Từng tốt nghiệp Học viện Quân y, nhiều năm làm BT Chi bộ, UVBCH Đảng bộ, phụ trách đơn vị KTHS trong CA tỉnh, các em và con trai là ĐV nên tôi không hề mê tín. Nhưng thấy nhiều tri thức cổ nhân khi nghiên cứu kĩ có hình bóng của khoa học hiện đại (Âm dương ~ Nhị phân...) và nhớ rằng: “Chân thành tất linh nghiệm”, “Hữu cảm tất thông, hữu cầu tất ứng” nên không hề phỉ báng chuyện “Tâm linh” 心靈. Hơn nữa thực tế nhiều chuyện từng nghe hay gia đình và bản thân trải qua rất khó lý giải theo logic hiện đại. Theo lời thân phụ thì gia đình tôi có bà “Tổ Cô” là Lương Thị Mẹt rất linh thiêng, luôn đi theo phù hộ cho bố con tôi. Thực hư chuyện này thế nào không rõ và tôi không tìm được Bà thuộc đời nào và mất ngày nào nhưng trong cuộc đời tôi thấy có vài chuyện “thoát hiểm” rất khó giải thích. Nhớ lời cổ nhân 家事何必問外人 “Gia sự hà tất vấn ngoại nhân” tôi vẫn giữ kín trong lòng và tự mình thấy cần nhớ và chép lại để ghi nhớ và suy ngẫm, chiêm nghiệm.
Tháng 3/1983 xẩy ra vụ cướp bên Giới Phiên thuộc huyện Trấn Yên (khi đó vẫn là tỉnh Hoàng Liên Sơn). Khi khám nghiệm về, Khải có thu 1 khẩu súng ngắn. Vì tôi đã có súng nên Khải hỏi mượn. Hồi đó quản lý tang vật còn lỏng lẻo, với cương vị Đội phó tôi đồng ý. Tháng 6 khi đi phép lên Khải đã trả lại tôi nói Khải không có tủ sợ mất. Tôi cất vào tủ và ra về.
Một hôm, chưa kịp ăn cơm tối thì thấy Trịnh Văn Thảo và anh Bùi Khuể (Phó Trưởng phòng) đi ô tô vào tìm, bảo ra ngay. Đến cơ quan mới biết Khải vừa tự tử bằng súng lúc 17 giờ ngay tại phòng làm việc của tôi (có cửa ngách thông sang buồng tập thể). Khẩu súng Khải dùng là khẩu súng cơ quan giao cho anh Nguyễn Văn Triều (Đội trưởng) quản lý. Chiều đó anh vừa ở Văn Chấn ra, cất súng vào hòm. Thừa lúc mọi người đi ăn cơm, Khải đã mở hòm lấy và lách sang buồng tôi kề súng vào ngực tự sát. Khi kiểm tư trang và xác minh mới hay do buồn vì người yêu tự tử bằng treo cổ trước đó 49 ngày tại Nghĩa Lộ, ông bố lại tâm thần nên Khải đã có ý định treo cổ tự tử từ lâu nhưng khong hiểu sao chưa thực hiện. Nếu Khải không trả tôi mà lấy khẩu súng tang vật đang giữ tự tử thì chắc chắn tôi bị loại ngũ ngay từ ngày đó !
2. Tìm lại tài liệu ngành do Thức làm mất :
Trong những năm đầu mới tái lập tỉnh Lào Cai (01/11/1991), giao liên Bộ Nội vụ (Bộ Công an sau này) chỉ mang Công văn, Thư, Báo của CA Lào Cai đến Công an tỉnh Yên Bái. PV 11 Lào Cai phải cử người xuống đó lấy và đưa đến 3 điểm tập kết của CA tỉnh (Khối CSND ở khu Cung ứng Cam Đường; Khối trực thuộc ở Tằng Loỏng, Khối ANND ở Phố Lu).
Cuối 1992, trong một lần đi giao liên Lương Đức Thức (em trai thứ hai của tôi) đặt Công văn, Thư, Báo vào Nilon và buộc sau xe đi từ Cung ứng xuống giao cho các phòng thuộc khối ANND ở Phố Lu và BĐBP ở Km5 đường PL-BN (Khi đó BĐBP thuộc CA và báo CAND còn chưa ra công khai). Sau khi ăn cơm với bố con tôi xong, Thức rẽ vào Sở Thương mại (Bách hóa Tổng hợp Cam Đường cũ) rồi xuôi Lu. Đến cầu Bến Đền, người gác cầu chỉ vào phía sau xe, Thức quay lại thấy túi thư báo đã bị rơi, chỉ còn mảnh Nilon. Quay ngược tìm không thấy, Thức đã báo cáo lãnh đạo PV 11 và lãnh đạo báo cáo BGĐ. Đồng chí Giám đốc Giàng Seo Dín lệnh cho các phòng TS của cả AN và CS đi tìm cả ngày và đêm đó không thấy. Hỏi lại tôi bíêt họ chỉ tìm ngược từ cầu Bến Đền trở lên. Tôi đã đi nhờ các Trường Phổ thông và Mẫu giáo quanh vùng hỏi phụ huynh và các cháu.
Đêm ngủ tôi thấy như có ai mách tài liệu không mất, muốn thấy phải phá cách. Sớm sau tôi bảo Phong (một cán bộ mới vèe phòng) đưa mình đi tìm. Dọc đường thấy một số tờ Phiếu giao tài liệu ở bên kia dốc Đỏ. Rút kinh nghiệm các tốp đã tìm, tôi đi vượt qua cầu Bến Đền vào Bưu điện hỏi. Rất may, vừa lúc sắp hết ca trực tôi đã gặp và được một chị trực ở đây nói : « hôm qua có người nhặt được đã đem đến nộp, nhưng khi kiểm tra không phải của Bưu điện nên chị không nhận, người đi xe máy đó có để lại địa chỉ ». Tìm mãi mới thấy mảnh giấy mà cháu bé của chị nhét sâu tận góc tủ ghi tên: Hùng -Lái xe xây dựng.
Tôi lao xuống Lu tìm vào Sở Xây dựng, các Công ty XD nhưng không ai lái xe các cơ quan này có tên vậy. May gặp anh Lơ hỏi anh bảo có Hùng lái xe chở vật liệu xây dựng nhà ở đầu cầu. Tôi tìm đến, cô em gái chủ nhà nhận đã từng dạy con tôi khi tôi gửi 2 cháu về Phong Niên học rất quý các cháu và nói anh Hùng đi nhận mộ, chờ mãi chiều mới về. Sau khi nghe tôi trình bầy, Hùng mở tủ lấy bọc tài liệu ra : Tài liệu còn nguyên, tôi lập biên bản nhận lại và cám ơn gia đình. Điện tìm ngay tổ TS không đưa tin trên Đài và dừng lệnh khóa Biên giới. Sau này tôi được khen, còn Thức bị kỉ luật. Vẫn còn phúc !
3. Giữ được đất ở Lào Cai không phải bởi có tiền:
Khi trở lại Lào Cai đã tạm ổn chỗ tập kết, mọi người tính đến việc tìm đất dựng nhà, an cư lạc nghiệp. Hồi ấy (1992) việc xin cấp đất ở Tx Lào Cai như một chiến dịch, người người chạy, ngành ngành cùng chạy, Tx chưa hình thành, chỗ đang san, chỗ đồi cao, nơi vực sâu, mịt mờ bụi đất.
Vì không có tiền nên tôi không chọn những điểm mà ai cũng xô đến là khu Cốc Lếu cũ. “Tiêu chuẩn” chọn đất của tôi là: ít san, ít lấp, hướng Đông, gần cơ quan. Tìm mãi được mảnh nguyên là nhà trẻ Liên cơ cũ. Khi đến thực địa thấy chỉ là nền bếp, nghĩ đền bù cũng đơn giản. Nhưng khi cắm nảy ra việc: đó là nhà của chị gái chủ đất (chủ nhà Lương Văn Thanh) và xuất trình giấy cấp đất từ 1989. (Từ 1990 trở về trước toàn bộ Tx Lào Cai là xã Đông Tuyển thuộc Tx Cam Đường và Xã có quyền giao đất). Nhiều người kiểu này đã mất đất.
Tôi bỏ sức điều tra và khá tình cờ tôi đã nắm được vài thông tin về tính bất hợp pháp của “chủ tự nhận” đó. Bằng chính nghiệp vụ giám định tôi đã chứng minh được là: Giấy đó được viết vào năm 1993 nhưng được đóng con dấu lẽ ra đã thu hồi ngaỳ tái lập tỉnh Lào Cai. Thực ra, 1989 con dấu bị mất, CA Hoàng Liên Sơn cho khắc dấu mới. Sau dấu mất tìm lại được, UBND xã không báo và nộp CA tỉnh nên trước 1991 xã Đồng Tuyển có 2 con dấu. Khi tách tỉnh đổi dấu mới, thu 1 còn 1 dấu Doãn Văn Đà vẫn để ở ngăn kéo. Những năm 1993-1994 Đà đã đem ra sử dụng, “giúp” nhiều người chiếm được đất, khiến nhiều người mất đất và còn giúp một số người có thâm niên “oan” ở vùng biên. UBNDTX có quyết định cưỡng chế, anh Thanh phải giỡ nhà trả đất cho tôi.Vì biết anh mất vài trăm chạy tờ giấy dởm đó, tôi đã đền bù “hoa mầu” cho Thanh 1 500 000đ .14/6 (25/4 Quí Dậu) dựng nhà.14/7 (25/5 Qúy Dậu) chuyển lên ở. Khi Tx đánh số nhà thì mang số: 328 thuộc tổ 7 (năm 2001 đổi thành Tổ 22) phường Kim Tân.
4. Súng bị đổi đã tìm lại được:
Cho đến năm 1994, dù đã có nhiều chuyenẻ biến tốt song tình hình nhiều nơi còn khá phức tạp nên Công an được phát súng và chúng tôi luôn mang theo mình. Khi yên ắng, tôi cho thu súng của Phòng giao Nguyễn Văn Quang chuyển nộp cho Hậu Cần. Ngày sau tôi được biết súng ghi tên tôi đem nộp mang số hiệu khác và là khẩu súng hỏng. Nhờ bạn bè ở Hậu cần, Hải Quan tỉnh Lào Cai và CA tỉnh Yên Bái giúp tôi biết khẩu súng của mình Quang đã mang đổi cho một cán bộ Hải quan lấy 400.000 đ tiền bù. Tôi đã buộc Quang thu lại khẩu súng nộp cho Hậu cần. Mặc dù biết rõ vì hám lợi Quang đã hại mình, nhưng tôi không hề thù và ác cảm gì. Vẫn giúp Quang trưởng thành. Đáng tiếc Quang không có một nền vững từ gia tộc và truyền thống để đi lên bằng khối óc của chính cậu này.
5. Vợ bị tai biến phát hiện kịp thời:
Dịp 30/4/2006 khách lên Lào Cai, đi Sa Pa đông. Sáng Chủ nhật 01/5, dậy muộn nhận điện CA thành phố nhờ giải quyết vụ cháu bé 2 tháng tuổi chết trong BV. Vợ tôi nằm giường nói: “anh ăn gì thì làm lấy, em mệt”. Tôi hòa bột dinh dưỡng uống xong vào cơ quan. PGĐ Giàng Ly Pao bảo sang nhà hàng Việt Hoa cùng PGĐ Đinh Tiến Quân tiếp đoàn TCIII và Học viện CSND.
Sau khi tiến đoàn tại Đền Thượng về, tôi nhận điện mấy bạn rủ đi SaPa, tôi về nhà mặc thêm áo vì trời hơi lạnh. Về nhà thấy vợ vẫn nằm tôi hỏi “em vẫn ngủ à”. Không thấy trả lời tôi vào sờ trán không thấy sốt và M còn bảo “Mổ bò ăn rồi”, tôi biết chuyện không hay sang tìm hàng xóm. Mấy bà sang, M nói muốn đi giải, tôi xem biết M đã bại nửa người phải, ì ạch mãi, tôi cũng bế được vợ đi vệ sinh và lại đặt vào giờng. Gọi Đội xe, Cường ra nhưng M quyết không đi Viện.
Tôi gọi PGĐBV Bs Hải Sơn, Bs Nam rồi Y tá trưởng Thạo đến động viên mãi M mới đồng ý ra xe Cứu thương để anh Cải đưa vào Viện.
Một hôm, chưa kịp ăn cơm tối thì thấy Trịnh Văn Thảo và anh Bùi Khuể (Phó Trưởng phòng) đi ô tô vào tìm, bảo ra ngay. Đến cơ quan mới biết Khải vừa tự tử bằng súng lúc 17 giờ ngay tại phòng làm việc của tôi (có cửa ngách thông sang buồng tập thể). Khẩu súng Khải dùng là khẩu súng cơ quan giao cho anh Nguyễn Văn Triều (Đội trưởng) quản lý. Chiều đó anh vừa ở Văn Chấn ra, cất súng vào hòm. Thừa lúc mọi người đi ăn cơm, Khải đã mở hòm lấy và lách sang buồng tôi kề súng vào ngực tự sát. Khi kiểm tư trang và xác minh mới hay do buồn vì người yêu tự tử bằng treo cổ trước đó 49 ngày tại Nghĩa Lộ, ông bố lại tâm thần nên Khải đã có ý định treo cổ tự tử từ lâu nhưng khong hiểu sao chưa thực hiện. Nếu Khải không trả tôi mà lấy khẩu súng tang vật đang giữ tự tử thì chắc chắn tôi bị loại ngũ ngay từ ngày đó !
2. Tìm lại tài liệu ngành do Thức làm mất :
Trong những năm đầu mới tái lập tỉnh Lào Cai (01/11/1991), giao liên Bộ Nội vụ (Bộ Công an sau này) chỉ mang Công văn, Thư, Báo của CA Lào Cai đến Công an tỉnh Yên Bái. PV 11 Lào Cai phải cử người xuống đó lấy và đưa đến 3 điểm tập kết của CA tỉnh (Khối CSND ở khu Cung ứng Cam Đường; Khối trực thuộc ở Tằng Loỏng, Khối ANND ở Phố Lu).
Cuối 1992, trong một lần đi giao liên Lương Đức Thức (em trai thứ hai của tôi) đặt Công văn, Thư, Báo vào Nilon và buộc sau xe đi từ Cung ứng xuống giao cho các phòng thuộc khối ANND ở Phố Lu và BĐBP ở Km5 đường PL-BN (Khi đó BĐBP thuộc CA và báo CAND còn chưa ra công khai). Sau khi ăn cơm với bố con tôi xong, Thức rẽ vào Sở Thương mại (Bách hóa Tổng hợp Cam Đường cũ) rồi xuôi Lu. Đến cầu Bến Đền, người gác cầu chỉ vào phía sau xe, Thức quay lại thấy túi thư báo đã bị rơi, chỉ còn mảnh Nilon. Quay ngược tìm không thấy, Thức đã báo cáo lãnh đạo PV 11 và lãnh đạo báo cáo BGĐ. Đồng chí Giám đốc Giàng Seo Dín lệnh cho các phòng TS của cả AN và CS đi tìm cả ngày và đêm đó không thấy. Hỏi lại tôi bíêt họ chỉ tìm ngược từ cầu Bến Đền trở lên. Tôi đã đi nhờ các Trường Phổ thông và Mẫu giáo quanh vùng hỏi phụ huynh và các cháu.
Đêm ngủ tôi thấy như có ai mách tài liệu không mất, muốn thấy phải phá cách. Sớm sau tôi bảo Phong (một cán bộ mới vèe phòng) đưa mình đi tìm. Dọc đường thấy một số tờ Phiếu giao tài liệu ở bên kia dốc Đỏ. Rút kinh nghiệm các tốp đã tìm, tôi đi vượt qua cầu Bến Đền vào Bưu điện hỏi. Rất may, vừa lúc sắp hết ca trực tôi đã gặp và được một chị trực ở đây nói : « hôm qua có người nhặt được đã đem đến nộp, nhưng khi kiểm tra không phải của Bưu điện nên chị không nhận, người đi xe máy đó có để lại địa chỉ ». Tìm mãi mới thấy mảnh giấy mà cháu bé của chị nhét sâu tận góc tủ ghi tên: Hùng -Lái xe xây dựng.
Tôi lao xuống Lu tìm vào Sở Xây dựng, các Công ty XD nhưng không ai lái xe các cơ quan này có tên vậy. May gặp anh Lơ hỏi anh bảo có Hùng lái xe chở vật liệu xây dựng nhà ở đầu cầu. Tôi tìm đến, cô em gái chủ nhà nhận đã từng dạy con tôi khi tôi gửi 2 cháu về Phong Niên học rất quý các cháu và nói anh Hùng đi nhận mộ, chờ mãi chiều mới về. Sau khi nghe tôi trình bầy, Hùng mở tủ lấy bọc tài liệu ra : Tài liệu còn nguyên, tôi lập biên bản nhận lại và cám ơn gia đình. Điện tìm ngay tổ TS không đưa tin trên Đài và dừng lệnh khóa Biên giới. Sau này tôi được khen, còn Thức bị kỉ luật. Vẫn còn phúc !
3. Giữ được đất ở Lào Cai không phải bởi có tiền:
Khi trở lại Lào Cai đã tạm ổn chỗ tập kết, mọi người tính đến việc tìm đất dựng nhà, an cư lạc nghiệp. Hồi ấy (1992) việc xin cấp đất ở Tx Lào Cai như một chiến dịch, người người chạy, ngành ngành cùng chạy, Tx chưa hình thành, chỗ đang san, chỗ đồi cao, nơi vực sâu, mịt mờ bụi đất.
Vì không có tiền nên tôi không chọn những điểm mà ai cũng xô đến là khu Cốc Lếu cũ. “Tiêu chuẩn” chọn đất của tôi là: ít san, ít lấp, hướng Đông, gần cơ quan. Tìm mãi được mảnh nguyên là nhà trẻ Liên cơ cũ. Khi đến thực địa thấy chỉ là nền bếp, nghĩ đền bù cũng đơn giản. Nhưng khi cắm nảy ra việc: đó là nhà của chị gái chủ đất (chủ nhà Lương Văn Thanh) và xuất trình giấy cấp đất từ 1989. (Từ 1990 trở về trước toàn bộ Tx Lào Cai là xã Đông Tuyển thuộc Tx Cam Đường và Xã có quyền giao đất). Nhiều người kiểu này đã mất đất.
Tôi bỏ sức điều tra và khá tình cờ tôi đã nắm được vài thông tin về tính bất hợp pháp của “chủ tự nhận” đó. Bằng chính nghiệp vụ giám định tôi đã chứng minh được là: Giấy đó được viết vào năm 1993 nhưng được đóng con dấu lẽ ra đã thu hồi ngaỳ tái lập tỉnh Lào Cai. Thực ra, 1989 con dấu bị mất, CA Hoàng Liên Sơn cho khắc dấu mới. Sau dấu mất tìm lại được, UBND xã không báo và nộp CA tỉnh nên trước 1991 xã Đồng Tuyển có 2 con dấu. Khi tách tỉnh đổi dấu mới, thu 1 còn 1 dấu Doãn Văn Đà vẫn để ở ngăn kéo. Những năm 1993-1994 Đà đã đem ra sử dụng, “giúp” nhiều người chiếm được đất, khiến nhiều người mất đất và còn giúp một số người có thâm niên “oan” ở vùng biên. UBNDTX có quyết định cưỡng chế, anh Thanh phải giỡ nhà trả đất cho tôi.Vì biết anh mất vài trăm chạy tờ giấy dởm đó, tôi đã đền bù “hoa mầu” cho Thanh 1 500 000đ .14/6 (25/4 Quí Dậu) dựng nhà.14/7 (25/5 Qúy Dậu) chuyển lên ở. Khi Tx đánh số nhà thì mang số: 328 thuộc tổ 7 (năm 2001 đổi thành Tổ 22) phường Kim Tân.
4. Súng bị đổi đã tìm lại được:
Cho đến năm 1994, dù đã có nhiều chuyenẻ biến tốt song tình hình nhiều nơi còn khá phức tạp nên Công an được phát súng và chúng tôi luôn mang theo mình. Khi yên ắng, tôi cho thu súng của Phòng giao Nguyễn Văn Quang chuyển nộp cho Hậu Cần. Ngày sau tôi được biết súng ghi tên tôi đem nộp mang số hiệu khác và là khẩu súng hỏng. Nhờ bạn bè ở Hậu cần, Hải Quan tỉnh Lào Cai và CA tỉnh Yên Bái giúp tôi biết khẩu súng của mình Quang đã mang đổi cho một cán bộ Hải quan lấy 400.000 đ tiền bù. Tôi đã buộc Quang thu lại khẩu súng nộp cho Hậu cần. Mặc dù biết rõ vì hám lợi Quang đã hại mình, nhưng tôi không hề thù và ác cảm gì. Vẫn giúp Quang trưởng thành. Đáng tiếc Quang không có một nền vững từ gia tộc và truyền thống để đi lên bằng khối óc của chính cậu này.
5. Vợ bị tai biến phát hiện kịp thời:
Dịp 30/4/2006 khách lên Lào Cai, đi Sa Pa đông. Sáng Chủ nhật 01/5, dậy muộn nhận điện CA thành phố nhờ giải quyết vụ cháu bé 2 tháng tuổi chết trong BV. Vợ tôi nằm giường nói: “anh ăn gì thì làm lấy, em mệt”. Tôi hòa bột dinh dưỡng uống xong vào cơ quan. PGĐ Giàng Ly Pao bảo sang nhà hàng Việt Hoa cùng PGĐ Đinh Tiến Quân tiếp đoàn TCIII và Học viện CSND.
Sau khi tiến đoàn tại Đền Thượng về, tôi nhận điện mấy bạn rủ đi SaPa, tôi về nhà mặc thêm áo vì trời hơi lạnh. Về nhà thấy vợ vẫn nằm tôi hỏi “em vẫn ngủ à”. Không thấy trả lời tôi vào sờ trán không thấy sốt và M còn bảo “Mổ bò ăn rồi”, tôi biết chuyện không hay sang tìm hàng xóm. Mấy bà sang, M nói muốn đi giải, tôi xem biết M đã bại nửa người phải, ì ạch mãi, tôi cũng bế được vợ đi vệ sinh và lại đặt vào giờng. Gọi Đội xe, Cường ra nhưng M quyết không đi Viện.
Tôi gọi PGĐBV Bs Hải Sơn, Bs Nam rồi Y tá trưởng Thạo đến động viên mãi M mới đồng ý ra xe Cứu thương để anh Cải đưa vào Viện.
Tại đây, M được chẩn đoán là bị "Tai biến mạch máu não". Nằm khoa Hồi sức cấp cứu đến đêm thứ 3 thì tay, rồi chân cử động được. Chụp cắt lớp không thấy chảy máu, tụ máu nội sọ. Như vậy mới chỉ là sự co thắt mạch não và rất may là tôi về, đưa đi Viện kịp. Thứ 6 ngày 7/5 tôi xin về ngoại trú. Các em, cháu 2 bên thay nhau lên trông, chăm sóc. Tiêm, uống thuốc kết hợp xoa bóp, chườm muối rang nóng với gừng, sau 10 ngày dần tự ngồi lên và đi lại được. Bà con lối phố, hàng xóm ở Phong Niên, Gia Phú và bạn bè đến thăm, động viên đông.
6. Việc “Tự Thôi miên” không có lỗi:
Hôm cúng tuần Tứ Cửu (Chung thất 終七 tức cúng 49 ngày) cho phụ thân tôi, ông thầy cúng tên là Kiên bày đủ 18 bàn tượng trưng cho 18 cửa ngục, Mẹ và anh em tôi theo ông đi “phá từng cửa ngục”, phá được hết thì coi như linh hồn Cha dễ Siêu thoát. Đến cửa thứ 3, ông Kiên khấn, Mẹ tôi gieo mãi mà vẫn không thấy được (chỉ coi là “được” khi 2 đồng tiền kim loại cổ gieo phải 1 sấp, 1 ngửa). Mẹ tôi buồn nghĩ là bố tôi giận vì hôm người mất bà đi xuôi ! Tôi liền xin khấn và gieo. Quả nhiên là được, cả nhà thở phào nhẹ nhõm !
Nửa đêm thấy mọi người bảo ông này cao tay, muốn tổ chức “lên đồng”. Tôi từng thấy nhiều nhà tổ chức “lên đồng”, người ngồi đã lợi dụng mượn “giọng người đã mất” để nói xấu người này, khích bác người kia gây mối bất hoà trong gia tộc nên tôi không muốn. Nhưng nhiều người đề nghị quá. Tôi đành đồng ý, với điều kiện dâu trưởng (vợ tôi) ngồi đồng còn trưởng nam (tôi) cầm cành phan. Tôi đã dặn vợ tôi: nếu quả tình không biết gì mà “ông về nhập vào” thật thì không sao còn nếu tỉnh táo thì giả sử có bực ai cũng không được lợi dụng “mượn thế âm chửi, trách người dương”, vợ tôi đồng ý. Sau ngót 2 tiếng, ông Kiên và người trợ lế qua đủ mọi “ngón nghề” hết tụng kinh lại hát Chầu văn, mở băng bài Chúa Thượng ngàn..., mọi người “tấu lạy” hỏi gì vợ tôi (lúc đó được gọi là “Cô“) cũng không hề nói. Thày đành chịu, khi mọi người bỏ mâm và khăn trùm đầu ra vì mệt nên vợ tôi vật ngã. Việc tôi ngồi “cầm cành phan” có “hiệu quả” hơn vì cành phan có “đảo và xoay tít” , ai cũng bảo “Cụ” đã về, nhận được lời cầu khấn (đảo phan) nhưng chưa muốn nói gì ! Tôi nghĩ đó đúng là cách giải toả tâm lí tốt.
Thực ra tôi đã mạn phép vong hồn Cha, Vong linh Tiên Tổ và các bậc Thần linh để “tung tiền xin âm dương”, “ngồi cầm cành phan” theo tâm niệm “tâm động quỷ thần tri” và cách riêng của mình để yên lòng người đang sống ! Chắc Cha, Tổ tiên, Thần linh cũng thấu hiểu. Sau này hồi tháng 2/1999 bên Ngoại tôi có làm “giải hạn” cho gia đình, nhưng không ai biết cầm cành phan nên cúng cả đêm không được, gây lo cho cả nhà và sau phải cúng laị tốn thêm 800 000 đ !.
6. Việc “Tự Thôi miên” không có lỗi:
Hôm cúng tuần Tứ Cửu (Chung thất 終七 tức cúng 49 ngày) cho phụ thân tôi, ông thầy cúng tên là Kiên bày đủ 18 bàn tượng trưng cho 18 cửa ngục, Mẹ và anh em tôi theo ông đi “phá từng cửa ngục”, phá được hết thì coi như linh hồn Cha dễ Siêu thoát. Đến cửa thứ 3, ông Kiên khấn, Mẹ tôi gieo mãi mà vẫn không thấy được (chỉ coi là “được” khi 2 đồng tiền kim loại cổ gieo phải 1 sấp, 1 ngửa). Mẹ tôi buồn nghĩ là bố tôi giận vì hôm người mất bà đi xuôi ! Tôi liền xin khấn và gieo. Quả nhiên là được, cả nhà thở phào nhẹ nhõm !
Nửa đêm thấy mọi người bảo ông này cao tay, muốn tổ chức “lên đồng”. Tôi từng thấy nhiều nhà tổ chức “lên đồng”, người ngồi đã lợi dụng mượn “giọng người đã mất” để nói xấu người này, khích bác người kia gây mối bất hoà trong gia tộc nên tôi không muốn. Nhưng nhiều người đề nghị quá. Tôi đành đồng ý, với điều kiện dâu trưởng (vợ tôi) ngồi đồng còn trưởng nam (tôi) cầm cành phan. Tôi đã dặn vợ tôi: nếu quả tình không biết gì mà “ông về nhập vào” thật thì không sao còn nếu tỉnh táo thì giả sử có bực ai cũng không được lợi dụng “mượn thế âm chửi, trách người dương”, vợ tôi đồng ý. Sau ngót 2 tiếng, ông Kiên và người trợ lế qua đủ mọi “ngón nghề” hết tụng kinh lại hát Chầu văn, mở băng bài Chúa Thượng ngàn..., mọi người “tấu lạy” hỏi gì vợ tôi (lúc đó được gọi là “Cô“) cũng không hề nói. Thày đành chịu, khi mọi người bỏ mâm và khăn trùm đầu ra vì mệt nên vợ tôi vật ngã. Việc tôi ngồi “cầm cành phan” có “hiệu quả” hơn vì cành phan có “đảo và xoay tít” , ai cũng bảo “Cụ” đã về, nhận được lời cầu khấn (đảo phan) nhưng chưa muốn nói gì ! Tôi nghĩ đó đúng là cách giải toả tâm lí tốt.
Thực ra tôi đã mạn phép vong hồn Cha, Vong linh Tiên Tổ và các bậc Thần linh để “tung tiền xin âm dương”, “ngồi cầm cành phan” theo tâm niệm “tâm động quỷ thần tri” và cách riêng của mình để yên lòng người đang sống ! Chắc Cha, Tổ tiên, Thần linh cũng thấu hiểu. Sau này hồi tháng 2/1999 bên Ngoại tôi có làm “giải hạn” cho gia đình, nhưng không ai biết cầm cành phan nên cúng cả đêm không được, gây lo cho cả nhà và sau phải cúng laị tốn thêm 800 000 đ !.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!