Trong đời sống
tâm linh người Việt, ngoài việc thờ cúng Tổ tiên (H: 祖宗,
A: The ancestors, P: Les ancêtres) còn có tục
thờ Thần (H: 神靈, A: The
spirits, P: Les esprits, các Đấng
thiêng liêng trong thế giới vô hình). Đó là là tín ngưỡng như là một “đạo
thuần Việt”, khởi nguồn từ thời sơ sử và luôn đồng hành cùng dân tộc.
Khi khấn cúng, nhất
là không có bài Văn khấn viết sẵn rất dễ “thỉnh” thiếu danh xưng các đấng siêu
nhân, các vị Thần Nội (là những thần linh
ở ngay trong nhà mà dân gian gọi là ông Táo và Thần tài), Thần Ngoại (36 vị cai quản thời gian luân phiên vòng 12
năm và Thành hoàng cai quản bản xứ) và Tổ tiên. Để tránh sơ xuất đó và đỡ
áy náy cho gia chủ xưa các cụ đã có lời thỉnh bao gồm tất cả mọi thần
thánh (Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần)
và các cụ trong gia tiên (Lịch đại Tổ
tiên).
1. KÍNH THỈNH THẦN
LINH:
Tín ngưỡng Việt Nam giống như các bộ phận khác của văn hóa Việt Nam đều mang những
đặc trưng của văn hóa nông nghiệp. Đó là: Tôn trọng và gắn bó mật thiết với
thiên nhiên nên sùng bái tự nhiên; Hài
hòa âm dương: thể hiện ở các đối tượng thờ cúng: Trời-Đất, Tiên-Rồng, Thời
gian,… Khi tôn giáo ngoại lai du nhập có thêm thờ Thần, Thánh, Phật, Thành
hoàng...
Do vậy mỗi khi cúng
tế phải kêu cầu tất cả các đấng siêu nhiên, siêu nhân đó rồi mới đến Tổ tiên
nhà mình. Nhưng các đấng Thần, Thánh, Phật thì nhiều không phải ai cũng nhớ bao
giờ cũng nhớ hết được và mỗi nơi, mỗi thời lại khác, Do vậy cách tốt nhất là khấn
thỉnh: “Hoàng Thiên Hậu Thổ, Chư Vị Tôn Thần. Ý nghĩa lời thỉnh này như sau:
- Nghĩa từng từ: Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư
Vị Tôn Thần chữ Nho viết là 皇天 后土諸位尊神, trong đó chia 4 cặp từ như sau:
+ 皇 Hoàng là Vua, thuộc về nhà Vua và từ nhà Tần trở về
sau đều gọi vua là “Hoàng đế” 皇帝.
+ 天 Thiên là Bầu trời, là cái gì kết quả tự nhiên, sức
người không thể làm được gọi là “thiên”: “thiên nhiên” 天然,
“thiên sinh” 天生, chỗ các thần linh: “thiên
quốc” 天國, “thiên đường” 天當, ... Trời.
Như vậy “Hoàng
Thiên” là vua Trời, tức là Đấng Ngọc Hoàng Thượng đê cai quản cả Vũ trụ.
+ 后 Hậu cũng là Vua, đời xưa gọi các chư hầu là “quần hậu
“ 羣后.
+ 土 Thổ: Ðất, đất ở .
Như thế, “Hậu Thổ”
là vua đất, tức là vị Thần Linh cai quản
đất đai của một nước.
+ 諸 Chư là mọi, nói
tóm các việc không chỉ riêng một việc nào. Như “chư sự” 諸事
mọi việc, “chư quân” 諸君 các ông,
v.v.
+ 位 vị là nhời tôn kính người: “chư vị” 諸位 mọi ngài, “các vị” 各位
các ngài.
Như vậy, “Chư vị” là các ngài, các ông, Tương tự: “chư quân” 諸君.
+ 尊 Tôn là tôn trọng, như “tôn trưởng” 尊長, “tôn khách” 尊客 cũng có nghĩa là Kính, như “tôn xứ” 尊處 chỗ ngài ở, “tôn phủ” 尊府
phủ ngài, “lệnh tôn” 令尊 cụ ông nhà
ngài, Kính trọng.
+ 神 Thần chỉ Thiên thần, Thần thánh, không ai lường biết
được, Thiêng liêng mầu nhiệm, Tài trí
phi thường.
Như vậy. “Tôn Thần”
chỉ các vị thần tôn quý, cao siêu.
- Tổng hợp lại: Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị
Tôn Thần là “Vua Vũ trụ, Chúa Trái đất cùng tất cả các vị Thần tôn quý, linh
thiêng” nghĩa là bao hàm tất cả Thần Thánh cũng như nay ta “Kính thưa toàn thể
các quý vị” vậy!
2. KÍNH THỈNH TỔ
TIÊN:
Theo cổ truyền,
người Việt thờ cúng tổ tiên trong phạm vi 4 đời tính từ mình ngược lên, gồm: Phụ
(父, cha), Tổ (祖,
ông), Tằng (曾, cụ), Cao (高, kị)
thì khấn rõ còn các bậc cao hơn nữa: 太
(Thái, cố hay Tằng 曾), 玄 (Huyền, sơ hay Cao Tằng 高曾), 顯 (Hiển, rõ )...khấn chung là Tổ tiên.
Tất nhiên hôm Chính kị ai thì danh xưng người đó
được thỉnh trước, còn nếu Giỗ Tổ phải thỉnh từ Thủy Tổ, Tổ đời thứ Nhất, rồi đến
Tổ đời thứ Hai...lần lượt đến các thế Tổ đời sau. Càng về các đời sau, danh
sách Tổ tiên càng nối dài, các vị Tổ được “nâng bậc”...do vậy rất khó cho những
ai ít hiểu biết về xưng hô trong thờ cúng, khi cúng không có Long văn...Do đó cần
thiết thỉnh goppj các cụ bằng câu: “Lương tộc lịch đại Tổ tiên” 梁族歷代祖先. Trong đó có 3 cụm từ mà nghĩa của nó như sau:
- Nghĩa từng từ:
+ 梁 “lương” có nhiều nghĩa nhưng ở đây dùng với nghĩa
chỉ tên dòng họ’
+ 族 “tộc” là loài, dòng dõi, con cháu cùng một liêu thuộc
với nhau: từ cha, con đến cháu là ba dòng (“tam tộc” 三族),
từ ông cao tổ đến cháu huyền gọi là chín dòng (“cửu tộc” 九族) cũng có nghĩa là Họ, như “tộc nhân” 族人 người họ, “tộc trưởng” 族長
trưởng họ, ....
Như vậy, “Lương tộc”
là họ Lương
+ 歷 “lịch” là trải qua, như “kinh lịch” 經歷, trải qua, “duyệt lịch” 閱歷
từng trải,…;
+ 代 “đại” có nhiều nghĩa, ở đây dùng với nghĩa “Ðời”,
như “Hán đại” 漢代 đời nhà Hán, “tam đại” 三代 đời thứ ba.
Vậy “Lịch đại” là
trải qua nhiều đời.
+ 祖 “tổ” là ông, người đẻ ra cha mình, ông tổ nhất gọi
là “tổ”, thứ nữa là “tông” nên thường gọi các đời trước là “tổ tông” 祖宗 ;
+ 先 “tiên” là trước, người đã chết gọi là “tiên”, như “tiên
đế” 先帝 vua đời trước, “tiên nghiêm”
先嚴 cha xưa. .
Vậy “Tổ tiên” tức
là Ông Cha đời trước của mình.
- Nghĩa cả câu: Lương tộc lịch đại Tổ
Tiên: nghĩa là Tổ tiên trải qua nhiều đời của họ Lương.
- Lương Đức Mến, mùa Vu Lan Ất Mùi 2015-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!