[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


30 tháng 10 2023

HIỂU BIẾT VỀ TRIẾT HỌC CỔ PHƯƠNG ĐÔNG

1.    Phép đo thời gian :

Nhu cầu cuộc sống đặt ra cho con người cần phân biệt những gì thuộc về quá khứ, những gì đang diễn ra và những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Từ đó hình thành nên khái niệm Thời gian 時間. Đó là yếu tố vô cực, nó có như vốn có và sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng vũ trụ. Một đơn vị đo thời gian là một thời gian chuẩn (thường không đổi theo thời gian) dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi thời gian khác. Đó là khái niệm vật lý chỉ trình tự xảy ra của các sự kiện và đo lượng (nhiều hay ít) mà sự kiện này xảy ra trước hoặc sau sự kiện kia.

Từ đó, đặt ra yêu cầu phân chia thời gian. Hệ thống đặt tên cho các chu kỳ thời gian, thông thường là theo các ngày được gọi là lịch . Cách tính lịch gọi là Lịch pháp 曆法 gắn liền với thiên văn, với chiêm tinh học, là sản phẩm quan trọng mà các nền văn minh cổ của Trung Hoa, Ai Cập, Babilon, Hy Lạp đã đạt được. Quyển sách ghi lại lịch, đếm ngày, để ghi chép công việc, để tính toán sự biến chuyển của các mùa gọi là Lịch thư (H: 曆書, A: Almanac, P:Almanach), tức sách lịch, niên giám.

Phép tính lịch dựa vào chu kỳ mặt Trời gọi là Dương lịch (H: 陽曆, A: The sun calendar, P: Le calendrier solaire), bởi mặt Trời thuộc Dương . Lịch hiện đang sử dụng là lịch Gregory.

Phép tính lịch dựa vào chu kỳ mặt Trăng gọi là Âm lịch (H: 陰曆. A: The lunar calendar, P: Le calendrier lunaire), bởi mặt Trăng thuộc âm . Nguyên gốc tên giờ, ngày, tháng, năm theo lịch này là Can Chi nhưng sau đó, học theo lịch dương cũng được gọi tên bằng những con số.

Tuy cùng để đo thời gian và mỗi năm đều chia ra 12 tháng nhưng Âm lịch và Dương lịch khác nhau ở chỗ: Âm lịch có tính chu kỳ (cyclic) quay lại tên cũ còn Dương lịch có tuyến tính (linear) biểu diễn được trên trục số.

Cái gọi là lịch Âm chúng ta đương dùng không phải là lịch thuần âm (chỉ dựa vào mặt trăng) và lịch thuần dương (chỉ dựa vào mặt trời - thời tiết), mà là Âm Dương Lịch 陰陽. Lịch này này được áp dụng bởi âm lịch phối theo dương lịch từ thời Minh (, 1368 – 1644) và hoàn chỉnh như ngày nay dưới triều Thanh (清朝, 1644 - 1911). Loại Âm dương hiệp lịch (陰陽合歷, Lunisolar calendar) này là lịch phối hợp năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và tám tiết chính 八節 trong 24 tiết khí 節氣 với tháng có trăng tròn, trăng khuyết, đêm không trăng.

2. Nguyên lý cơ bản của Triết học Cổ:

2.1. Hệ đếm Can Chi phản ánh bản chất của định lượng thời gian, không gian theo quan điểm cổ truyền và còn được sử dụng tới ngày nay trong phép ghi giờ, ngày, tháng, năm trong Âm dương lịch bằng Thập Thiên Can - Thập nhị Địa Chi (H: 十天干 - 十二地支, A: Ten Heavenly Stems - Twelve Earthly Branches, P: Dix Troncs Célestes - Douze Branches Terrestres). Phép ghi này có ứng dụng hầu như trong tất cả các công việc liên quan đến thời gian. 

2.2. Âm Dương (H : 陰陽, A: Yin and Yang, P: Yin et Yang) là lý thuyết bao trùm tất cả lý thuyết khác thông qua quy luật vận động của hai khí Âm, Dương tạo thành vũ trụ và vạn vật. Âm thịnh thì Dương suy, đến đỉnh điểm thì Dương lại thịnh và Âm lại suy cứ thế tuần hoàn biến đổi. Quy luật Âm Dương biểu đạt bằng hình tròn, trong Âm có Dương và ngược lại. Sự vận động của Âm Dương là vi tế và không thể số hoá chi tiết được.

2.3. Cơ chế tương tác của các yếu tố vật chất được thống nhất bằng thuyết Ngũ hành (H: 五行, A: Five primary elements, Five elements of nature, P: Cinq éléments primaires, Cinq éléments de la nature). Thuyết Ngũ Hành ra đời giải thích được đầy đủ sự tương tác vận động của vật chất, mặc dù thế giới vật chất vốn vô cùng phức tạp và đa dạng; nó có quy luật Tương Sinh và Tương khắc. Ngũ Hành được biểu đạt như một hình Ngũ Giác nội tiếp trong hình tròn Âm Dương phản ánh mặt định tính của Âm Dương.

2.4. Bát Quái (H: 八卦, A: Eight diagrams, P: Huit diagrammes) chính là một sự số hoá cụ thể hoá quy luật Âm Dương, hình tròn được chia thành 8 phần tương ứng với 8 mặt cắt điển hình của Âm Dương. Hình Bát Giác nội tiếp chứa trong hình tròn phản ánh Bát Quái là một cụ thể số hoá, sự định lượng hoá quy luật Âm Dương. 8 trạng thái của Âm Dương được biểu đạt thành 8 quái khác nhau. Ngay Bát quái cũng có hai đồ hình, Tiên Thiên Bát Quái phản ánh sự vận động của vũ trụ thời kỳ đầu, áp dụng cho những bài toán vũ trụ, tự nhiên ở quy mô lớn. Hậu Thiên Bát Quái phản ánh sự vận động của vũ trụ thời kỳ sau, áp dụng cho con người và những bài toán quy mô nhỏ. Giữa hai đồ hình này như hai mô hình tương giao, sự vận dụng đòi hỏi linh hoạt và còn cần khám phá nghiên cứu rất nhiều sự phối hợp của chúng sao cho hiệu quả.

3. Phối hợp thành lý thuyết chung :

3.1. Tính chất Âm dương Ngũ hành của một đối tượng (trong một cấu trúc) được xác định đồng thời 2 yếu tố là tính chất Âm dương và tính chất Ngũ hành, tức là: một đối tượng được xác định tính chất là Âm (hoặc Dương) thì nhất thiết phải có cả tính chất xác định trong Ngũ hành, và ngược lại, một đối tượng được xác định tính chất trong Ngũ hành thì nhất định phải có tính chất xác định là Âm (hoặc Dương). Hai cấu trúc cơ bản của Triết học Âm dương Ngũ hành là cấu trúc số và cấu trúc tượng. Cấu trúc số là hệ thập phân được xắp xếp thành hai đồ hình Hà Đồ và Lạc Thư. Cấu trúc tượng là nguyên lý Âm dương Ngũ hành được biểu hiện một cách tương tự bằng các hình tượng (hào, quái). Tính chất Âm dương Ngũ hành của các đối tượng trong cấu trúc số được xác định rất rõ ràng, nhưng trong cấu trúc tượng, tính chất Âm dương Ngũ hành của các đối tượng nhiều điểm sai lệch với chính tiền đề của nó.

3.2.. Do các nguyên lý đó mà hình dung ra sự hình thành và phát triên của Vũ trụ: Hư vô (H : 虛無, A: The Nothingness, P: Le Néant)  sinh Thái cực (H: 太極, A: The Universal Monad, P: La Monade Universelle), Thái cực sinh Lưỡng nghi (H: 兩儀, A: Two principles, P: Deux principles) là Âm thổ và Dương thổ. Âm dương tiến hóa theo luật Ngũ hành mà Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng (H: 四象, A: Four Symbols, P: Quatre animaux) là: Thái dương (Thaiduong), Thiếu âm (Thieuam), Thiếu dương (Thieuduong) và Thái âm (Thaiam) tượng trưng bốn mùa Xuân , Hạ, Thu, Đông và 4 phương Đông, Nam, Tây, Bắc. Tứ tượng sinh ra Bát quái (H: 八卦, A: Eight diagrams, P: Huit diagrammes): Càn (/), Đoài (/ ), Ly (/), Chấn (/), Tốn (/), Khảm (/), Cấn (/), Khôn (/) tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Núi, Nước, Đất.... Bát quái sinh Ngũ hành (H: 五行, A: Five primary elements, Five elements of nature, P: Cinq éléments primaires, Cinq éléments de la nature) là :  Mộc , Hỏa , Thổ , Kim và Thủy . Từ đó sinh ra Trời, Đát, Người cùng vạn vật...

4. Vĩ thanh :

Dù trình độ “Tây học” cao sâu đến đâu cũng không thể lý giải các sự kiện, hoạt động tâm linh bằng kiến thức hiện đại, bằng nguyên lý duy vật của khoa học thực nghiệm (experimental science) phương Tây, nguyên lý của Chủ nghĩa Marx - Lenin mà phải bằng Dịch lý (H : 易理, A: The philosophy of the Yi King, P: La philosophie du Yi King) vói nền tảng là 3 học thuyết (Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái) đủ làm thành 3 tiền đề trụ cột tạo thành một lý thuyết thống nhất để giải thích mọi quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Cùng với thuyết Can Chi, 3 thuyết triết học cổ điển trên đã có nhiều ứng dụng trong mọi mặt đời sống xã hội từ trước tới nay tất nhiên ngày tháng sử dụng ở đây phải là ngày tháng Âm lịch! Đây thực chất là khoa học kinh nghiệm (experiential science) phương Đông.

Hiện nay chúng ta đã biết được những ứng dụng to lớn của lý thuyết vĩ đại này như Nhân học, Thiên Văn học, Dự đoán học,...nhưng trong tương lai, còn cần khai thác, nghiên cứu, khám phá thêm nhiều khảo cứu mới để hoàn chỉnh lý thuyết vĩ đại này làm tiền đề cho các môn khoa học khác. Điều này còn đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà nghiên cứu văn hoá Phương Đông. Còn với người dân như chúng ta nên hiểu để tự làm chủ bản thân, không rơi vào mê tín dị đoan (H: 迷信異端, A: The superstition, P: La superstition).

Dù đã rất cố gắng, nghiền ngẫm nhiều sách, đọc khối trang Website liên quan, kiểm nghiệm thực tế mấy chục năm trong ngành CA mà tôi tự thấy vẫn chưa hiểu và nhớ hết được những vấn đề sơ lược trên.

Mỗi lần cần tính, thử nghiệm lại phải mở những trang vừa soạn để đối chiếu, tìm ra kết luận.

Mục đích là để “chọn lành tránh dữ ”, biết để tự làm chủ mình, góp phần thực hiện lời dặn của người xưa :  家事何必問外人 (Gia sự hà tất vấn ngoại nhân) tức Việc của nhà mình cớ gì cứ đi nghe người ngoài !

-         Lương Đức Mến, Đông Quý Mão 2023-

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!