[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


24 tháng 11 2016

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ HỌ LƯƠNG VIỆT NAM LÀ TỪ BẮC QUỐC DI CƯ SANG

Theo dõi trang Cộng đồng họ Lương Việt Nam và một số trang khác thấy có nhiều người (có cả người họ Lương) viết rằng: Họ ta có nguồn gốc từ Trung Quốc, thậm chí có bạn còn nói đã sang được 2000 năm! Đọc thấy mà chạnh buồn nên tỉnh dậy sắp xếp lại suy nghĩ của mình và đưa lên đây để nhớ!
1. Trên trang HỌ LƯƠNG XỨ ĐÔNG, bài 48.ĐLS. Tìm hiểu NGUỒN GỐC HỌ LƯƠNG VIỆT NAM tôi đã nêu những điều sơ lược về vấn đề này qua kết quả tìm hiểu của chủ trang. Trong đó đã nhấn mạnh:
1.1. Dù có thể không bao quát được tất các các chi phái, nhưng khái quát lại họ Lương Việt Nam có thể được hình thành từ mấy nguồn sau:
- Người Hán đã “phiên âm” họ vốn có của người Việt;
- Người dân bản địa tự đặt tộc danh;
- Quan đô hộ phương Bắc hay các Tù trưởng gán họ cho dân bản địa;
- Các gia đình có học, chức sắc bắt chước đặt họ cho tộc nhà mình;
- Chính quyền phong kiến Việt Nam gán cải họ cho tộc dân thiểu số.
1.2. Trong cộng đồng họ Lương Việt Nam có những chi, phái, gia đình đúng là từ Trung Quốc sang qua nhiều thời kỳ, như: trong những cuộc di cư vào thời đại đồ đồng (青铜时代,  trước 2100 tCn), khi nhà Tần 秦王, 246 tCn-221 tCn) diệt Bách Việt (百粵, 249 tCn- 221 tCn), khi nhà Nguyên (元朝, 1271 - 1368) thay nhà Tống (宋朝, 960-1127), khi nhà Thanh (大清國, 1644-1911) thế nhà Minh (明朝, 1368 - 1644), sau phong trào Thái Bình Thiên Quốc (太平天國, 1851–1864) hoặc trong Cách mạng Văn hóa (文化大革命, 1966-1976) .... Nhưng đó không phải là tất cả!

2. Đồng thời bài 94. ĐLS. Tìm hiểu về BÁCH TÍNH QUẬN để quan viên họ CHỚ NHẦM LẪN VỀ GỐC GÁC CỦA HỌ NHÀ MÌNH đã khẳng định:
2.1 Không nên máy móc áp dụng sách Bách gia tính 百家姓 và Quận danh Bách gia tính 郡名百家姓 biên soạn từ thời Tống (宋朝, 960-1127) vào việc định danh các họ ở nước ta bởi sự không giống nhau giữa số lượng các “họ” và địa danh thực tế của Việt Nam và Trung Quốc. Lại càng không được coi Tổ quán 祖貫 ghi trong đó là Tổ quán của các họ Việt Nam (và ngay cả Trung Quốc đương đại), trong đó có họ Lương.
Họ Lương (cũng như các họ khác) hiện đang ở hay xuất phát từ Việt Nam là từ Việt Nam, là công dân Việt, gốc gác tại nước Đại Việt 大越 xưa mà nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ ta nếu chép bằng chữ Hán là , đọc theo âm Hán Việt là “lương” còn người Trung Quốc tuy có họ mà chữ Hán cũng chép là nhưng người ta lại đọc là “liang”!
2.2. Đọc sách cổ do người Tống 宋人 viết ra nhằm đích riêng của Nho sĩ nặng tư tưởng Đại Hán 大漢 để biết chứ không nên tin máy móc vào điều mà sách đó viết!
3. Về việc cư trú của người đồng tộc:
3.1. Họ nào cũng vậy, từ Tổ quán 祖貫, ngoài số quần cư tại nơi “cắt rốn, chôn rau” 𦠆墫胞, nhiều người, nhiều hộ chuyển đi nơi khác hình thành các chi, phái theo dọc chiều dài lịch sử, tỏa ra nhiều nơi theo chiều ngang không gian, lại thêm việc “mai danh ẩn tích” 埋名隱昔 bởi nhiều lý do… nên việc tìm về nguồn cội, truy nhận triệu tổ, thủy tổ, viễn tổ, thái tổ, tổ ; việc kết nối dòng họ là hết sức khó khăn.
3.2. Hơn nữa, thời “tiền quốc gia” và cả thời trung đại, khái niệm quốc gia chưa rõ ràng, chưa có đường biên giới và nơi giáp giới chỉ đắp một mô đất (gọi là phong tức bờ cõi) để đánh dấu. Thực ra, hiện tượng “bỏ ngỏ” biên giới như vậy phù hợp với quan niệm của giới cầm quyền về lãnh thổ: lấy ý thức thần quyền tồn tại dưới dạng vương quyền thay ý thức pháp quyền.
Sau này, tiến tới quan niệm “vùng biên giới”, tồn tại những vùng đệm nên người dân ít có khái niệm lãnh thổ hành chính, nặng về quan hệ họ hàng thân tộc nên việc họ qua lại thăm thân, gặp gỡ họ hàng, cư trú cho là bình thường.
Mặt khác, khi chính quyền trung ương chưa đủ mạnh thì những địa phương xa xôi được giao tự quản dưới hình thức ki mi (羈縻, cai trị lỏng lẻo, duy trì để cho không đến nỗi tuyệt hẳn) trong đó vấn đề hộ tịch ít được chú ý.
Đồng thời, trong nước chưa có “Luật Cư trú”, “Luật Quốc tịch”…và quan hệ với lân bang chưa có Hòa ước Westphalia về trật tự thế giới mới (Traités de Westphalie, 1648) nên việc di cư dễ dàng. Do vậy ngày nay ở vùng biên giới có những dòng họ (chung cụ Tổ 3-5 đời) lại cư ngụ trên 2 quốc gia khác nhau!
3.3. Do đó, việc xác định một cụ Tổ nguyên thủy cho tất cả các dòng họ Lương Việt Nam là ai, ở đâu? từ bao giờ là điều không thể cả về tâm linh và khoa học!. Đúng là “Tiền tiền vô thủy” (前前無始, Không biết điểm bắt đầu)
4. Trên thế giới, trong nhiều trường hợp dân di cư trở thành lãnh tụ của dân bản địa. Điển hình liên quan đến Hoa-Việt là :
- Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore (từ năm 1959 đến năm 1990) là Lý Quang Diệu (李光耀, 9/1923-3/2015) vốn tổ tiên là người Khách Gia 客家. Nguyên quán ở huyện Đại Bộ 大埔, tỉnh Quảng Đông 廣東 đến Singapore vào năm 1862 bởi Tổ phụ 祖父 là Lý Mộc Văn (李沐文, Lee Bok Boon, sinh năm 1846). Lý Quang Diệu đã lãnh đạo hòn đảo Sư tử này rất thành công trên mọi mặt, trong đó có việc độc lập về chính sách ngoại giao với Trung Hoa.
- Lý Thừa Vãn (Rhee Syngman hay Lee Seungman hay Yee Sung-man hoặc I/Ri Seung-man, H: 李承晩, Hàn: 이승만), 1875 – 1965), vị tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc (1948-1960, 대한민국 대통령/ 大韓民國 大統領.) vào ngày 6 tháng 11 năm 1958, trong dịp viếng thăm Việt Nam Cộng hòa (06/11/1948) từng nói rằng tổ tiên ông là người Việt. Có tài liệu nói ông là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến Bình Vương Lý Long Tường (李龍祥, 이용상 , sinh năm 1174). Nhắc lại rằng: Long Tường là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông (李英宗, trị vì 1138-1175) của Đại Việt và ông đến tị nạn tại Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải, trên bờ biển phía tây Cao Ly 고려, 高麗 từ 1226.
- Tổng thư ký Liên hợp quốc thứ 8 (đương nhiệm) Ban Ki-moon (Phan Cơ Văn/ 潘基文/ 반기문, sinh năm 1944 tại Chungju, Hàn Quốc) có ý kiến cho là hậu duệ của dòng họ Phan Huy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
5. Nên nhớ rằng: trong lịch sử và hiện nay do chuyển cư (có tổ chức hay tự phát), do điều động, do định cư ở quê ngoại… mà ít có làng xã cùng chung một họ và một dòng họ không chỉ còn tụ cư ở nơi “quê cha đất tổ” mà sống rải rác khắp nơi. Do vậy những thành viên xa đời của cùng một Cụ Tổ sinh sống trên nhiều miền và đôi khi nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy mới có chuyện người họ Lương gốc Viết (như hậu duệ Lương Nhữ Hốt (梁汝笏, ?-1428)) chuyển sang định cư ở Trung Quốc và hậu duệ của họ rất trưởng thành.
Những ví dụ điển hình trên thế giới:
- Nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa thời cổ là Khổng Tử (孔子, tức Khổng Phu Tử 孔夫子, 551- 479 tCn) ngày nay tính lên đến vài triệu hậu duệ, dù nhiều người không còn là người Hán hoặc không có quốc tịch Trung Hoa. Tân bản “Khổng tử thế gia phổ” 孔子世家譜 2009 được công nhận và cuốn Gia phả dài nhất thế giới chép 83 thế hệ, tổng số 4, 3 triệu người, được chia thành 80 tập với tổng trọng lượng hơn 120 kg.
- Khả Hãn sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ là Thành Cát tư hãn” (成吉思汗, 1162-1227) không chỉ là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, quan trọng của lịch sử thế giới, mà còn được mệnh danh là “người truyền giống thành công nhất trong lịch sử”. Do vậy đến thời hiện tại có khoảng 16 triệu hậu duệ của ông đang sống rải rác khắp nơi trên toàn thế giới.
Đồng thời, trong một vùng có những người mang chung một tộc danh lại không cùng họ hoặc tuy khác tộc danh lại vốn cùng một họ!
6. Nguồn gốc dòng họ là bản địa hay từ đâu đến không hề ảnh hưởng đến bản chất và danh dự của dòng họ và những người mang họ Lương, nhiều đời tổ tiên là người Việt, có quốc tịch Việt Nam là thuộc dòng họ Việt đích thực và có một vị trí xứng đáng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Chúng ta có quyền ngẩng cao đầu mà nói rằng: “TA LÀ NGƯỜI HỌ LƯƠNG VIỆT NAM, LÀ CON RỒNG CHÁU TIÊN” và điều đó đã được khẳng định không chỉ bằng tâm thức mà bằng cả chứng lý lịch sử! Đồng thời đó cũng là ý chí: “NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ” vang lên từ ngàn xưa!
Do vậy, những ý kiến nhắc lại mãi rằng “họ Lương Việt Nam là từ Tầu sang” là phản khoa học!. Tôi nói vậy không phải là ảnh hưởng của tâm lý “bài Trung” mà là vấn đề khoa học, tôn trọng sự thật lịch sử và tinh thần tự tôn dân tộc, hiếu kính Tổ tiên, tôn trọng cội nguồn!
Tôi mong tất cả quan viên họ trong Cộng đồng họ Lương Việt Nam hiểu tâm ý của tôi!
- Lương Đức Mến, đầu Đông 2016-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!