[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


10 tháng 10 2016

Tìm hiểu về BÁCH TÍNH QUẬN để quan viên họ CHỚ NHẦM LẪN VỀ GỐC GÁC CỦA HỌ NHÀ MÌNH

Cờ họ Lương (LĐM đề xuất
Trong quá trình thảo luận về cội nguồn dòng họ và nghi thức tưởng niệm Tổ tiên mới hay có một số người, nơi dựa vào Chúc văn xưa để lại vẫn nghĩ là cội nguồn xa xưa của dòng họ là từ An Định. Đó là một nhận thức sai lầm được bắt nguồn từ 2 cuốn sách cổ mà khi học chữ Nho các cụ ta thường học.
1. Trước hết là cuốn BÁCH GIA TÍNH 百家姓 mà hấu như ai khi nghiên cứu về dòng họ cũng biết và tôi từng nghiên cứu, giới thiệu từ lâu.
Đây là Văn bản ghi lại các họ phổ biến của người Trung Quốc được một văn nhân chưa rõ tên ở Tiền Đường 钱塘, Hàng Châu 杭州, tỉnh Chiết Giang 浙江 soạn vào thời Bắc Tống (北宋, 960-1127). Ban đầu danh sách có 411 họ, sau đó tăng lên 504 họ, gồm 444 họ đơn 单姓 (chỉ gồm một chữ, ví dụ Triệu , Hồ ,...) và 60 họ kép 复姓 (gồm hai chữ, ví dụ Tư Mã 司馬, Gia Cát 诸葛, Hạ Hầu 夏侯...).
Bản chép BÁCH GIA TÍNH  百家姓 (mượn trên mạng)

Các họ đầu tiên được nói tới trong danh sách là họ của các hoàng đế, trước hết là Triệu (, họ của Tống Thái Tổ 宋太祖 Triệu Khuông Dẫn 趙匡胤), sau đó là Tiền (, họ của các vua nước Ngô Việt 吳越國, 907-978), Tôn (, họ của chính phi Ngô Việt Vương) và Lý (, họ của các vua nước Đường-Đường Cao Tổ Lý Uyên 高祖李淵, 618- 626).
Trong cuốn này họ Lương xếp thứ 128 傳統百家姓排名第 128 và được chép trong câu: “ HẠNG, CHÚC, ĐỔNG, LƯƠNG”.
Trong Bách gia tính mỗi tộc có tổ quán riêng thành ra có Bách gia tính (tánh) quận danh 百家姓郡名.

2. Cuốn BÁCH GIA TÍNH QUẬN DANH (百家姓郡名, tên quận của mọi tộc họ) xuất hiện vào đời nhà Tống chép tộc quán của từng họ. Có khoảng 408 họ 姓氏个数  ghép vào 102 quận.
2.1. Khởi đầu sách, tổ quán của tộc Triệu nêu ra trước tiên: “趙 (天水) 錢 (彭城) 孫 (樂安) 李 (隴西)”, phiên âm theo các cụ ta xưa là: “TRIỆU (Thiên Thủy)  TIỄN (Bành Thành)  TÔN (Nhạc An)  LÍ (Lũng Tây)” còn đọc theo tiếng Trung hiện đại là: zhào (tiān shuǐ) qián (péng chéng) sūn (lè ān) lǐ (lǒng xī). Có nghĩa là: họ TRIỆU ở Thiên Thủy, họ TIỄN ở Bành Thành, họ TÔN ở Nhạc An, họ LÍ ở Lũng Tây.
Bản chép QUẬN DANH BÁCH GIA TÍNH (LĐM tự tạo ra)
Cùng gốc gác Thiên Thủy 天水 là các họ: TRIỆU ,   TẦN ,   NGHIÊM ,   ĐỊCH ,   CƯỜNG ,   THU ,   SONG ,   SÂN ,   QUẾ ,   TẰNG ,   TRANG ,   THẬN ,   NGẢI ,   HÁM ,   NA ,   QUYỀN ,   THƯỢNG QUAN 上官,   BÌ ,   KHƯƠNG
2.2. Trong sách này họ LƯƠNG được nhắc đến trong câu “ (遼西) (太原) (隴西) (安定)” mà phiên âm Hán Việt như các cụ ta từng đọc là: HẠNG (Liêu Tây) CHÚC (Thái Nguyên) ĐỔNG (Lũng Tây) LƯƠNG (An Định) còn đọc theo tiếng Trung hiên đại là:  xiàng (liáo xī) zhù (tài yuán) dǒng (lǒng xī) liáng (ān dìng). Có nghĩa là: họ HẠNG ở Liêu Tây, họ CHÚC ở Thái Nguyên, họ ĐỔNG ở Lũng Tây, họ LƯƠNG ở An Định.
Cùng gốc An Định 安定 có các họ: NGŨ ,   LƯƠNG ,   TỊCH ,   HỒ ,   MÔNG ,   TRÌNH .
Nhưng thuyết “Xuất tự Doanh tính, dĩ Ấp vi Thị” 以邑為氏 dẫn theo Nguyên hà Tính toản 元龢姓纂 của Lâm Bảo 林寶 soạn đời Đường (唐朝, 618-907) thì Thủy tổ họ Lương 得姓始祖 (Trung Quốc) là Lương Khang Bá 梁康伯  là con cháu họ Doanh và ông phát tích ở Lương Thành 梁城 mà nay là tỉnh Sơn Tây  (在今山西省臨猗西南) ở phía Bắc của Trung Quốc, cách xa An Định thuộc Cam Túc ở vùng Tây Bắc.
3. Thực ra đây là những tác phẩm có giá trị nhất định về LIỆT KÊ DANH MỤC VÀ TỔ QUÁN CÁC HỌ CỦA TRUNG QUỐC đến thời Tống. Nhưng các tác giả đã phạm các sai lầm sau, nếu áp dụng máy móc, nhất là vào Việt Nam:
3.1. Dễ thấy nhất là để thánh hóa họ Triệu (họ của vua nhà Tống) người ta đã:
- Xếp họ Triệu đầu tiên, mặc dầu chữ Triệu có đến 14 nét, trái với nguyên tắc là phải xếp họ đầu tiên có chữ ít nét nhất (họ Bốc, có hai nét).
- Địa danh Thiên Thủy (天水, nước trên trời) được gán cho họ Triệu là họ của vua Thái Tổ 宋太祖 nhà Tống là Triệu Khuông Dận (趙匡胤, 927 - 976).
Trên thực tế, chính sử chép Triệu Khuông Dẫn quê ở Trác Châu 涿州 nay thuộc địa cấp thị Bảo Định 保定, tỉnh Hà Bắc  河北 nằm ở phía bắc giáp với thủ đô Bắc Kinh 北京 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nghĩa là cách rất xa Thiên Thủy vốn thuộc Cam Túc nhưng chắc do Thiên Thủy 天水 có nghĩa “nước trên trời” nên được cho là nơi phát tích của gia tộc Hoàng đế!
3.2. Xác định tộc nào đó khởi nguyên ra sao, từ một địa phương nào và thực chất có bao nhiêu họ ở mỗi nước là điều “không thể làm được” bởi không có căn cứ từ “Tính danh học” cũng như các ngành khoa học khác và trên thực tế việc hình thành các chi, phái của các họ  rất khác nhau và ngay trong cùng một họ đâu cũng là giống nhau!.
Nhưng nhằm thần thánh hóa nhà Tống (宋朝, 960–1279) và tuyên truyền rằng Trung Quốc là nơi phát xuất của mọi họ tộc trên trái đất nên 2 cuốn sách đầu tiên có liệt kê các họ và tổ quán của họ đó được Triều đình cho phổ biến và nhanh chóng lan rộng.
3.3. Toàn bộ văn bản được xếp vần điệu và có thể đọc lên như một bài thơ 4 (12) chữ một câu, vì vậy đôi khi trẻ em Trung Quốc sử dụng các tác phẩm này để nhập môn chữ Hán bên cạnh cuốn Tam Tự Kinh 三字经. Qua nhiều thế hệ, các sĩ tử và chúng dân xem những điều viết trong đó là chân lý.
4. Trong sách có nhắc “ (安定)” tức họ LƯƠNG có Tổ quán ở quận An Định. Ở đây địa danh An Định có thể là:
4.1. Ở Việt Nam:
- Xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Vùng này, đến đầu thế kỉ XVIII, phần lớn đất đai còn hoang vu, lầy lội sau được những lưu dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào tìm đất sống trong thời quân Trinh đánh chiếm Thuận Hóa, Quảng Nam (1774).
- Xã An Định,  huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Vùng này vốn thuộc quyền quản lý của Chăm Pa với tên gọi Ayaru. Năm 1578 Chúa Nguyễn Hoàng (阮潢, 1525-1613) khi đó đang trấn thủ vùng Thuận- Quảng của Đại Việt đã sai tướng Lương Văn Chánh (梁文正, ?-1611) tấn công vào thành Hồ, là thủ phủ của Chăm Pa tại rồi chiêu tập và đưa lưu dân từ các vùng Thanh-Nghệ, Thuận-Quảng vào đây để khẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp, lập ra tỉnh Phú Yên ngày nay.
4.2. Ở Trung Quốc:
- Quận An Định 安定 thuộc địa cấp thị Định Tây 定西市, tỉnh Cam Túc 甘肅, ở phía tây bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 中华人民共和国 giáp Mông Cổ Монгол улс.
- Quận An Định 安定, thành phố Đài Nam 臺南, Trung Hoa Dân Quốc 中華民國 (Đài Loan).
Có người nói An Định thuộc Quảng Tây là quê hương của Lương Long (梁龍, lãnh đạo nhân dân các quận Giao Chỉ 交趾, Cửu Chân 玖甄, Nhật Nam 日南, Hợp Phố 合浦 khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ nhà Đông Hán (東漢, 23 - 220) năm 178-181) nhưng tôi đã lục tìm các địa danh thuộc vùng Lưỡng Quảng 兩廣 (thuộc Nam Việt 南越/南粤 trong Bách Việt 百越/百粵 xưa) không thấy !
Như thế An Định trong sách viết từ thời nhà Tống được cho là nơi phát tích của họ Lương là An Định thuộc tỉnh Cam Túc phía Tây Bắc Trung Quốc.
Bản đồ phân bố nhân khẩu họ 梁(liang) bên Trung Quốc
Nhưng lịch sử cũng như dân số Trung Quốc chứng minh không phải tất cả người mang họ bên Trung Quốc đều có gốc gác từ đó!!! Theo điều tra dân số mới đây nhất (2013) của Trong Quốc thì nơi đông người mang họ (liáng, Lương) nhất không phải vùng An Định (Cam Túc) ở Tây Bắc mà là vùng Quảng Đông 廣東 ở Đông Nam. Tiếp theo là các Hương Cảng 港是, Tứ Xuyên 四川, Phúc Kiến 福建, Quảng Tây 廣西, ...
5. Ảnh hưởng TỚI VIỆT NAM:
Từ Bắc quốc truyền sang ta và các cụ ta xưa khi học chữ Nho đã dùng 2 cuốn sách đó để học, in sâu vào tâm khảm. Từ đó bị ảnh hưởng chuyển vào linh vị, từ đường, danh hiệu cùng các bài khấn tế địa danh Tổ quán như chép ở sách này! Các bản Long văn, Chúc văn đó được lưu truyền bằng văn bản hay trí như qua các đời đến nay một số nơi vẫn còn lưu giữ.
Nguồn gốc các dòng họ ở Việt Nam khá phức tạp, tựu trung lại có thế do: Quan cai trị người Hán đã “phiên âm” họ vốn có của người Việt; Người dân bản địa tự đặt tộc danh; Quan đô hộ gán họ cho dân bản địa; Bắt chước tộc lân cận đặt họ cho tộc nhà mình; Chính quyền phong kiến Việt Nam gán cải họ cho tộc dân thiểu số; Một bộ phận người họ đó từ Trung Quốc di cư sang. Chính vì ảnh hưởng của văn hóa Hoa Hạ, lại chưa (hoặc có nhưng bị thất truyền) chữ viết nên khi có “họ” phải chép bằng chữ Hán và tạo ra sự “giống” với chữ ghi họ người Tầu có âm Hán Việt tương ứng. Ví dụ họ Lương nếu ghi bằng chữ Hán là “”, đọc theo âm Hán Việt là “lương”, giống chữ Hán ghi họ “liang” của người Hán nhưng KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ TẤT CẢ HỌ LƯƠNG VIỆT NAM ĐỀU CÓ GỐC TRUNG HOA!
Hơn nữa, ở nước ta trải qua các đời, cấp hành chính “quận” thời Bắc thuộc (越南北屬時期, 43 - 541, 602 - 905) là một quận huyện thuộc “Thiên triều” không có địa danh An Định 安定 ! Các địa danh An Định ở các tỉnh Bến Tre, Phú Yên chỉ là cấp xã và như 4.1 đã nói, vùng này đến thế kỷ XV-XVII mới chính thức đứng trong bản đồ Đại Việt!
Nhưng từ trước đến nay các bản Long văn, Chúc văn đó được truyền trong nội bộ gia tộc, chưa được người hay cơ quan nào chú ý nghiên cứu, làm rõ, phân tích đúng sai nên các thế hệ sau cứ theo đó mà khấn cúng, đinh ninh đó là sự thật!.
6. KẾT LUẬN:
5.1. Ngày nay, Bách gia tính 百家姓 và Quận danh Bách gia tính 郡名百家姓 không còn phù hợp ngay cả ở Trung Quốc bởi sự biến động của dân số cũng như thay đổi về địa dư, địa giới, cấp hành chính.
5.2. Với Việt Nam từ xưa đã không nên áp dụng bởi sự nhầm lẫn giữa địa danh trong sách Bách gia tính và địa danh thực tế của Việt Nam. Ngày nay lại càng không được coi Tổ quán ghi trong đó là Tổ quán của các họ, trong đó có họ Lương.
Họ Lương Việt Nam là từ Việt Nam, là công dân Việt, gốc gác tại nước Đại Việt 大越 xưa mà nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5.4. Những nhận thức hay tư liệu cho rằng họ Lương ta có Tổ quán tại An Định cần được thay đổi cho đúng với thực tế lịch sử, dù vùng Lưỡng Quảng bên Trung Hoa từng có một quân mang tên An Định thật (mà đã đổi tên nên tôi tìm chưa ra).
Tất nhiên, một số chi nhánh họ Lương ở Việt Nam không thuộc dạng như đã phân tích ở trên bởi người họ Lương, cũng như một số họ khác có một bộ phận từ Trung Quốc đến Việt Nam trong những cuộc di cư vào thời đại đồ đồng (青铜时代,- 2100 tCn), khi nhà Tần (秦王, 246 tCn-221 tCn) diệt Bách Việt (249 tCn- 221 tCn), khi nhà Nguyên (元朝, 1271 - 1368) thay nhà Tống (宋朝, 960-1127), nhà Thanh (大清國, 1644-1911) thế nhà Minh (明朝, 1368 - 1644) sau phong trào “phản Thanh phục Minh” 反清復明, sau phong trào Thái Bình Thiên Quốc (太平天國, 1851–1864)...Đó là những người Minh Hương 明鄉人, tự nhận và nhà nước công nhận họ là Hoa Kiều 華僑. Hay như các chi họ Lương có chung đền thờ dựng ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Thực tế, Việt Nam có nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng người gốc Minh hương, như: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Phan Xích Long... hay những văn nghệ sĩ nổi danh thời hiện đại như Hồ Dzếnh, Trịnh Công Sơn, Vương Hồng Sễn, Lý Lan...ai dám bảo họ không phải người Việt!.
 5.5. Đọc sách để biết chứ không nên tin vào điều mà sách BÁCH TÍNH QUẬN DANH 百家姓郡名 do người Tống 宋人 viết ra nhằm đích riêng của Nho sĩ nặng tư tưởng Đại Hán 大漢!
Đây không phải là ảnh hưởng của tâm lý bài Trung mà là vấn đề khoa học, tôn trọng sự thật lịch sử và tinh thần tự tôn dân tộc, hiếu kính Tổ tiên, tôn trọng cội nguồn!
               - Lương Đức Mến, ngày 01/10/2016-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!