[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


16 tháng 7 2011

Nhân Kỷ niệm HAI MƯƠI NĂM NGÀY MẤT của Cậu cả tôi

Hôm nay, 16 tháng 6 Tân Mão là kỷ niệm 20 năm (Tân Mùi-Tân Mão) ngày mất của cậu Cả tôi và 6 ngày sau là 14 năm ngày mất của cậu Hai. Điều đặc biệt là đều trùng vào Thứ Bẩy
Cậu Hai (áo trắng), Cậu con ông Bác (áo xanh) và Cậu Cả
Tôi viết bài này thay nén Tâm nhang vọng bái Cậu tôi, người chăm sóc Mẹ và hai Dì tôi thủa nhỏ khi ông bà Ngoại tôi mất sớm.
Người quê tôi anh mẹ gọi bằng Cậu và chị bố gọi bằng Cô bởi thế rất nhiều người hay trêu (...). Tôi bảo như vậy dễ phân biệt Nội, Ngoại và đúng theo Hán tự.
1. Họ Ngọai của tôi:
Mẹ tôi người họ Phạm ở thôn Cốc Tràng cùng xã Chiến Thắng huyện An lão với Cha tôi. Đây là dòng họ lớn trong thôn với Cụ Tổ là Phạm Đình Khanh[1] 范廷牼. Cụ là hậu duệ đời thứ 16, 17 của Phạm Ngũ Lão và là người con thứ tư của Thượng tổ Phạm Công Quý 范公貴. Cụ từ Đường Hào sang lập nghiệp ở Cốc Tràng, Cao Mật năm Bính Thân, 1716. Cụ mất ngày 09 tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ nhất (Canh Thân, 1740). Đời sau suy tôn là Cụ Tổ họ Phạm ở đây 范皋密肇祖[2]. Xuân Canh Dần 2010 tiến hành Giỗ Tổ lần thứ 270 có đủ Tế, Lễ.
2. Ông Bà Ngoại:
Ông Ngoại tôi là Phạm Văn Nhạc (范文樂, 1888-1936) chiếu từ Đệ Nhất đại Tổ xuống là đời thứ 10:  1. Đình Khanh - 2. Đình Uân - 3. Đức Khôi - 4. Đức Hoành - 5. Đức Nghiệp - 6. Đức Toàn - 7. Huy Siêu (thứ hai trong 4 Nam) - 8. Huy Triệu (con cả trong 4 Nam) - 9. Huy Thiều  (Nam duy nhất trong 3 người con) - 10. Văn Nhạc (là út trong 3 trai, 2 gái)[3]. Như thế thuộc dòng trưởng ngành 2. Gia đình vào diện khá giả, kị 14/Chạp. Cụ bà Đào Thị Thẩn (1885-1947), người làng Hạ, Kị 18/Chạp. Mộ cụ ông đặt tại nghĩa trang làng Cốc, còn mộ cụ bà  lại đặt ở bên Hạ[4]. Cả 2 mộ đã được xây lại, khắc bia vào năm 2006 (Bính Tuất).
Các Mợ, các Anh, Chị tôi; trong ngày Giỗ Tổ 2010
Tương truyền nhà ở vào thế đất “nghịch” nên phải rước tượng ông Bạch Hổ và Hắc Hổ[5] bằng đá về thờ phụng.
Ông bà sinh 2 trai (Kiểm, Kiển) và 3 gái (Uyển, Ương, Tương), mẹ tôi thứ ba và là gái lớn.
3. Phạm Văn Kiểm (范文檢, 1908-1991).
Ông mất 16/6 Tân Mùi (tức Thứ Bẩy ngày 27/7/1991). Thời trẻ từng tự hoạ chân dung mình, đan lát giỏi. Hồi KC từng nuôi nhiều cán bộ trong nhà.Vì khá giả, được học hành nên có ý không trọng một số lãnh đạo thôn kém chữ, do đó hồi CCRĐ bị qui là Địa chủ, còn bị nhốt trên UB. Sau được minh oan nhưng ức, bất mãn, khoá hết sách vở lại và không tham gia công tác xã hội nữa[6]. Ông lấy 2 vợ:
* Bà cả Đặng Thị Bè nổi tiếng căn cơ, sinh 2 gái là: P.T. Bộn[7], P.T. Mọn[8] . Vì không sinh trai nên bà tìm cách lấy vợ hai cho chồng. Nhưng bà đầu hơi khác người, không chịu ngủ với chồng nên lại tìm bà khác.
* Bà hai: Đặng Thị Huân, người làng Hầu, đã có chồng con[9], nhưng chồng mất. Chục năm đầu vẫn ở lại làng Hầu, sau chuyển về ở cả Cốc. Sinh P.V. Mót (Phạm Công Bình) và P.T. Bòn[10].

Phạm Công Bình và mẹ đẻ
* Trưởng nam: Phạm Công Bình[11] sinh ngày 5/01/1959. Tốt nghiệp Khoa Kinh tế tổ chức vận tải Ô tô, trường Đại học Giao Thông Vận Tải năm 1983. Vào nhận công tác tại Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng, đến 1989 chuyển sang Xí nghiệp Đại lý vận tải ô tô, năm sau về Phòng Xây dựng giao thông TP Đà Lạt, đến 1994 chuyển ra Bến xe Nội thành sau đó lên Sở Giao thông Vận tải (1996 – 2000) rồi lại về Trường lái xe đến 2004 chuyển về là Phó Giám đốc Trường Kỹ thuật Đà Lạt. Gia đình ở Khu 4 thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Vợ là ; được 1 gái (Phạm Thị Bảo Trâm)  và 1 trai (Phạm Công Khang).
4. Phạm Văn Kiển (范文繭, 1918-1997).
Ông mất ngày 22/6 Đinh Sửu (tức Thứ Bẩy ngày 27/7/1997)[12]. Ông nổi tiếng học giỏi và hay chữ nhất vùng.
Vợ là Trần Thị Chút (Sinh năm 1920).
Ông bà sinh 4 gái (Khiên, Nhiên, Nhiễn, Nhiện-trong đó P.T. Khiên[13] nổi tiếng hát hay nhưng lại vất vả về đường chồng con) sau sinh tiếp 4 trai (Triển, Lãm, Lạm, Hởi). Không có ai  xây dựng gia đình và lập nghiệp tại làng (Triển[14], Lãm ở Hải Phòng, Lạm[15], Hởi ở Lâm Đồng).

[1] Không hiểu có liên quan gì đến Phạm Đình Trọng (1714 - 1754), danh tướng  thời Lê, cũng quê: Hải Dương từng chỉ huy quan quân đánh dẹp khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu tại vùng duyên hải Bắc bộ không ?
[2] Tại Chiến Thắng còn một dòng họ Phạm nữa, chủ yếu ở Kim Côn với Thuỷ tổ là Phạm Công Tài 范公財. Trong số hậu duệ của dòng này có Tiến sĩ Phạm Đoàn Mậu khoa Ất Mùi (1475). Chồng của cô ruột tôi là Phạm Văn Ký (bố các anh Tuy, Kỷ, Bốn , bố vợ Lương Hoàn An hiện ở Khuể) thuộc dòng này.
[3] Việc chuyển tên lót Công-Đình-Đức-Huy-Văn từ xưa không thấy ghi lại lý do.
[4] Vì bà họ Đào ở Hạ. Mộ này do Dì tôi xây, đặt gần một ngôi mộ Tổ của Lương tộc
[5]  Đây là tục xưa khi người Việt còn ở gần rừng. Thần Hổ được cúng trong ngày Sóc, Vọng hay gia chủ có việc Giõ Tết. Lễ vật gồm trầu, rượu, thịt, trứng sống. Nhà ông Ngoại tôi đặt tượng bằng đá, chôn ở cạnh lối đi.
[6] Con cái cũng bị ảnh hưởng. Nhưng sau này các anh (gồm cả con cậu Kiểm) đều học hành chu đáo và phương trưởng ngoài bản quán.
[7] Lấy anh Hưng (sau đổi là Dán) ở An Thọ, anh mất 2007. Con trai lớn tên Biền vào CA từ 1986, công tác tại CA Kiến Thuỵ, HP,  mất do Ung thư năm 2004
[8]  Lấy chồng người Tân Viên tên là Chiến , làm nghề xây dựng, ở SN 291 (343)  Đường Trường Chinh, Quận Kiến An, chuyên thầu làm đường GT nhỏ. Chị mắc bệnh máu điều trị rất tốn kém đã từng đỡ một thời gian dài. Phạm Thị Mọn mất lúc 11h35’ giờ đêm ngày 11/5 (Rằm tháng Tư Bính Tuất),  hưởng dương 54 tuổi. Sau khi dự đám cưới Thuận-Anh ở Xuân Quang về tôi gửi Điện Hoa chia buồn về 343 Trường Chinh nhưng sáng 14 lại nhận tin đưa Phạm Thị Mọn về quê chồng ở Tân Viên an táng. Tháng 10/2008 anh Chiến đã tục huyền.
[9] Có 01anh con trai bằng tuổi và học cùng với tôi lớp 1 tên là Nắng đã mất 199?.
[10] Chồng là Lương Đức Vương con anh Trù ở Lộc. Vương có xưởng mộc ở quán Hương.
[11] Khi học đổi là Mốt rồi Bình. Những năm học Đại học khá vất vả. Vợ cùng công tác tại Phòng GT-CN thành phố Đà Lạt, gia đình ở luôn trong đó. Anh là người đầu tiên cung cấp cho tôi phần mềm bộ gõ chữ Hán mà tôi dùng khi chèn chữ cần thiết vào cuốn này trong dịp anh ra chịu tang chị Mọn năm 2006.
[12] Hôm Cậu mất: tôi, Tràng và Dì Tương có về. Kêt hợp tôi đã thuê khắc và gắn bia khu mộ của gia đình mà bố mẹ tôi xây năm 1994. Nhưng thiêú 01 tên không nhớ (bà Huân).
[13] Một con riêng của chồng tên là Hào lên Lào Cai ở và do Tràng-Lai đỡ đầu,  lấy vợ sinh sống ở An Phong,  Phong Niên,  Bảo Thắng.
[14] Vợ trước bỏ sang Pháp lấy chồng mới và đã đón con sang. Lấy vợ mới 2003, được 2 con.
[15] Đã đổi là Phạm Công Minh; Vợ: Vũ Thị Ngọc (SN 1966, quê Bình Giang, Hải Dương, cưới 1987. Chị vừa mất ngày 23/7/2011 tức Thứ Bẩy ngày 24/6 Tân Mão trong lúc vợ chồng tôi đang từ Quảng Bình ra Thanh Hóa) được 2 cháu: Công Thành (1989), Công Tiến (1991), Hiện ở thôn 12 xã Phú Xuân, Krông Năng, Đắc Lắc . 0905325163.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!