Trong lịch sử phát triển loài người thì việc hình thành và thừa nhận “gia đình”, “gia tộc” là một bước tiến lớn.
1. Ngược dòng lịch sử, chúng ta biết rằng trong xã hội nguyên thủy, đàn bà con gái làm việc lượm hái trái cây vừa ăn vừa để dành nên coi là nguồn sống trọng yếu, còn đàn ông đi săn bắn thì bữa có bữa không nên phải lệ thuộc vào đồ hái lượm của đàn bà để sống. Chính vì sự nhờ nhau mà sống và nhu cầu bản năng sinh lý mới nảy sinh quan niệm kết hôn. Nhưng đây là hiện tượng “huyết tộc quần hôn” và đa phần con cái chỉ biết đến mẹ không bao giờ biết bố là ai. Thế mới có truyện chép những thánh nhân thời thái cổ như Tam Hoàng, Ngũ Ðế trong thần thoại đều không có cha. Như Phục Hi có mẹ là Hoa Tư “dẫm phải dấu chân người khổng lồ” mà sinh ra ông; Hoàng Đế có mẹ là Phụ Bảo thấy điện vây quanh sao Bắc Đẩu... cảm ứng mà có thai ông; Vua Nghiêu có mẹ là Khánh Đô hợp cấu với rồng đỏ mà sinh ra. Trong sử Việt Nam, cũng đầy chuyện thần thoại về các danh nhân, như Thánh Gióng được sinh ra do bà mẹ dẫm phải vết chân khổng lồ; Ðinh Bộ Lĩnh bơi lội tài tình vì có cha là con rái cá gần với mẹ mình ở bờ sông; Lý Công Uẩn sinh ra là do mẹ là Phạm thị đi chơi chùa Tiêu Sơn mộng thấy “đi lại” với thần nhân mà có thai…
2. Trong thời đồ đá, con người biết mài đá cho sắc để chặt cây cối làm nhà thay hang và nặn, nung đồ đất để đựng, nấu thức ăn nên đã định cư một nơi và tổ chức thành xã hội thị tộc, có thiết chế gia đình với ban đầu là thời kỳ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền, con cái chỉ biết đến có mẹ và bởi các bà mẹ haí lượm, trồng tỉa, chăn nuôi quanh nhà đem lại sự ổn định nên giữ vai trò lãnh đạo, có quyền và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái. Như vậy chữ “nữ” 女 giồng “người con gái ngồi quỳ, hai tay đặt trước ngực” là cách ngồi của phụ nữ Trung Quốc thời xưa và cũng là tính cách của phụ nữ qua chữ viết: khiêm tốn và nép mình không phải được tạo ra trong thời kỳ này!. Theo tôi 女 là "hình ảnh người phụ nữ sải chân vác gậy rượt người đe doạ tổ âm của họ"!
3. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển, nhu cầu bảo vệ lãnh địa, chăn đàn gia súc, cầy bừa, dẫn nước be bờ trở nên nặng nhọc là việc của trai tráng sức lực. Ðàn ông con trai với thể lực khỏe mạnh (chữ Nam 男 chỉ con trai được viết với chữ Ðiền 田 ruộng + Lực 力 sức khỏe) lo sản xuất lương thực thóc lúa trở nên nắm quyền, làm nền tảng cho phụ hệ. Khi ấy hôn nhân cặp đôi thành phổ thông, đàn ông lấy vợ đem vợ về nhà mình... Con cái đã biết cha (không tính trường hợp chỉ là “cha” danh nghĩa, không phải “cha” sinh học) nên sự thừa kế phải theo phụ hệ. Do vậy chữ Phụ 父 , tức “cha” viết bằng hình tượng bàn tay cầm cây gậy chỉ huy. Việc chuyển từ thị tộc mẫu hệ qua thị tộc phụ hệ có lẽ đã bắt đầu đời Thương (商, 1766–1122 tCn) với chuyện vua Vũ truyền ngôi cho con trai (nghĩa là “truyền tử” chứ không “truyền hiền” như thời các thánh đế Nghiêu Thuấn).
4. Bắt đầu từ đó con người biết đến một thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân, gắn bó nhau bằng nghĩa tình, huyết thống xây dựng thành một tổ ấm tinh thần và vật chất để thực hiện chức năng sinh học, kinh tế, văn hoá, xã hội, tín ngưỡng, giáo dục và giữ gìn bản sắc. Đó chính là Gia đình! Trong gia đình các thành viên được liên kết với nhau vừa bằng quan hệ hôn nhân vừa bằng quan hệ huyết thống. Trong đó Hôn nhân là ngẫu nhiên, di truyền là tất yếu. Trong xã hội “văn minh” xuất hiện tình trạng quan hệ tình dục không cần hôn nhân, không xây dựng gia đình, gia đình đồng giới hay sinh con theo phương pháp “vô tính”. Đó là vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong mĩ tục, phá vỡ những truyền thống đã xây dựng, bồi đắp và chắt lọc từ ngàn đời và cũng không được pháp luật Việt Nam hiện tại công nhận, bảo hộ.
Gia đình là một phạm trù lịch sử, thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Đã có gia đình (家庭, nhà và sân), theo truyền thống Việt Nam, là ắt có gia bản, gia tư (家本, của vốn riêng), có gia thất (家室, phòng the), gia đường (家堂, nơi thờ cúng), có gia đạo, gia giáo, gia lễ. Nhờ đó gia đình Việt Nam mới tồn tại và khác gia đình Âu châu. Ngày nay, trong Lời nói đầu của “Luật Hôn nhân và Gia đình” được Quốc Hội CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 09/06/2000 đã ghi rõ: “ Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”. Từ gia đình hạt nhân mở rộng đến họ hàng, Gia tộc, dòng họ.
5. Nhiều gia đình cùng dòng máu từ Triệu Tổ 肇祖 (Tổ khai sáng, chứ không phải một triệu 兆 ông Tổ) sinh ra họp thành “Dòng họ”. Đó là một thực tế xã hội chung cho loài người khi có gia đình và có ở các thời đại, trước khi xã hội phân thành giai cấp và sau này khi nhà nước tự tiêu vong, lúc đó dòng họ với tư cách là sự liên tục giữa ông cha và con cháu vẫn tồn tại. Dưới chế độ phụ quyền, Họ (氏, Đại Gia đình) là một thiết chế xã hội cổ truyền, bao gồm nhiều gia đình cùng huyết thống, có “chung tộc danh về phía bố” nhằm đảm bảo chế độ ngoại hôn và thờ phụng Tổ tiên.
Dòng họ không phải là đơn vị kinh tế nhưng các thành viên nội tộc đều phải có nghĩa vụ đoàn kết, tương trợ nhau và thờ phụng tổ tiên mình.Trên thực tế có những làn xã do con cháu một dòng họ chiếm số đông nên đã lấy danh tính họ mình đặt làm địa danh nơi đó, ví dụ: Đặng Xá, Lê Xá…và đương nhiên ở nơi đó vai trò của dòng họ ấy quyết định nhiều vấn đề của làng nước. Chữ chỉ “dòng họ” là “Gia tộc” 家族, bao gồm nhiều gia đình chung dòng dõiMột gia đình gồm có ông bà, cha mẹ và con cháu, gia tộc có thêm chú bác, cô dì. Nói một cách đơn giản và đầy đủ thì gia tộc là cộng đồng những người cùng do một cụ tổ sinh ra, bao gồm cả những người mang họ khác, thuộc gia tộc khác làm dâu con trong họ, đó là những người 人, những gia đình…tập hợp thành Ngành, Chi, Phái, Tiểu chi. Theo thời gian, khi số đời con cháu tính từ Cụ Tổ xuống càng lớn thì gia tộc càng có nhiều Phái, Tiểu chi… tập trung quanh Trưởng họ 族長.
6. Việt Nam xưa nay chia gia tộc làm hai bậc: nhà (tiểu gia đình), gồm cha mẹ, vợ chồng, con cái và họ (đại gia đình), gồm tất cả mọi người cùng chung một ông tổ sinh ra, tức là gia tộc gồm có một chi trưởng và nhiều chi thứ. Giữa các chi có thể phân biệt bằng tên đệm. Theo luân thường, trong gia tộc Việt Nam người cùng một họ nếu lấy nhau sẽ phạm vào tội loạn luân. Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình 2000 cũng quy định cám kết hôn “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”.
Theo truyền thống, mỗi họ đều có một nhà thờ chung cho cả họ (nhà thờ họ hay nhà thờ Đại tôn) và nhiều nhà thờ riêng của các chi nhỏ (nhà thờ Tiểu tôn), có Gia phả, Tộc phả; có quỹ họ...Hàng năm, trong gia tộc và gia đình có các ngày giỗ và ngày Tết. Ngoài ngày giỗ tổ, là ngày kỵ huý riêng của các vị tiền nhân và các ngày thanh minh, tuẫn tiết, hoặc mỗi khi trong nhà trong họ có việc hiếu hỷ vui mừng cũng có làm lễ cáo gia tiên. Vì việc thờ phụng tổ tiên quan trọng như vậy, nên các nhà khá giả thường để ruộng giỗ giao cho trưởng tộc hoặc trưởng chi để lo việc tế tự tổ tiên, và người chủ trì cúng giỗ là gia trưởng các chi (phân chia) và trưởng tộc ở trong gia tộc (đại tôn).
7. Nếu phương Tây coi trọng vai trò của cá nhân thì phương Đông coi trọng vai trò của gia đình (Trung Quốc) và gia tộc (Việt Nam). Do vậy trong ngôn ngữ tiếng Anh, chỉ có từ cho ba đời, các đời trước và sau nữa chỉ thêm tiền tố vào một trong ba từ đó. Ngoài ra còn có những danh từ chỉ riêng những người họ hàng xa hơn như: “chú” (em trai của “bố”), “cậu” (em trai của “mẹ”), “cô” (em gái của “bố”), “dì” (em gái của “mẹ”), “thím” (vợ của “chú”), “mợ” (vợ của “cậu”), “bác” (anh hay chị của “bố” và của “mẹ”); một vài vùng có thể có cách gọi biến tướng đi như: anh của bố, mẹ đều gọi bằng “bác”, còn chị của bố, mẹ lại vẫn gọi là “cô” - như ở Hải Dương, Hải Phòng- hoặc anh, chị của bố gọi là “bá” còn anh, chị của mẹ gọi là “bác” hay ngược lại v.v. Tôn ti rất được tôn trọng, một người ít tuổi, xếp theo vai vế, có thể là “ông” của một người nhiều tuổi - Bé bằng củ khoai, cứ vai mà gọi (tục ngữ).
Vì gia tộc có vai trò quan trọng nên tôn ti của từng người cũng rất được coi trọng. Ở Việt Nam hệ thống tôn ti trong gia tộc được phân biệt rất chi li tới 9 thế hệ (gọi là 九族 cửu đại) hay Cửu huyền (chín đời). Cụ thể là: Kỵ-Cụ-Ông-Cha-Bản thân-Con-Cháu-Chắt-Chút mà ngày trước các cụ ta viết bằng chữ Nôm là: (?) 具,翁,吒,命, (?), (?), 昆,拙 trong khi âm Hán Việt đọc là: Cao Tổ, Tằng tổ, Tổ, Phụ, Ngã, Tử, Tôn, Tằng tôn và Huyền tôn ; được viết như sau: 高祖, 曾祖, 祖, 父, 我, 子, 孫, 曾孫và玄孫. Nhữngtừ này tương đương tiếng Âu Mỹ là: Great-great-grandfather, Great-grandfather, Grandfather, Father, I, Child, Grandchild, Great-grandchild và Great-great-grandchild
Việc thờ cúng, lễ tết trong gia tộc cũng tuân thủ theo nguyên tắc cửu đại này. Nghĩa là khi người có vai “Tôi” còn sống thì người ở vai này có trách nhiệm tham gia thờ cúng (nếu người vai trên đã chết), lễ tết (nếu người vai trên còn sống) những người có vai từ “Kỵ” trở xuống đến người có vai “Cha”. Những người có vai “Con”, “Cháu”, “Chắt”, “Chút” của người đó vẫn có trách nhiệm phải tuân thủ.
8. Cổ nhân coi trọng vấn đề có con trai để nối dõi: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” 一男曰有十女曰無. Quyền trưởng nam gắn liền với trách nhiệm thờ phụng tổ tiên được quy định lần đầu tiên trong bộ luật do vua Lê Thánh Tông ban hành năm 1461. Theo đó, người đàn ông lớn nhất trong gia đình chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên chỉ khi người này mất đi thì việc thờ cúng sẽ chuyển sang người con trai lớn (đích tôn). Trong trường hợp, người đàn ông không có con trai thì việc thờ cúng tổ tiên sẽ chuyển sang người chú kế cận và nguyên tắc trên lại áp dụng cho gia đình người chú và luật Hồng Đức quy định việc chọn đích tử, đích tôn :
- Trước hết phải chọn con trưởng của người vợ cả.
- Nếu người đích tử chết trước, thì lập người cháu trưởng.
- Nếu không có cháu trưởng mới lập con người vợ thứ.
- Trong hàng con vợ thứ, không chọn lấy người nhiều tuổi, mà lại chọn lấy người con hiền của vợ lẽ.
- Trong trường hợp không có con trai, thời được chỉ định các con gái hoặc người thân thuộc (điều 388, 389 luật Hồng Đức).
Ngày nay Bộ luật Dân sự Số: 33/2005/QH11quy định con người có quyền có họ tên và quyền về họ tên đó. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó theo họ người cha hoặc có thể theo họ người mẹ. Trong thực tế đời sống xã hội thì yếu tố “nối dõi tông đường” của con trai vẫn chi phối chủ yếu.
9. Các cụ ta xưa chỉ dựa vào kinh nghiệm mà quan niệm sinh con trai để “duy trì nòi giống”, gọi những người chung một cụ tổ là cùng “Huyết thống” 血統 với nghĩa đời đời nối dõi theo dòng máu; cùng một chi gọi là "huyết tộc" 血族, con cháu gọi là "huyết dận" 血胤. Xưa nay khi nói như vậy đa số thường quy là do ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nhưng khi có đủ kiến thức cần thiết tôi hiểu rằng điều đó đúng một phần. Trong thời đại công nghệ, vấn đề di truyền từ cha mẹ sang con cái khoa học đã biết đến từ thế kỷ trước và chứng minh được rằng: Giới tính của môt đứa trẻ về cơ bản được xác định bởi hai nhiễm sắc thể giới tính (một tế bào giống đực bình thường có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y, còn tế bào của giống cái có 2 nhiễm sắc thể X). Do vậy, nhiễm sắc thể giới tính ở nam là XY và ở nữ là XX và nhiễm sắc thể Y ở nam chỉ được nhận từ cha, còn nhiễm sắc thể X có ở cả 2 giới có thể được nhận từ cha lẫn mẹ. Khi thụ tinh, hệ gen ty thể của người cha nằm ở đuôi tinh trùng nên không tham gia vào quá trình tạo phôi. Do vậy, gen ty thể của người cha không được truyền cho các con còn con gái không có nhiễm sắc thể giới tính Y nên nhiễm sắc thể Y này chỉ được người cha truyền cho con trai.
10. Sinh học phân tử hiện đại biết rõ rằng: Những đoạn lặp lại song song ngắn (STR) trong nhiễm sắc thể giới tính Y (Y-ADN) mới được biết đến từ 6/2003 khi dự án giải mã hệ gen người được hoàn thành. Chính lúc đó toàn bộ trình tự ADN trên nhiễm sắc thể Y ở nam giới mới được xác định. Nhiễm sắc thể Y của con người gồm có khoảng 60.000.000 cặp base và được truyền từ đời cha sang đời con trai. Tất cả những người đàn ông do cùng một Cụ Tổ sinh ra đều có trình tự các đoạn lặp lại STR trên Y-ADN giống nhau, tức cùng kiểu gen Y STR. Do đó nó được ứng dụng để xác định hai hay nhiều cá nhân nam có cùng một tổ tiên chung gần nhất hoặc MRCA nếu họ có cùng Y-ADN (the same Y-DNA). Như vậy: “Nếu biểu đồ nhiễm sắc thể Y của ai tương ứng với gen của một cụ Tổ đã được xác định thì có thể kết luận người đó là hậu duệ của Cụ”. Do những đoạn STR giống nhau trên nhiễm sắc thể Y (mitochondrial DNA) chỉ có ở người cha (nhiễm sắc thể giới tính của nam là XY) và chỉ truyền cho con trai, còn ở nữ (người mẹ, mang nhiễm sắc thể giới tính XX) truyền cho cả con trai và con gái qua ADN ty thể (mitochondrial DNA) nên không có hiện tượng này !
Điều đó cũng có nghĩa là vấn đề lấy theo họ bố và việc thờ tự tổ tiên thuộc về con trai không chỉ đơn thuần là quan điểm của “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo mà khoa học ngày nay nó được khẳng định trong cây phả hệ di truyền vật chất theo dòng bố. Tất nhiên những “thâm gia bí sử” như việc “di hoa tiếp mộc”, “cấy huyết hoán dòng” hay “cá vào ao ta” tuy người con trai vẫn mang họ cha, vẫn giữ việc thờ cúng tổ tiên nhà mình nhưng có phải “con thiếp con chàng” hay không lại là huyện khác, không thuộc phạm vi di truyền của Y STR trong dòng họ.
Ngày nay, Bộ luật Dân sự 2005, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 của Việt Nam đã thể hiện quan điểm nhân văn và truyền thống về gia đình, gia tộc của cha ông.
1. Ngược dòng lịch sử, chúng ta biết rằng trong xã hội nguyên thủy, đàn bà con gái làm việc lượm hái trái cây vừa ăn vừa để dành nên coi là nguồn sống trọng yếu, còn đàn ông đi săn bắn thì bữa có bữa không nên phải lệ thuộc vào đồ hái lượm của đàn bà để sống. Chính vì sự nhờ nhau mà sống và nhu cầu bản năng sinh lý mới nảy sinh quan niệm kết hôn. Nhưng đây là hiện tượng “huyết tộc quần hôn” và đa phần con cái chỉ biết đến mẹ không bao giờ biết bố là ai. Thế mới có truyện chép những thánh nhân thời thái cổ như Tam Hoàng, Ngũ Ðế trong thần thoại đều không có cha. Như Phục Hi có mẹ là Hoa Tư “dẫm phải dấu chân người khổng lồ” mà sinh ra ông; Hoàng Đế có mẹ là Phụ Bảo thấy điện vây quanh sao Bắc Đẩu... cảm ứng mà có thai ông; Vua Nghiêu có mẹ là Khánh Đô hợp cấu với rồng đỏ mà sinh ra. Trong sử Việt Nam, cũng đầy chuyện thần thoại về các danh nhân, như Thánh Gióng được sinh ra do bà mẹ dẫm phải vết chân khổng lồ; Ðinh Bộ Lĩnh bơi lội tài tình vì có cha là con rái cá gần với mẹ mình ở bờ sông; Lý Công Uẩn sinh ra là do mẹ là Phạm thị đi chơi chùa Tiêu Sơn mộng thấy “đi lại” với thần nhân mà có thai…
2. Trong thời đồ đá, con người biết mài đá cho sắc để chặt cây cối làm nhà thay hang và nặn, nung đồ đất để đựng, nấu thức ăn nên đã định cư một nơi và tổ chức thành xã hội thị tộc, có thiết chế gia đình với ban đầu là thời kỳ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền, con cái chỉ biết đến có mẹ và bởi các bà mẹ haí lượm, trồng tỉa, chăn nuôi quanh nhà đem lại sự ổn định nên giữ vai trò lãnh đạo, có quyền và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái. Như vậy chữ “nữ” 女 giồng “người con gái ngồi quỳ, hai tay đặt trước ngực” là cách ngồi của phụ nữ Trung Quốc thời xưa và cũng là tính cách của phụ nữ qua chữ viết: khiêm tốn và nép mình không phải được tạo ra trong thời kỳ này!. Theo tôi 女 là "hình ảnh người phụ nữ sải chân vác gậy rượt người đe doạ tổ âm của họ"!
3. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển, nhu cầu bảo vệ lãnh địa, chăn đàn gia súc, cầy bừa, dẫn nước be bờ trở nên nặng nhọc là việc của trai tráng sức lực. Ðàn ông con trai với thể lực khỏe mạnh (chữ Nam 男 chỉ con trai được viết với chữ Ðiền 田 ruộng + Lực 力 sức khỏe) lo sản xuất lương thực thóc lúa trở nên nắm quyền, làm nền tảng cho phụ hệ. Khi ấy hôn nhân cặp đôi thành phổ thông, đàn ông lấy vợ đem vợ về nhà mình... Con cái đã biết cha (không tính trường hợp chỉ là “cha” danh nghĩa, không phải “cha” sinh học) nên sự thừa kế phải theo phụ hệ. Do vậy chữ Phụ 父 , tức “cha” viết bằng hình tượng bàn tay cầm cây gậy chỉ huy. Việc chuyển từ thị tộc mẫu hệ qua thị tộc phụ hệ có lẽ đã bắt đầu đời Thương (商, 1766–1122 tCn) với chuyện vua Vũ truyền ngôi cho con trai (nghĩa là “truyền tử” chứ không “truyền hiền” như thời các thánh đế Nghiêu Thuấn).
4. Bắt đầu từ đó con người biết đến một thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân, gắn bó nhau bằng nghĩa tình, huyết thống xây dựng thành một tổ ấm tinh thần và vật chất để thực hiện chức năng sinh học, kinh tế, văn hoá, xã hội, tín ngưỡng, giáo dục và giữ gìn bản sắc. Đó chính là Gia đình! Trong gia đình các thành viên được liên kết với nhau vừa bằng quan hệ hôn nhân vừa bằng quan hệ huyết thống. Trong đó Hôn nhân là ngẫu nhiên, di truyền là tất yếu. Trong xã hội “văn minh” xuất hiện tình trạng quan hệ tình dục không cần hôn nhân, không xây dựng gia đình, gia đình đồng giới hay sinh con theo phương pháp “vô tính”. Đó là vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong mĩ tục, phá vỡ những truyền thống đã xây dựng, bồi đắp và chắt lọc từ ngàn đời và cũng không được pháp luật Việt Nam hiện tại công nhận, bảo hộ.
Gia đình là một phạm trù lịch sử, thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Đã có gia đình (家庭, nhà và sân), theo truyền thống Việt Nam, là ắt có gia bản, gia tư (家本, của vốn riêng), có gia thất (家室, phòng the), gia đường (家堂, nơi thờ cúng), có gia đạo, gia giáo, gia lễ. Nhờ đó gia đình Việt Nam mới tồn tại và khác gia đình Âu châu. Ngày nay, trong Lời nói đầu của “Luật Hôn nhân và Gia đình” được Quốc Hội CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 09/06/2000 đã ghi rõ: “ Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”. Từ gia đình hạt nhân mở rộng đến họ hàng, Gia tộc, dòng họ.
5. Nhiều gia đình cùng dòng máu từ Triệu Tổ 肇祖 (Tổ khai sáng, chứ không phải một triệu 兆 ông Tổ) sinh ra họp thành “Dòng họ”. Đó là một thực tế xã hội chung cho loài người khi có gia đình và có ở các thời đại, trước khi xã hội phân thành giai cấp và sau này khi nhà nước tự tiêu vong, lúc đó dòng họ với tư cách là sự liên tục giữa ông cha và con cháu vẫn tồn tại. Dưới chế độ phụ quyền, Họ (氏, Đại Gia đình) là một thiết chế xã hội cổ truyền, bao gồm nhiều gia đình cùng huyết thống, có “chung tộc danh về phía bố” nhằm đảm bảo chế độ ngoại hôn và thờ phụng Tổ tiên.
Dòng họ không phải là đơn vị kinh tế nhưng các thành viên nội tộc đều phải có nghĩa vụ đoàn kết, tương trợ nhau và thờ phụng tổ tiên mình.Trên thực tế có những làn xã do con cháu một dòng họ chiếm số đông nên đã lấy danh tính họ mình đặt làm địa danh nơi đó, ví dụ: Đặng Xá, Lê Xá…và đương nhiên ở nơi đó vai trò của dòng họ ấy quyết định nhiều vấn đề của làng nước. Chữ chỉ “dòng họ” là “Gia tộc” 家族, bao gồm nhiều gia đình chung dòng dõiMột gia đình gồm có ông bà, cha mẹ và con cháu, gia tộc có thêm chú bác, cô dì. Nói một cách đơn giản và đầy đủ thì gia tộc là cộng đồng những người cùng do một cụ tổ sinh ra, bao gồm cả những người mang họ khác, thuộc gia tộc khác làm dâu con trong họ, đó là những người 人, những gia đình…tập hợp thành Ngành, Chi, Phái, Tiểu chi. Theo thời gian, khi số đời con cháu tính từ Cụ Tổ xuống càng lớn thì gia tộc càng có nhiều Phái, Tiểu chi… tập trung quanh Trưởng họ 族長.
6. Việt Nam xưa nay chia gia tộc làm hai bậc: nhà (tiểu gia đình), gồm cha mẹ, vợ chồng, con cái và họ (đại gia đình), gồm tất cả mọi người cùng chung một ông tổ sinh ra, tức là gia tộc gồm có một chi trưởng và nhiều chi thứ. Giữa các chi có thể phân biệt bằng tên đệm. Theo luân thường, trong gia tộc Việt Nam người cùng một họ nếu lấy nhau sẽ phạm vào tội loạn luân. Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình 2000 cũng quy định cám kết hôn “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”.
Theo truyền thống, mỗi họ đều có một nhà thờ chung cho cả họ (nhà thờ họ hay nhà thờ Đại tôn) và nhiều nhà thờ riêng của các chi nhỏ (nhà thờ Tiểu tôn), có Gia phả, Tộc phả; có quỹ họ...Hàng năm, trong gia tộc và gia đình có các ngày giỗ và ngày Tết. Ngoài ngày giỗ tổ, là ngày kỵ huý riêng của các vị tiền nhân và các ngày thanh minh, tuẫn tiết, hoặc mỗi khi trong nhà trong họ có việc hiếu hỷ vui mừng cũng có làm lễ cáo gia tiên. Vì việc thờ phụng tổ tiên quan trọng như vậy, nên các nhà khá giả thường để ruộng giỗ giao cho trưởng tộc hoặc trưởng chi để lo việc tế tự tổ tiên, và người chủ trì cúng giỗ là gia trưởng các chi (phân chia) và trưởng tộc ở trong gia tộc (đại tôn).
7. Nếu phương Tây coi trọng vai trò của cá nhân thì phương Đông coi trọng vai trò của gia đình (Trung Quốc) và gia tộc (Việt Nam). Do vậy trong ngôn ngữ tiếng Anh, chỉ có từ cho ba đời, các đời trước và sau nữa chỉ thêm tiền tố vào một trong ba từ đó. Ngoài ra còn có những danh từ chỉ riêng những người họ hàng xa hơn như: “chú” (em trai của “bố”), “cậu” (em trai của “mẹ”), “cô” (em gái của “bố”), “dì” (em gái của “mẹ”), “thím” (vợ của “chú”), “mợ” (vợ của “cậu”), “bác” (anh hay chị của “bố” và của “mẹ”); một vài vùng có thể có cách gọi biến tướng đi như: anh của bố, mẹ đều gọi bằng “bác”, còn chị của bố, mẹ lại vẫn gọi là “cô” - như ở Hải Dương, Hải Phòng- hoặc anh, chị của bố gọi là “bá” còn anh, chị của mẹ gọi là “bác” hay ngược lại v.v. Tôn ti rất được tôn trọng, một người ít tuổi, xếp theo vai vế, có thể là “ông” của một người nhiều tuổi - Bé bằng củ khoai, cứ vai mà gọi (tục ngữ).
Vì gia tộc có vai trò quan trọng nên tôn ti của từng người cũng rất được coi trọng. Ở Việt Nam hệ thống tôn ti trong gia tộc được phân biệt rất chi li tới 9 thế hệ (gọi là 九族 cửu đại) hay Cửu huyền (chín đời). Cụ thể là: Kỵ-Cụ-Ông-Cha-Bản thân-Con-Cháu-Chắt-Chút mà ngày trước các cụ ta viết bằng chữ Nôm là: (?) 具,翁,吒,命, (?), (?), 昆,拙 trong khi âm Hán Việt đọc là: Cao Tổ, Tằng tổ, Tổ, Phụ, Ngã, Tử, Tôn, Tằng tôn và Huyền tôn ; được viết như sau: 高祖, 曾祖, 祖, 父, 我, 子, 孫, 曾孫và玄孫. Nhữngtừ này tương đương tiếng Âu Mỹ là: Great-great-grandfather, Great-grandfather, Grandfather, Father, I, Child, Grandchild, Great-grandchild và Great-great-grandchild
Việc thờ cúng, lễ tết trong gia tộc cũng tuân thủ theo nguyên tắc cửu đại này. Nghĩa là khi người có vai “Tôi” còn sống thì người ở vai này có trách nhiệm tham gia thờ cúng (nếu người vai trên đã chết), lễ tết (nếu người vai trên còn sống) những người có vai từ “Kỵ” trở xuống đến người có vai “Cha”. Những người có vai “Con”, “Cháu”, “Chắt”, “Chút” của người đó vẫn có trách nhiệm phải tuân thủ.
8. Cổ nhân coi trọng vấn đề có con trai để nối dõi: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” 一男曰有十女曰無. Quyền trưởng nam gắn liền với trách nhiệm thờ phụng tổ tiên được quy định lần đầu tiên trong bộ luật do vua Lê Thánh Tông ban hành năm 1461. Theo đó, người đàn ông lớn nhất trong gia đình chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên chỉ khi người này mất đi thì việc thờ cúng sẽ chuyển sang người con trai lớn (đích tôn). Trong trường hợp, người đàn ông không có con trai thì việc thờ cúng tổ tiên sẽ chuyển sang người chú kế cận và nguyên tắc trên lại áp dụng cho gia đình người chú và luật Hồng Đức quy định việc chọn đích tử, đích tôn :
- Trước hết phải chọn con trưởng của người vợ cả.
- Nếu người đích tử chết trước, thì lập người cháu trưởng.
- Nếu không có cháu trưởng mới lập con người vợ thứ.
- Trong hàng con vợ thứ, không chọn lấy người nhiều tuổi, mà lại chọn lấy người con hiền của vợ lẽ.
- Trong trường hợp không có con trai, thời được chỉ định các con gái hoặc người thân thuộc (điều 388, 389 luật Hồng Đức).
Ngày nay Bộ luật Dân sự Số: 33/2005/QH11quy định con người có quyền có họ tên và quyền về họ tên đó. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó theo họ người cha hoặc có thể theo họ người mẹ. Trong thực tế đời sống xã hội thì yếu tố “nối dõi tông đường” của con trai vẫn chi phối chủ yếu.
9. Các cụ ta xưa chỉ dựa vào kinh nghiệm mà quan niệm sinh con trai để “duy trì nòi giống”, gọi những người chung một cụ tổ là cùng “Huyết thống” 血統 với nghĩa đời đời nối dõi theo dòng máu; cùng một chi gọi là "huyết tộc" 血族, con cháu gọi là "huyết dận" 血胤. Xưa nay khi nói như vậy đa số thường quy là do ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nhưng khi có đủ kiến thức cần thiết tôi hiểu rằng điều đó đúng một phần. Trong thời đại công nghệ, vấn đề di truyền từ cha mẹ sang con cái khoa học đã biết đến từ thế kỷ trước và chứng minh được rằng: Giới tính của môt đứa trẻ về cơ bản được xác định bởi hai nhiễm sắc thể giới tính (một tế bào giống đực bình thường có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y, còn tế bào của giống cái có 2 nhiễm sắc thể X). Do vậy, nhiễm sắc thể giới tính ở nam là XY và ở nữ là XX và nhiễm sắc thể Y ở nam chỉ được nhận từ cha, còn nhiễm sắc thể X có ở cả 2 giới có thể được nhận từ cha lẫn mẹ. Khi thụ tinh, hệ gen ty thể của người cha nằm ở đuôi tinh trùng nên không tham gia vào quá trình tạo phôi. Do vậy, gen ty thể của người cha không được truyền cho các con còn con gái không có nhiễm sắc thể giới tính Y nên nhiễm sắc thể Y này chỉ được người cha truyền cho con trai.
10. Sinh học phân tử hiện đại biết rõ rằng: Những đoạn lặp lại song song ngắn (STR) trong nhiễm sắc thể giới tính Y (Y-ADN) mới được biết đến từ 6/2003 khi dự án giải mã hệ gen người được hoàn thành. Chính lúc đó toàn bộ trình tự ADN trên nhiễm sắc thể Y ở nam giới mới được xác định. Nhiễm sắc thể Y của con người gồm có khoảng 60.000.000 cặp base và được truyền từ đời cha sang đời con trai. Tất cả những người đàn ông do cùng một Cụ Tổ sinh ra đều có trình tự các đoạn lặp lại STR trên Y-ADN giống nhau, tức cùng kiểu gen Y STR. Do đó nó được ứng dụng để xác định hai hay nhiều cá nhân nam có cùng một tổ tiên chung gần nhất hoặc MRCA nếu họ có cùng Y-ADN (the same Y-DNA). Như vậy: “Nếu biểu đồ nhiễm sắc thể Y của ai tương ứng với gen của một cụ Tổ đã được xác định thì có thể kết luận người đó là hậu duệ của Cụ”. Do những đoạn STR giống nhau trên nhiễm sắc thể Y (mitochondrial DNA) chỉ có ở người cha (nhiễm sắc thể giới tính của nam là XY) và chỉ truyền cho con trai, còn ở nữ (người mẹ, mang nhiễm sắc thể giới tính XX) truyền cho cả con trai và con gái qua ADN ty thể (mitochondrial DNA) nên không có hiện tượng này !
Điều đó cũng có nghĩa là vấn đề lấy theo họ bố và việc thờ tự tổ tiên thuộc về con trai không chỉ đơn thuần là quan điểm của “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo mà khoa học ngày nay nó được khẳng định trong cây phả hệ di truyền vật chất theo dòng bố. Tất nhiên những “thâm gia bí sử” như việc “di hoa tiếp mộc”, “cấy huyết hoán dòng” hay “cá vào ao ta” tuy người con trai vẫn mang họ cha, vẫn giữ việc thờ cúng tổ tiên nhà mình nhưng có phải “con thiếp con chàng” hay không lại là huyện khác, không thuộc phạm vi di truyền của Y STR trong dòng họ.
Ngày nay, Bộ luật Dân sự 2005, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 của Việt Nam đã thể hiện quan điểm nhân văn và truyền thống về gia đình, gia tộc của cha ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!