[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


14 tháng 12 2010

Bố, Mẹ không đưa con gái về nhà chồng?

Sau đám cưới cháu Lương Như Quỳnh trong họ ngoài làng nơi gia đình sinh sống rộ lên chuyện bố đưa con gái về nhà chồng!

Chuyện này thực tế ở ta, nhất là nông thôn thấy lạ còn bên “Tây” thì là lẽ đương nhiên. Ở thành phố cũng vậy, còn mấy ai kiêng? Nhưng tại sao có tục này đâu phải ai cũng hiểu.

Căn nguyên lệ này có từ thủa xa xưa, cái thời “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, cưới hỏi qua mối lái. Mà đã gọi là bà mối thì bà nào bà ấy mồm cứ dẻo như kẹo.

Thế mới có chuỵện: bên nhà gái bà bảo chú rể “kém cái lưng”, nhà gái vốn khá giả nghĩ rằng chú rể “ít lưng vốn” và điều đó thì nhà mình bù chì được nên ưng thuận. Giới thiệu về cô dâu tương lại, bà nói với bên kia rằng cô ta hơi “kém mồm mép”! Những tưởng cô gái ít nói, bà mẹ người con trai hí hửng nghĩ mình đỡ dâu “cãi như chém chả” nên cũng ưng liền!. đám cưới diễn ra suôn sẻ nhưng hoá ra là cảnh: chú rể GÙ vớ cô dâu SỨT MIỆNG!. Bà mối đã thành công, để lại nỗi xót xa khó nói cho hai bên những tưởng đều lừa được nhau và vớ bẫm!

Trở lại chuyện kiêng kia. Cũng do ngày trước chẳng tìm hiểu nhau nên đến khi cưới xong cô dâu mới biết mặt, biết gia cảnh nhà chồng. Bố mẹ cô cũng vậy. Khi ở nhà con gái dẫu không phải cảnh “lá ngọc cành vàng” vẫn được chăm bẵm, nâng niu, bảo ban đủ điều. Khi về nhà chông bao điều bỡ ngỡ. Bước vào nhà khá giả không sao, chứ sa chân vào nhà bần cùng, hay vớ bà mẹ nanh nọc thì coi như thôi đời con gái. Thế mới có chuyện, bố mẹ đưa con về nhà chống thấy cảnh tiêu điều nơi quê họ và túng bấn hiện ra mặt của thông gia mà thương con, không cầm được nước mắt. Người cha còn nén được, bà mẹ thì không. Thương con, tiếc công sinh thành chăm bẵm, bà oà lên khóc, đám vui trở nên chững lại. Khi chia tay thông gia ra về bà mẹ ôm con gái mãi không rời. Cô con gái thấy cảnh nhà chồng nghĩ tới tương lai mà khiếp sợ, thấy mẹ khóc cũng oà theo rồi trong một lúc thiếu suy nghĩ, cô bỏ trốn về nhà mẹ đẻ!, Từ đó để khỏi thấy nước mắt mẹ nàng dâu, chứng kiến cảnh bịn rịn khi chia tay và nhất là cảnh cô dâu trốn ngay hôm cưới ...các cụ ta định ra lệ đó! Nhưng chẳng sách nào chép kỹ, mấy ai truyền lại cho cháu con tường tận nguyên nhân cái lệ đấy!

Ngày nay, trước khi lấy nhau đôi bên đã nhẵn mặt, quen ngõ rồi ; lại còn thông tin thời @ nữa nên chẳng ai lạ gì nhau. Việc kiêng cữ trên trở thành vô nghĩa. Nuôi con ngần ấy năm chẳng lẽ ngày con xuất giá, nhất là lấy chồng xa, lại để con lủi thuỉ đi một mình. Mà tâm lý người mẹ thì lúc nào những đứa con vẫn còn bé nên tranh thủ dạy dỗ được ngần nào hay từng đó nên vẫn cố truyền kinh nghiệm cho con tới tận phút cuối. Do vậy thời nay việc bố mẹ đưa con gái về nhà chông sau lễ Vu quy tại nhà mình đã diễn ra phổ biến.

Có điều, với quan niệm “có kiêng có lành” nên cần chọn phương thức thích hợp. Ngày con gái tôi đi lấy chồng, hai vợ chồng tôi cùng đi từ Lào Cai về tận Thái Bình. Nhưng lúc nhà trai đến đón dâu từ Khách sạn nơi đoàn nhà gái thuê về hôn trường (ở Thuỵ Xuân, Thái Thuỵ) thì vợ chồng tôi đi sau. Khi đoàn nhà gái được đón vào nhà trai, các con làm mọi thủ tục nhập gia xong vợ chồng tôi mới và Hôn trường. Mọi việc diễn ra vui vẻ, vẹn cả đôi đường.

Xem ra nhiều tục kiêng cữ truyền từ xưa lại một phần do “tam sao thất bản” một phần chẳng mấy ai hiểu rõ nguồn cơn nên đôi khi gây khó cho đôi bên và những xầm xì không đáng có.

-Lương Đức Mến, 2010-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!