[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


04 tháng 4 2019

Sự LỆCH LẠC VỀ TÂM LINH, TÍN NGƯỠNG

Là người Việt, chả mấy ai là không tin vào chuyện ma, vào việc có vong và “báo oán”,... Kỵ húy  (H: 忌諱, A: To abstain, P: S'abstenir) tức kiêng tránh, hay là kiêng tên người chết, rồi kỷ niệm người chết bằng cúng giỗ mà chữ là Kị nhật (H: 忌日, A: Anniversary of a death, P: Jour anniversaire du mort) khấn mời Tổ Tiên cùng các vong linh thân thích trong dòng họ Đồng lai phối hưởng 同來配享 tức cùng về  hưởng lễ vật....
Muốn hiểu sâu thêm vấn để đó, ngoài việc hiểu về “Oan gia Trái chủ”, về “Nghiệp”, “Tiền kiếp” cần phải biết “Vong” là gì, có thực có “vong” không? Việc cúng “vong” và mê tín,...
1. Trước hết, tìm hiểu về VONG:
Câu hỏi từ thời cổ “sau khi chết con người sẽ ra sao” là câu hỏi chưa có lời giải đáp và chính điều đó đã hình thành nên các tôn giáo. Nhưng dù ở phương Tây hay phương Đông, người ta luôn tin rằng có một thế giới khác sau khi con người “nhắm mắt xuôi tay”.
Ở vùng Đông Á hiện nay có Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên là quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo, theo học thuyết Mác- Leenin. Như thế, về nguyên tắc là vô thần nhưng những tín ngưỡng dân gian truyền thống cùng các tôn giáo mà điển hình là Nho giáo (H: 儒敎,  A: Confucianism, P: Confucianisme), Phật giáo (H : 佛敎 , A: Buddhism, P: Bouddhisme),  Lão giáo (H: 老敎, A: Taoism, P: Taoisme) và muộn sau là Công giáo (H: 公敎, A: Catholicism, P: Catholicisme) lại khá phát triển.  
Chính vì vậy, đa số người dân tin rằng trong thực tế có nhiều loại ác quỷ, ngạ quỷ làm hại người sống và cần trấn áp hoặc mua chuộc chúng.
Quan niệm này xuất hiện khi cổ nhân phương Đông cho rằng: con người, cũng như mọi sinh giới đều trải qua bốn giai đoạn:  sau khi “Sinh” có mặt trên đời rồi theo thời gian con người trở thành “Lão” , tiếp sẽ đi đến kết cục “Bệnh” rồi dẫn đến “Tử” phù hợp với quy luật tạo hóa (H: 造化 , A: The creation, Creator, P: La création, Le Créateur)[1]. Triết lý nhân sinh rất phổ biến ở Á Đông, cho rằng đời sống của con người nơi cõi trần chỉ là một giai đoạn ngắn tạm thời trong suốt một cuộc sống bất tận nên có câu “Sinh ký tử qui 生寄死歸,tức là sống gởi thác về.
Triết lý Á Đông cho rằng con người có 2 phần thể xác và Linh hồn. Trong đó Linh hồn (H: 靈魂 , A: The soul, P: L'âme) là phần vô hình rất linh thiêng của con người khi nó rời bỏ thể xác. Linh hồn gồm: Phách (là hình thể, là chỗ để cho hồn nương dựa) vốn thoát xác sau khi người ta chết và Hồn (là tâm thức, có sở dụng tinh anh linh diệu mà không hình ảnh, nó nương tựa vào “phách”) ở lại thân xác một thời gian khi con người tắt thở và chỉ đi sau khi nhận được lễ. Gộp linh hồn và thể xác gọi chùng là Hồn phách (H: , A: The soul and body, P: L'âme et corps). Người ta lúc sống thì hồn phách cùng quấn với nhau, đến lúc chết thì hồn phách lìa nhau. Khi sống mà chân thần lạc mất, linh hồn sợ hãi gọi là Phách lạc hồn kinh  (H: 魄落魂驚 , A: To lose consciousness, P: Esprit égaré et âme effrayée).
Cổ nhân còn tin rằng Hồn người chết ngự trên trời, theo đúng tôn ti trật tự “có trên có dưới” theo quan niệm “trần sao âm vậy”. Như thế, thần với quỷ đều là hồn hóa ra, đó là một vật rất thiêng hơn cả muôn vật, cho nên lại gọi là “linh hồn” 靈魂 và các linh hồn còn chưa có chốn đi về, gọi là VONG LINH (H: 亡魂 - 亡靈 , A: Soul of dead person, P: L'âme du mort) cần được chú ý chăm sóc.
Khi tỏ ý kính trọng người ta gọi linh hồn người chết là “Hương hồn”  (H: 香魂, A: The perfum soul of dead, the venerable soul, P: L'âme parfumée de mort, l'âme vénérable) tức hồn thơm; còn chân thần cao quí thiêng liêng được gọi là Phách anh linh  (H: 魄英靈, A: The mysterious perisprit, P: Le périsprit mystérieux).
Như vậy là dân gian và triết học cổ Á Đông cho rằng là có “VONG”! . Hiện nay, phương Tây cũng không bác bỏ hẳn quan niệm đó bởi theo trang New Scientist thì Tiến sĩ Mohamad Koubeissi và cộng sự Đại học George Washington (Mỹ) cho rằng Vùng hạch nền (claustrum,  mảng tế bào thần kinh mỏng nằm ở khu vực phía dưới của trung tâm bộ não) nơi giữ linh hồn trong não người.
2. Kiếp, Nghiệp Oan, Trái:
Kiếp là đời sống kể từ lúc sinh ra cho đến lúc chết khi sống trên dương thế và gọi là Kiếp trần (H: 劫塵, A: The life in the world, P: La vie dans le monde). Ngoài ra, con người còn có những kiếp trước nữa gọi là Tiền kiếp (H: 前劫, A: The anterior life, P: La vie antérieure) và món nợ mà mình đã gây ra trong kiếp trước chính là Kiếp trái  (H: 劫債, A: The debt of past life, P: La dette de la vie antérieure).
Lại có Kiếp căn  (H: 劫根, A: Sort, destiny, P: Sort, destinée) chỉ đời sống hiện tại và những buồn vui trong cuộc sống do gốc rễ từ kiếp trước, tức là do những điều phúc đức hay những oan nghiệt mà mình đã gây tạo trong kiếp trước nên mới có câu “Tiền căn báo hậu kiếp”  前根報後劫, “Kiếp hòa căn”  劫和根  là cái kiếp sống hiện tại với những thăng trầm khổ vui lẫn lộn là do sự pha trộn ảnh hưởng của các việc thiện và ác đã gây tạo ra nơi kiếp trước.
Nghiệp (H: , A: Action considered as a cause of a previous existence, P: Acte causé par des existences antérieures) là con đường đi từ Nhân tới Quả, Nhân Quả xảy ra trong một kiếp hay trong nhiều kiếp. Từ đó có Nghiệp căn (H: 業根, A: The origin of Karma, P: L'origine de Karma) là cái gốc rễ của nghiệp, tức là những việc làm lành dữ trong kiếp trước; Nghiệp chướng (H: 業障, A: The obstacle of Karma, P: L'obstacle de Karma) là sự ngăn trở của nghiệp và đặc biệt là Nghiệp quả (H: 業果, A: Consequence of Karma, P: Conséquence de Karma) là cái kết quả của nghiệp, là cái trái sinh ra do việc trồng cây nghiệp.
Trong đời sống nếu tạo nghiệp ác sẽ là Nghiệt căn  孽根báo đáp lại gọi là Nghiệt báo  (H: 孽報, A: Retribution, P: Rétribution).
Từ KIẾP và NGHIỆP như vậy nên ai cũng có Oan gia  (H: 冤家, A: Enemy of the anterior existence, P: Ennemi de l'existence antérieure) là người có mối thù giận với mình từ kiếp trước và Trái căn (H: 債根, A: The debt of the anterior life, P: La dette de la vie antérieure) là những món nợ có gốc rễ từ kiếp trước.  Đồng thời trong đời sống ai mà chả có những lúc đi vay hay cho vay nên lại có Trái chủ (H: 債主, A: Creditor, P: Créancier) là người chủ nợ, người cho vay và Trái hộ (H: 債戶, A: Debtor, P: Débiteur) là người thiếu nợ, con nợ, người vay tiền.
3. Giao tiếp với người thân đã mất:
Ai, gia đình nào có người thân mới mất đều muốn biết xem những ngườ đó đã về đâu, “cuộc sống” ra sao, có cần gì, căn dặn gì không,...?...Từ nhu cầu đó, dân gian biết đến nhiều hình thức trao đổi giữa người đang sống với tiền nhân mà chủ yếu là: trực tiếp qua nhập đồng (qua miệng người ngồi đồng) hay gọi vong (qua lời người được vong nhập; qua báo mộng (mà lúc tỉnh người được báo mộng nhớ, kể lại để mọi người suy đoán); qua cầu cơ (求機, bằng đồng xu lăn đến chữ có nội dung cần cầu) hoặc xin xăm; hỏi trực tiếp bằng xin Âm Dương (đồng ý hay khước từ).
Từ những “thông tin” thu được đó, người còn sống sẽ “thương lượng” với “ma quỷ”, nương theo “vong ý” mà thực hiện để vong vừa lòng, siêu thoát,...Hoặc là trấn, xua vong để toàn gia không bị đe dọa,...
4. Việc cúng Vong:
Như trên đã nói, con người chỉ chết về thể xác, còn lại phần Linh hồn tinh túy mà chưa chốn đi về là “Vong” rất cần được “chiều chuộng”, kính lễ. Hơn nữa, cổ nhân cho rằng “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, đòi hỏi hiếu với Cha Mẹ khi chết cũng như hiếu với Cha Mẹ khi còn sốngPhật giáo lại tin vào thuyết Luân hồi nên cho rằng: sau khi con người chết, linh hồn tiếp tục đầu thai sang kiếp khác.
Do vậy người Á Đông tin rằng “ở hiền gặp lành” khi chết nhanh được siêu thoát nên sinh ra lễ cầu siêu, cầu cho vong hồn người chết mát mẻ siêu thoát, sớm chuyển kiếp và sau đó được con cháu thờ cúng. Tục này có từ xa xưa, trước khi tôn giáo xuất hiện. Từ tín ngưỡng sơ khai “đa thần” đến là nơi có nhiều tôn giáo. Đặc biệt, hoàn cảnh lịch sử đã làm cho Việt Nam trở thành mảnh đất tốt để Tam giáo (H: 三敎, A: Three great religions, P: Trois grandes religions, gồm: Phật, Nho, Lão) lớn mạnh trong lòng bao dung của người dân Việt. Với nước ta, Tam giáo đồng nguyên (H: 三敎同原, A: Three religions was originated from the same source, P: Trois religions sont provenues de même source) và Tam giáo vô dị thuyết  三敎無異說, tức học thuyết của Tam giáo không có gì khác biệt lớn. Ba tôn giáo cổ truyền là điểm tựa vững chắc cho tâm hồn và dẫn dắt cuộc sống trong các mối quan hệ  ràng buộc cá nhân - gia đình - xã hội - quốc gia.
Tục thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng sơ khai Á Đông bởi lòng hiếu thuận, ai cũng muốn kéo dài sự hiện diện của thân nhân đã khuất qua lễ lạt, tưởng nhớ. Nó thành phong tục tập quán dân gian từ cổ xưa, nó tồn tại cùng với việc thờ cúng ông bà tổ tiên trong ĐẠO ÔNG BÀ. Khi tôn giáo được truyền vào, để không xẩy ra “xung đột” với tín ngưỡng dân gian bản địa, tôn giáo từng bước “bản địa hóa” và phải “đồng hành cùng tín ngưỡng dân gian”  mới có quần chúng, có chỗ đứng. 
 Do vậy, dù giáo lý nhà Phật không có nói đến cúng Vong nhưng Phật tử, gia đình Phật tử hay tại các Chùa vẫn cúng vong và chính các Sư đã đã tham gia “trợ giúp” người dân thực hành các nghi lễ mang tính cầu cúng vong hồn (cũng như nghi thức “Dâng sao giải hạn”).
Sau này, khi các giáo sĩ dòng Tên (Jesuit) khi sang châu Á truyền đạo nhận rõ tập tục thờ cúng tổ tiên của người Đông Á đã đề nghị Vatican vào thế kỷ 17 cho chấp nhận một số nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người bản địa nhưng không được chấp nhận. Cho đến các thập niên 1960 Thiên Chúa Giáo vẫn nghiêm cấm việc thờ cúng tổ tiên vì thế công việc truyền giáo bị ảnh hưởng. Với Tân ước (H: 新約聖經, A: New Testament, P: Nouveau Testament, Hi Lạp Καιν Διαθήκη) của Cộng đồng Vatican II (1968), Tòa Thánh đã nới lỏng lệnh cấm và hiện nay nhiều nơi Giáo dân theo về Việc họ, thực hiện nghi thức thờ cúng tổ tiên không khác Phật tử là bao.
Từ việc cúng vong dẫn đến việc tổ chức lễ Cầu siêu (H: 求超, A: To ask the salvation of soul, P: Demander à la salvation de l'âme) mong Thần, Phật cứu vớt các vong hồn cho được siêu thăng lên cõi Niết Bàn (H: 涅槃, A: Nirvana, P: Nirvana) thoát khỏi luân hồi sinh tử; hằng năm thực hiện nghi thức Kị nhật (H: 忌日, A: Anniversary of a death, P: Jour anniversaire du mort) theo âm lịch vào ngày người thân lìa trần!. Tất nhiên việc cúng giỗ chỉ trong vòng 5 đời theo nguyên tắc Ngũ đại mai Thần chủ五代埋神主, tức là năm đời thì đem chôn bài vị  người đã chết đi, dồn vào “hợp tế” 合祭cúng giỗ chung với các bậc tổ tiên.
5.  Giải oan cắt kết:  
Nhận ra oan trái từ cái nghiệp bản thân, ngoài việc “tu Nhân, tích Đức, phùng Thiện”, cổ nhân còn tìm đến hình thức “giải oan cắt kết”. Trong đó có:
- Chung nhất: Giải thân định trí  解身定智là cởi bỏ xác thân phàm để  linh hồn và chân thần thoát khỏi thể xác, rồi làm cho cái trí được yên ổn thì mới có thể sáng suốt nhận định hiểu biết.
- Cơ bản là Giải căn  (H: 解根 , A: To deliver the cause, P: Délivrer la cause) là cởi bỏ cái gốc rễ, tức là cởi bỏ cái nghiệp; Giải oan (H: 解冤 , A: Baptism of expiation, P: Baptême de l'expiation) là cởi bỏ hết các oan nghiệt; Giải nghiệt (H: 解孽, A: To deliver from retribution, P: Délivrer de la rétribution) là cởi bỏ hết các nghiệp ác để khỏi bị ác báo; Giải kết  (H: 解結, A: To deliver oneself from attachments, P: Se délivrer des attaches) là cởi bỏ các sợi dây ràng buộc và Giải quả trừ căn  解果除根là giải trừ căn quả, là cởi bỏ hết và làm cho mất đi các kết quả xấu báo đáp lại của các việc làm thiếu đạo đức trong kiếp sống trước.
- Sự vụ là Giải nạn (H:   解難, A: To deliver from calamity, P: Délivrer de la calamité) là giải thoát khỏi các tai nạn hay Cầu đảo (H: 求禱, A: To implore, P: Implorer) là cúng tế để cầu xin các Ðấng thiêng liêng ban cho một điều gì.
6. Vĩ thanh :
Việc các tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo “thỏa hiệp”, tìm cách diễn giải các nghi lễ có sẵn của xã hội bản địa Đông Á theo cách hiểu của giáo lý đã giúp các tôn giáo có chỗ đứng trong xã hội và Phật giáo trở thành tôn giáo truyền thống có đông tín đồ trên đất Việt!
Chính từ đặc điểm lịch sử, xã hội và văn hóa nên khắp đất Việt, địa phương nào cũng có di tích thờ tự, tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó nhiều di tích được xếp hạng. Qua cái thời quá tả đạp phá Chùa, Đền, bài trừ cúng tế ngày nay khắp nước đâu cũng xay Chùa, dựng Đền. Những năm gần đây, kinh tế thị trường phát triển, nhiểu “khu du lịch tâm linh” ra đời, đáp ứng nhu cầu vừa đi du ngoạn vừa cầu cúng của một bộ phận người dân hiện nay và dân Việt, nhất là đầu năm là đổ xô đến các chốn tâm linh cầu khấn.
Thấy cảnh đó chớ lầm tưởng rằng người Việt mộ đạo, thấm nhuần tư tưởng đạo Phật. Nhưng hỏi kỹ ra thì không phải như vậy! Một số người đến vãn cảnh, đi chơi theo phong trào, còn lại hầu như là cầu cúng, xin xỏ trong khi chả biết tý gì về giáo lý nhà Phật, không phân biệt nổi Chùa với Đền!.
Các “khu du lịch tâm linh” mọc lên, cái sau hoành tráng hơn cái trước nhưng lại xa lạ với tâm linh người Việt. Bên cạnh cái “được” : thu hút nhiều khách thập ương, tạo ra lượng việc làm cho một số lao động, ngân sách địa phương cũng gia tăng,...là những cái “mất” khó đong đếm. Đó là: phá vỡ cảnh quan vốn có, mất cân bằng sinh thái, suy giảm ý nghĩa nhân văn vố có của việc lễ Chùa. Đã có ai, cơ quan nào tính, thẩm định được ngân sách địa phương, nhà nước tăng bao nhiêm, chiếm tỉ lệ thế nào trong nguồn thu “khủng” từ mọi thức dịch vụ trong đó?
Hiện nay đã thấy nhiều, dầy các “khu Du lịch Tâm linh” và tại đó, đức tin đang bị thao túng, “tín ngưỡng” trở thành “mê tín”, các cơ sở Tâm linh trở thành nơi kinh doanh béo bở với nhiều hình thức quái dị!
Chùa nào cũng trưng ảnh các lãnh đạo đến dự Lễ Động thổ, Cắt băng,...rồi những phiến đá khắc tên tuổi, chức vụ các lãnh đạo được các cột Đồng, xích Sắt quây kín,...trông nó cứ thế nào ấy!
Trước hiện tượng đó, các cơ quan quản lý Nhà nước phải vào cuộc nhưng mỗi chúng dân cần phải tự học, tự tìm hiểu về những vấn đề Tâm linh, Tín ngưỡng để hành động cho đúng! Gặp khó khăn phải tìm ra nguyên do, phấn đấu vượt qua chức không thể trông chờ vào một lực lượng siêu nhiên nào, không thể đi cầu xin những Đấng Thần linh vô hình nào ban phát được!
Còn các bậc “chăn dắt” phần hồn dân chúng đừng biến những bài thuyết giảng tâm linh thành tuyên truyền mê tín, thành công cụ kinh doanh, biến nơi thờ tự, điểm tâm linh thiêng liêng thành cơ sở làm giầu!
Thế chân kiềng: Quan chức – Sư sãi – Đại gia đã, đang hình thành đầu tư dạng “BOF tâm linh” (Build-Operate-Fool, Xây dựng – Vận hành – Ngu dân) cần phải sớm được loại bỏ.  
- Lương Đức Mến, chuẩn bị Thanh Minh 2019-


[1] Trừ những người chết trẻ sẽ không qua giai đoạn “lão”, những người chết “bất đắc kỳ tử” cũng không từng bị “bệnh”. Chính bởi 4 chữ này mà khi làm rui nhà hay làm cầu thang người ta kiêng những kích thước, số lượng là bội số của 4 mà cố lựa sao nó có 4n+1, nghĩa là rơi vào chữ “Sinh”!

1 nhận xét:

  1. BỘ SỬ KINH TỐI CAO CỦA DÂN TỘC VIỆT
    Đối với dân tộc Việt Nam mà nói, không ai là không muốn biết sự thật về Quốc Tổ. Nhất là đất nước đang trong cơn khó khăn hiện nay. Quốc Tổ là dãy núi cao sừng sững chỗ tựa vững chắc của dân tộc Việt Nam. Vị Vua Anh Linh Tối Cao trên tất cả vua từ thời dựng nước đến bấy giờ. Muốn biết tiền thân Quốc Tổ là ai? Từ cõi Trời nào sanh xuống làm con của ai nơi chốn phàm trần? Lớn lên làm gì? Tu luyện ra làm sao? Tư cách, nhân cách, phẩm hạnh, tài năng, đức độ, hùng, bi, trí, dũng Quốc Tổ. Quốc Tổ làm cách nào hàng phục gồm thâu trăm bộ tộc, mà không cần động đến gươm đao. Bất Chiến Tự Nhiên Thành. Cũng như đánh với ba con chúa quỷ. Mộc Tinh, Ngư Tinh, Hồ Tinh. Khai lập lên nước Văn Lang, Quá trình khai dựng lên nước Văn Lang theo đường lối phương châm nào? Vì sao? Quốc Tổ lấy VĂN làm đầu khai dựng lên đất nước. Mà không lấy LỄ làm đầu khai dựng lên đất nước? Vì Sao Quốc Tổ khai dựng lên nước Văn Lang đi đôi với nền Quốc Đạo. Vì đất nước vô đạo. Con người vô đạo, đất nước ấy không bao lâu trở thành đất nước quỷ. Những gì Quốc Tổ dặn dò đối với Bách Việt Văn Lang trước khi từ giả cõi trần về Trời. Cũng như sự trở lại sau 5000 năm cứu lấy con cháu Việt Nam giải trừ kiếp nạn... Một phần nhỏ những gì nói trên đều nằm trong Long Hoa Mật Tạng - Bộ Kinh hiếm quý Bảo Vật của dân tộc Việt Nam. Đưa dân tộc Việt Nam tỏa sáng khắp năm châu bốn biển. Gươm thiên trấn quốc, độc lập tự do, thái bình an lạc muôn năm. Mùa xuân mãi mãi nở trong lòng người, xuân giàu sang, xuân hạnh phúc trên khắp đất nước quê hương. ______________ Người dân Việt đã đến hồi "nhận Tổ quy Tông", hướng về Quốc Tổ Hùng Vương, văn hóa cội nguồn, truyền thống dân tộc. Ta nên biết Cội Nguồn dân tộc Là anh linh sức mạnh Việt Nam Cây có gốc nở cành xanh ngọn Nước có nguồn tràn ngập mênh mang Ai ơi đừng bỏ Cha Ông Công Thành danh toại vinh quang rạng ngời [QUỐC BẢO CHÂN KINH - LONG HOA MẬT TẠNG] Anh Linh Quốc Tổ Hùng Vương truyền lại.
    https://www.youtube.com/watch?v=0f-9WluNXfg&list=PL2qFoJpuagqtdly_J5A4q3Sne6jGq4iKn
    VĂN HOÁ CỘI NGUỒN HAY LỜI DẠY CỦA QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG gồm:
    1 – Long Hoa Luật Tạng Kinh
    2 – Long Hoa Thiên Tạng Kinh
    3 – Long Hoa Pháp Tạng Kinh
    4 – Long Hoa Mật Tạng Kinh
    5 – Sau Thời Hậu Đế Kinh
    6 – Long Hoa Giới Đức
    7 – Quốc Bảo Khai Kinh
    8 – Long Hoa Lược Truyện
    9 – Long Hoa Đại Cương
    10 – Nhơn Luân Hiếu Nghĩa Kinh
    11 – Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên
    12 – Long Hoa Thi Tập Thời Đại
    13 – Long Hoa Thi Tập Hữu Ích
    14 – Long Hoa Thi Tập Phổ Độ
    15 – Văn Lang Chiến Sự I
    16 – Văn Lang Chiến Sự II
    17 – Văn Lang Chiến Sự III
    18 – Long Phụng Hiệp Nghĩa
    19 – Câu Chuyện Hồng Trần
    20 – Văn Học Nghị Luận

    Trả lờiXóa

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!