[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


29 tháng 9 2017

Tìm hiểu về CHỮ THỌ

Nhân chuẩn bị đến ngày QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI (01/10)[1], thử bàn về chữ “THỌ” viết bởi Hán tự ().
Tự điển Thiều Chửu có tới 5 chữ ghi âm Thọ, là: , ,寿, ,  trong đó 3 chữ đầu đều thuộc bộ Sĩ, có nghĩa là “lâu dài, sống lâu”, chữ  bộ Trảo  là “chịu nhận lấy, vâng mệnh”, chữ thứ năm thuộc bộ Mộc, có nghĩa là “cây, gây dựng”. Ta nghiên cứu chữ “thọ” đầu tiên : .
1. Về chữ THỌ:
1.1. Đại cương:
Chữ Thọ  có 14 nét thuộc bộ sĩ  ; Về ngũ hành, nó thuộc Kim ; có thiết âm là 殖酉切 (thực dậu thiết) và có code là U+58FD.
1.2. Cấu thành:
 Ngoài bộ Sĩ , chữ  thêm 4 yếu tố hợp thành là các chữ Nhị , Công , Khẩu  và Thốn . Ý nghĩa như sau:
- Điều đầu tiên muốn sống lâu thì bộ óc luôn luôn phải suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo bởi chữ Sĩ  nghĩa đen là học trò, hiểu rộng ra là kiến thức. Người già càng lắm kinh nghiệm và ngày nay, có quan điểm xây dựng một xã hội học tập và học tập suốt đời bởi tri thức luôn thay đổi, cần được cập nhật.
- Chữ Nhị , nghĩa đen là hai, hiểu rộng ra là quan hệ giao lưu qua lại. Người già cần thường xuyên giao tiếp, giúp nâng cao năng lực tư duy, giải tỏa những mắc mớ làm cho đầu óc thanh thản, tăng cường giao lưu để có nhiều bạn mới, có cơ hội gặp nhau thường xuyên, sống vui vẻ, có ích. Như thế sẽ ít bệnh tật hơn.
- Chữ Công , nghĩa là vận động. Người già không nên trơ, ì mà cần vận động theo sức lực của mình, giúp cho mạch máu được đàn hồi, không xơ cứng. Khi đó máu dễ lưu thông đến nuôi các tế bào trong cơ thể, nhất là bộ não sẽ không bị “lão hóa” nhanh. Thể dục dưỡng sinh chính là nhằm mục đích này. Nhà Phật cho rằng không phiền não, không sát sanh hại vật, phải làm nhiều việc Phúc đức thì tuổi thọ mới tăng.
- Chữ Khẩu , nghĩa là miệng. Ở đây thể hiện điều ăn, tiếng nói của người già,  bao hàm ý “ăn bớt bát, nói bớt lời” hay câu “tai họa từ mồm mà ra, bệnh tật từ mồm mà vào”. Muốn được THỌ thì ăn uống phải điều độ, hạn chế thịt cá vì khó tiêu, không nên ăn no, tuyệt đối không dùng những chất có độc hại nguy hiểm như ma tuý, hạn chế bia rượu, thuốc lá...Lời người già rất quan trọng, thường được mọi người lưu tâm, coi trọng nghe theo nên không phát ngôn lung tung.
- Chữ cuối cùng là chữ Thốn  còn đọc là “tấc”, gồm 10 phân, nghĩa rộng là sự đo đếm, là mực thước, là định lượng các hoạt động ở một mức thích hợp cho từng người chứ không phải cho tất cả mọi người. Tuổi thọ càng tăng thì càng phải làm người mẫu mực trong gia đình và dòng họ để giáo dục con cháu nên người.
1.3. Hạn chế của chữ giản thể:
Từ 1950s Trung Quốc đại lục sử dụng chữ giản thể 简体 nên chữ THỌ bằng Hán tự từ 14 nét  (4 chữ ghép lại như đã viết ở trên), có code: U+58FD chỉ còn 7 nét 寿 (3 nét của bộ “thốn” và 4 nét của chữ “phong” ) và mang code: U+5BFF! Như vậy chữ “thọ” đã:
- Mất đi 7 nét nói vui là giảm đi một nửa số tuổi! Chữ “thọ” giản thể 寿 bị ăn bớt nét cũng như cắt giảm tuổi thọ người ta vậy nên khi mừng thọ ai, tặng chữ người phải viết kiểu chữ phồn thế đủ 14 nét !
- Chữ này thuộc dạng hội ý 会意nguyên gốc chữ  thể hiện người già (thọ) là người “hiểu rộng, nhiều kinh nghiệm”, cần giao lưu, vận động, phát ngôn,...muốn sống thọ, phải học, phải làm việc, phải trao đổi bằng lời nói, phải biết tính toán... mới được gọi là “thọ”! Khi chuyển sang chữ giản thể ý nghĩa đó mất đi, chữ 寿 chỉ người cao tuổi trở thành người “đo đếm, cân nhắc”, có thể là những người không chịu học, không làm việc, suy nghĩ...Như thế sao gọi là “thọ” được!   
- Nghĩa cơ bản là lâu dài, có tuổi; nó còn dùng để chỉ ngày sinh hay “Chúc”, đời xưa đem vàng lụa tặng cho người tôn kính hay lấy rượu mà chuốc. Do vậy có câu “Thọ khảo vĩnh trường” (壽考永長, Già cả sống rất lâu dài), mở rộng ra có câu “Thọ quốc mạch” (壽國脈, Quốc gia trường tồn)
- Từ đó sinh ra “Thọ chung” (H: 壽終,  A: To die, P: Mourir) là hết tuổi thọ, tức chết; “Thọ đường” (H: 壽堂, A: The coffin, P: Le cerceuil) là nhà giành cho người già, tức áo quan sắm sẵn cho người cao tuổi
Vì ý nghĩa đó nên chữ “Thọ” xuất hiện nhiều trong kiến trúc từ cung điện, tư gia của các bậc vương giả cho tới những ngôi nhà bình dân.
Những cách điệu chữ Thọ vuông hay tròn được xử lý qua những đường thẳng, cong, khỏe mạnh, cân xứng cho hiệu quả thẩm mỹ cao nhất khi được phóng lớn trên các bức tường hoặc cửa sổ. Những chữ Thọ uốn lượn cầu kỳ theo mô tuýp trang trí vân mây, hoa lá... tỏ ra thích hợp hơn trong các điêu khắc, chạm trổ trên gỗ hoặc đồng. Những chi tiết nhỏ hơn như đèn tường, chiếc rèm hay những vỏ gối cũng có sự hiện diện của chữ Thọ.
Muốn khôn phải học suốt đời, ()
Đừng sống khép kín luôn người có đôi. ()
Miệng ăn, nói phải giữ lời, ()
Lại luôn vận động nên người dẻo dai. ()
Sống mực thước, chẳng đơn sai, ()
Ấy là chữ Thọ, muôn đời ước mong. ().

- Lương Đức Mến, 29/9/2017-



[1] * Ngày 14 tháng 12 năm 1990 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 1 tháng 10 hàng năm làm ngày quốc tế người cao tuổi, như đã được ghi trong Nghị quyết 45/106. Ngày quốc tế người cao tuổi đầu tiên được tiến hành vào ngày 01/10/1991.
* Sau khi bôn ba, ngày 28/1/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng ViệtNam. Người đã thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Mặt trận Việt Minh) vào ngày 19/5/1941. Sau đó, ngày 6/6/1941, Người viết bài “Kính cáo đồng bào”, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian, cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng” và trong đó, Người đã đặt người cao tuổi lên vị trí hàng đầu trong các tầng lớp nhân dân. Làm theo lời kêu gọi đó, các thế hệ người cao tuổi Việt Nam đã đem hết trí tuệ, tài năng và cả xương máu của mình vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ và thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Người cao tuổi hoàn toàn xứng đáng với 18 chữ vàng của BCH Trung ương Đảng tặng: “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Với ý nghĩa to lớn và sâu sắc đó của lời kêu gọi “Kính cáo đồng bào”, để phát huy vai trò và truyền thống của người cao tuổi, động viên người cao tuổi vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 26 tháng 3 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 06 tháng 6 hàng năm là “Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam”.
Điều 6 Luật Người cao tuổi Số: 39/2009/QH12 quy định: Ngày 06 tháng 6 hằng năm là Ngày người cao tuổi Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!