔ NGÀNH

Nhân ngày GIỖ TỔ NGÀNH sắp tới (19/02 Giáp Thìn), chép lại đôi điều hiểu biết của bản thân về việc này. Do xa quê lâu ngày, tư liệu ít nên bài viết không khỏi có chi tiết thiếu, sai. Mong được lượng thứ. 

        I.Tổ các Chi Lương tộc gốc Cao Mật:

Tổ (Lương Công Nghệ) sinh 6 Nam, 6 Nữ[1]. 6 Nam là: Con cả tên Lẫm (hay Lắm, mất sớm, chưa vợ); tiếp theo là: Tuấn, Chiêu, Tú, Thiệu và Linh. Nhưng Cụ Chiêu vô tự, chỉ 4 cụ còn hậu duệ đến nay.

Đó chính là Cụ Tổ các Chi họ Lương ở quê Chiến Thắng, An Lão Hải Phòng[2].

       1. Tổ Chi 1: LƯƠNG CÔNG TUẤN

Để nhớ ơn cưu mang ngày khởi nghiệp của họ Nguyễn, Thượng Tổ đã cho người con thứ hai là Cụ (Tuấn) sang làm con nuôi họ Nguyễn. Nhưng vì Trưởng Nam (Lẫm) mất sớm, người em (Chiêu) không có con trai nên quan viên họ lại giao việc thờ phụng Tổ tiên cho con cháu cụ Lương Công Tuấn 梁公俊 và Cụ thành Tổ của Chi trưởng  第一支祖.

Cụ sinh 4 nam  (Vĩ, Bầu,     ,    ), mất 03/6 ngành Trưởng vẫn giỗ Cụ, tôn là Tổ ngành[3]. Tổ tỷ:                            kỵ 21 tháng Chạp.

Hậu duệ đổi là Lương Đức, đa phần ở Hương Lạp 香粒, một số lập nghiệp ở Lào Cai (1964), Điện Biên (1986), thành phố Hồ Chí Minh (sau 1975),....

       2. Tổ Chi 2: LƯƠNG CÔNG TÚ

Cụ Lương Công Tú 梁公秀 thành Tổ Chi Hai 第二支祖; lấy 4 vợ (Nhượng, Dụng, Châu, Chiền), sinh 6 nam (Xưng, Hanh, Lân, Mã, Ly, Phượng).

Kỵ 29/5, Mộ phần tại bản quán. Con cháu cư ngụ Mông Tràng Hạ

蒙場下, Hương Lạp 香粒, Tôn Lộc 尊祿 cùng Tổng, đổi là Lương Đức. Về sau một số con cháu vào Nam (1954, 1975), lên Lào Cai (1964-1971), đi nơi khác, số đông vẫn ở lại quê cũ[4].

       3. Tổ Chi 3: LƯƠNG CÔNG THIỆU

Cụ Lương Công Thiệu 梁公劭 là Tổ chi Ba 第三支祖; sinh năm 1769 và ở trên đất Tổ. Năm Đinh Mão Gia Long thứ 6 (1807) ứng thí nhưng không đỗ và 2 năm sau vẫn được bổ dụng, đến năm Gia Long thứ 10 thì được đặc cách. Vào năm Minh Mạng thứ 7 (Đinh Dậu, 1827) theo lệnh vua tập hợp dân chúng quanh vùng cùng quan quân đánh dẹp cuộc “Ba Vành tác loạn[5]. Sau đó cụ về dạy học. Đây là thời kỳ mà theo Gia phả Lương Hoàn cụ đã viết bài Hạ Thập Kỳ. Đến năm Minh Mệnh thứ 14 (Quý Tị, 1833) lại được cử dẫn hương binh cùng quan quân đi đánh dẹp tại Vĩnh Bảo[6] và mất tại đây ngày 08/02, thọ 64 tuổi.

Mộ táng tại bản quán, tục gọi vườn thuyền.

Cụ nhà giầu, con cháu đông, đổi là Lương Hoàn, cư ngụ tại Mông Tràng Hạ 蒙場下.

Tổ Tỷ Bùi Thị Bảng hiệu Diệu Thông vốn quê Quan Bồ. Mất ngày 04/5 năm Kỷ Hợi (1829). Cụ sinh 6 nam (Hoán, Son, Giản, Quản, Toản, Án) và 3 nữ.

       4. Tổ Chi 4: LƯƠNG CÔNG LINH

第四支祖 梁公怜 Con cháu ở lại Hương Lạp 香粒, đổi Lương Đức và đời nào cũng hiếm con. Kỵ 28/G, mộ phần đặt tại đồng làng Hạ. Chưa rõ phu nhân.

Chi này đinh quá nên hình như nay đã  nhập chung vào Chi 1 !

        II. Hậu duệ Chi Hai (xưa vẫn gọi là Chi Ba):

1.                 Tổ Chi Hai 第二支祖 là Lương Công Tú 梁公秀, con thứ Ba của Tổ (đời thứ Hai họ Lương Chiến Thắng 第二代祖), thuỵ Đức Long[7] 德隆, hiền thục, gia tài giầu, muộn đường con cái. Kị ngày 29/5 (24/5 ?). Mộ phần tại bản quán.

Cụ lấy 4 vợ (Nhượng, Dụng, Châu, Chiền), sinh 6 nam (Xưng, Hanh, Lân, Mã, Ly, Phượng).

Con cháu cư ngụ Mông Tràng Hạ, Hương Lạp và xóm Trại (Tôn Lộc) cùng Tổng, con cháu đổi thành Lương Đức, . Về sau một số con cháu vào Nam (1954, 1975), lên Lào Cai (1964-1971),... số đông vẫn ở lại quê.

2. Cụ có 04 vợ:

2.1. Bà Cả: ĐÀO THỊ CỎN (Nhượng) :

Người cùng làng[8]. Cụ thạo việc, quán xuyến giỏi, không con nhưng rất ghen[9], không cho chồng lấy vợ lẽ. Tổ tỉ kị ngày 18/2 (về sau lấy ngày này làm ngày Chạp Tổ ngành).

Tương truyền : Cụ Đồ Thiệu lập kế, cho người nhà ra cày ruộng của cụ Tú và nói rằng: “anh chị không người nối dõi, ruộng để em làm, không người ngoài họ lấy mất, phí đi”. Cụ Cỏn (Nhượng) biết chuyện, bực quá mới thề rằng: kể cả người ăn kẻ ở, nếu người này có con sẽ lấy làm thiếp cho cụ ông. Ba bà sau đều là tá điền, ngủ với cụ ông sinh con.

2.2. Bà Hai: NGUYỄN THỊ DỤNG:

阮氏用 người Đông Am 東庵, Vĩnh Lại 永賴[10]. Mất ngày 19/2.

Sinh 1 Nam là Xưng.

2.3. Bà Ba: HÒANG THỊ CHÂU:

黄氏周 người Tôn Lộc[11], không rõ ngày kị và mộ phần, sinh 1 Nam là: Hanh.

2.4. Bà Tư: ĐẶNG THỊ CHIỀN:

鄧氏廛 người Hán Triền[12], Vĩnh Lại. Sinh 4 nam là Lân, Mã, Ly, Phượng.

Ngày mất:  . Mộ phần:

3. Về ngày Giỗ Tổ ngành:

Đúng ra việc Giỗ Tổ Ngành Hai là vào ngày 24 (có chỗ viết 29) tháng 5 (ngày kị của Tổ phụ  Lương Công Tú) và do hậu duệ cụ Hợp đảm trách. Nhưng con cháu cụ Hợp (con cụ Xưng) theo Đạo, đi Nam năm 1954 và 1975 nên dòng Trưởng chẳng còn ai ở lại quê. Em là Hoà (em cụ Hợp, sinh 8 nam là Thắng, Liên, Tuế, Sắc, Nhương, Toại, Chuyển, Thiểm) giữ phần hương khói, ở xóm Trại.

Quan viên họ thấy tháng 5 bận thu mùa nên đã chuyển việc giỗ họ từ ngày kị Tổ phụ sang ngày kị Tổ mẫu (19/2) và thực hiện tại nhà Lương Đức Thực (đời thứ 7, là con ông Tơn, cháu cụ Huỳnh, chắt cụ Tuynh, chút cụ Hanh) ở Hạ.

Sau khi L.Đ.Thực mất, từ năm 2006 chuyển sang nhà con Lương Đức Bường là Lương Đức Thành (đời thứ 8 tính từ cụ Tổ chung và là đời thứ 7 tính từ cụ Tổ ngành hưởng giỗ), nghi lễ thường đơn giản. Theo thứ tự các đời tính từ cụ Tổ xuống là: Nghệ - Tú – Xưng – Hòa - Ổn – Liên – Bường –Thành).

Trên Lào Cai khá đông con cháu đã thực hiện trong các năm 1989, 1993, 2007 tại Phong Niên, nhưng chưa thành phổ biến và một số thành viên chưa tích cực tham gia.

Do năm Giáp Ngọ (ứng với 2014 dương lịch) nhuận tháng Chín cho nên ngày Thanh Minh 2015 (05/4) rơi vào trung tuần tháng Hai âm lịch mà cụ thể là Chủ Nhật, ngày 05/4/2015 tức ngày 17/2 Ất Mùi gần ngày Giỗ Tổ Chi Hai (19/02). Dịp này, đoàn Lào Cai đã lần đầu về dự[13] Giỗ Tổ Chi. Tại buổi giỗ này, ý tưởng, kế hoạch lập Gia phả Chi (ngành) do Lương Đức Mến đưa ra được mọi người ủng hộ.

-         Lương Đức Mến, trích trong cuốn GIA PHẢ NGÀNH 2 đang soạn-



[1] Bản Lương Hoàn chép 3 nữ (nữ tam nhân)

[2] Chưa có Tổng phả Đại tôn nên thiếu tư liệu khi soạn phần này, đặc biệt là chi Út.

Theo Gia phả ngành Hai thì: Thượng Tổ, Đệ Nhất và Đệ Nhị đại Tổ đều là Lương Công. Đến đời thứ ba trở đi thì có sự đổi tên lót: Con cháu  ngành Trưởng, ngành Ba, ngành út ở Hương và Lộc đều đổi ra Lương Đức. Con cháu ngành Tư  ở Hạ đổi ra Lương Hoàn.

Việc thay tên lót này, mỗi người giải thích một cách: người bảo do cãi nhau giữa các ngành, người nói lập ra họ khác để tranh thêm ghế "Kỳ hòa hương thôn".  Theo ý tôi: theo cách nói cổ thì Lương Công có nghĩa là cụ già họ Lương được tôn kính. Con cháu không rõ tưởng là chữ lót (?). Hoặc các cụ đặt tên lót trong gia tộc theo kiểu “xoay vòng”: Công>Đức>Hoàn>Tài>Quý rồi trở lại Công>...Nhưng vì Gia phả thất lạc, con cháu đời sau không biết.

[3] Việc này tôi chép theo cung cấp của Trưởng tộc (Nghiễn). Còn trong Gia phả ngành Ba và Tư  thì việc thừa tự do con cháu Cụ Chiêu đảm trách.

[4] Là Tổ ngành của tôi nên sẽ chép kỹ sau

[5] Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821-1827) nổ ra tại vùng Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.

[6] Có lẽ là những hoạt động liên quan đến cuộc khởi nghĩa do Lê Duy Lương (? - 1833) lãnh đạo nổ ra ở Bắc Kỳ thời Minh Mạng (1820 - 1840).

[7] Thủa xưa nam  đến 20 tuổi phải có “Tự”, chỉ rõ chí hướng tâm tư  và 德隆,có hàm ý “đạo lý tốt đẹp”.

[8] Tổ tiên họ Đào Đăng 陶登 đến lập nghiệp ở Mông Tràng Hạ vào thế kỷ XVIII.

[9] Các bậc cao niên có kể lại rằng: trước khi đi ngủ cụ cho Cụ ông vào túi vải rồi thắt miệng túi lại (!).

[10] Nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo.

[11] Họ Hoàng ở đây vốn gốc họ Mạc mà gốc ở Cổ Trai, , huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) buộc phải đổi họ tránh diệt tộc sau khi nhà Mạc (莫朝, 1527-1592) đổ. Việc đổi họ này theo nguyên tắc “khử túc bất khử thủ” (去足不去首 bỏ chân không bỏ đầu) trong đó chữ Mạc (艹日大) bỏ nét ngang ở chữ Đại dưới chân, đưa lên đầu đặt dưới bộ thảo thành chữ Hoàng (共由八).

[12] Trong bản Gia phả bố tôi để lại chép là “Hán Chiền” nhưng khảo cứu mãi không ra. Tôi cho rằng cụ lẫn “ch/tr”. Vùng này chỉ có “Hán Triền” 漢廛 và xã này đến 1843 kiêng cận âm chính húy của vua Thiệu Trị (紹治, 1807- 1847, Phúc Tuyền 阮福暶) đổi là Hán Lý 漢里, thuộc tổng Văn Hội 文會, huyện Vĩnh Lại. Nay là xã Hưng Long, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

[13] Khi đó, tôi đã nghỉ hưu, mẹ sang tuổi 93 rất muốn về, “một công đôi ba việc” vợ chồng tôi đưa mẹ, có cô Thường áp tải về quê. 50 năm xa quê, đây là lần đầu gia đình nhận mộ trong ngày Thanh Minh, 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!