Do sự cố gắng của bản thân, sự động viên, khích lệ và cung cấp tư liệu của nhiều người nên cuốn Gia phả này đã sưu tầm, ghi lại được những điều cơ bản về dòng tộc và gia đình. Ngoài việc ghi ngày họ tên, ngày mất, mộ phần, đóng góp của từng người trong Gia tộc còn ghi lại cả về phong tục, tập quán; về điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế và lịch sử, chính trị các địa phương liên quan.
Từ Cụ Tổ chung, sinh ra các Chi, các Ngành. Vì nhiều lí do, từng người, từng gia đình hay cả một Tiểu chi sau thời kì sinh trưởng, quần tụ ở quê gốc lại ra đi mở đất và sinh ra Tiểu chi hay một Phái ở nơi quê mới. Do đó nếu không ghi lại thì đời sau không biết gốc gác Tổ tiên ở đâu, từ đâu đến, vì sao đến và từ bao giờ ?
Tôi mong một ngày nào đó có người đứng ra dựng lại gia phả hoàn chỉnh của dòng tộc như một số họ đã và đang tiến hành. Phần tôi vừa là hậu sinh, ngành thứ lại không ở quê nên khó bề thực hiện.Với cuốn Gia phả này tôi muốn góp một phần nào về sưu tầm, ghi chép của mình theo ý tưởng đó. Nếu ở đây còn có điều gì chưa chuẩn xác, nhận xét nào chưa khách quan thì cũng dễ hiểu và tôi luôn mong có sự trao đổi, đính chính, bổ xung. Để mọi thành viên trong họ đều hiểu rõ gốc gác, lược sử dòng họ cần được phổ biết trong mỗi dịp cúng giỗ.
Ngày trước mỗi dòng họ, dù giầu hay nghèo cũng đều có phần ruộng, đất hương hoả (嗣田, Tự Điền) để Trưởng tộc có kinh phí lo hương khói và ghi chép Sổ họ. Nay ruộng đất là “Công thổ Quốc gia” 公土國家, kinh phí duy trì việc họ 族事 do đóng góp, hảo tâm, công đức của con cháu. Nhiều con cháu, gia đình, do sinh kế, do công tác đã định cư, sinh sống trải khắp nước. Trưởng Chi, Trưởng Tộc không thể tự duy trì Sổ họ và dựa vào đó để chép Gia phả được.Tôi nghiệm ra rằng họ ta tuy không phải thuộc loại thi thư hay quan trường nhưng cũng không hẳn là thấp hèn, yếu thế. Như thế việc sọan, lưu truyền Gia phả là rất cần để ghi lại công đức tiền nhân, truyền thống gia đình, giáo dục cho hậu thế.
Tôi có lợi thế là đi nhiều, được học hành khá cơ bản, tiếp thu được lời uỷ thác của thân phụ và có khả năng khai thác tư liệu ở Thư viện, trên Internet và sử dụng được máy vi tính lại khá rảnh về thời gian. Do vậy đã quyết tâm thu thập tư liệu và soạn thảo. Những ghi chép của tôi có ích cho con cháu tôi nơi Biên thuỳ và chắc rằng cũng sẽ là tư liệu tham khảo tốt cho các Chi, Ngành, Gia đình khác. Nếu mỗi người có ý thức tục biên và ghi chép lại lịch sử của gia đình, Chi, Ngành mình thì đến một lúc nào đó chúng ta sẽ chắp nối và soạn lại được Gia phả Lương tộc Cao Mật một cách tương đối hoàn chỉnh.
Việc ghép nối Gia phả để kết, chắp tìm ra mối liên hệ giữa các chi phái cùng họ trong một vùng, một tỉnh đến toàn quốc là việc nên làm nhưng đòi hỏi tâm huyết, công sức, thời gian, tiền của và trí tuệ của nhiều người. Điều đó còn đang ở phía trước. Kèm theo cuốn này còn có cuốn “Một số nhân vật, địa danh, phong tục, thuật ngữ đã được và cần tìm hiểu khi soạn hay đọc Gia phả” do tôi sao lưu, biên tập lại các tư liệu mà mình tìm kiếm, khai thác được.
Trên đây là vài lời tâm huyết giãi bầy của tôi để anh em, con cháu hiểu cho và cùng chia sẻ. Tôi mong rằng con cháu tôi sẽ kế tục nhau viết tiếp, cứ sau 5 năm cần tục biên một lần, 25 năm cần tổng chỉnh rồi phổ biến để Gia Phả gia đình không có thời kì nào rơi vào tình trạng ngắt quãng.
Từ Cụ Tổ chung, sinh ra các Chi, các Ngành. Vì nhiều lí do, từng người, từng gia đình hay cả một Tiểu chi sau thời kì sinh trưởng, quần tụ ở quê gốc lại ra đi mở đất và sinh ra Tiểu chi hay một Phái ở nơi quê mới. Do đó nếu không ghi lại thì đời sau không biết gốc gác Tổ tiên ở đâu, từ đâu đến, vì sao đến và từ bao giờ ?
Tôi mong một ngày nào đó có người đứng ra dựng lại gia phả hoàn chỉnh của dòng tộc như một số họ đã và đang tiến hành. Phần tôi vừa là hậu sinh, ngành thứ lại không ở quê nên khó bề thực hiện.Với cuốn Gia phả này tôi muốn góp một phần nào về sưu tầm, ghi chép của mình theo ý tưởng đó. Nếu ở đây còn có điều gì chưa chuẩn xác, nhận xét nào chưa khách quan thì cũng dễ hiểu và tôi luôn mong có sự trao đổi, đính chính, bổ xung. Để mọi thành viên trong họ đều hiểu rõ gốc gác, lược sử dòng họ cần được phổ biết trong mỗi dịp cúng giỗ.
Ngày trước mỗi dòng họ, dù giầu hay nghèo cũng đều có phần ruộng, đất hương hoả (嗣田, Tự Điền) để Trưởng tộc có kinh phí lo hương khói và ghi chép Sổ họ. Nay ruộng đất là “Công thổ Quốc gia” 公土國家, kinh phí duy trì việc họ 族事 do đóng góp, hảo tâm, công đức của con cháu. Nhiều con cháu, gia đình, do sinh kế, do công tác đã định cư, sinh sống trải khắp nước. Trưởng Chi, Trưởng Tộc không thể tự duy trì Sổ họ và dựa vào đó để chép Gia phả được.Tôi nghiệm ra rằng họ ta tuy không phải thuộc loại thi thư hay quan trường nhưng cũng không hẳn là thấp hèn, yếu thế. Như thế việc sọan, lưu truyền Gia phả là rất cần để ghi lại công đức tiền nhân, truyền thống gia đình, giáo dục cho hậu thế.
Tôi có lợi thế là đi nhiều, được học hành khá cơ bản, tiếp thu được lời uỷ thác của thân phụ và có khả năng khai thác tư liệu ở Thư viện, trên Internet và sử dụng được máy vi tính lại khá rảnh về thời gian. Do vậy đã quyết tâm thu thập tư liệu và soạn thảo. Những ghi chép của tôi có ích cho con cháu tôi nơi Biên thuỳ và chắc rằng cũng sẽ là tư liệu tham khảo tốt cho các Chi, Ngành, Gia đình khác. Nếu mỗi người có ý thức tục biên và ghi chép lại lịch sử của gia đình, Chi, Ngành mình thì đến một lúc nào đó chúng ta sẽ chắp nối và soạn lại được Gia phả Lương tộc Cao Mật một cách tương đối hoàn chỉnh.
Việc ghép nối Gia phả để kết, chắp tìm ra mối liên hệ giữa các chi phái cùng họ trong một vùng, một tỉnh đến toàn quốc là việc nên làm nhưng đòi hỏi tâm huyết, công sức, thời gian, tiền của và trí tuệ của nhiều người. Điều đó còn đang ở phía trước. Kèm theo cuốn này còn có cuốn “Một số nhân vật, địa danh, phong tục, thuật ngữ đã được và cần tìm hiểu khi soạn hay đọc Gia phả” do tôi sao lưu, biên tập lại các tư liệu mà mình tìm kiếm, khai thác được.
Trên đây là vài lời tâm huyết giãi bầy của tôi để anh em, con cháu hiểu cho và cùng chia sẻ. Tôi mong rằng con cháu tôi sẽ kế tục nhau viết tiếp, cứ sau 5 năm cần tục biên một lần, 25 năm cần tổng chỉnh rồi phổ biến để Gia Phả gia đình không có thời kì nào rơi vào tình trạng ngắt quãng.
Khởi thảo lần 1: Ngày Rằm tháng Chạp năm Kỉ Mão (21 /01/2000)
Hoàn thành lần 1: Ngày 12 tháng Chạp năm Bính Tuất (30/01/2007)
Soạn lại lần 2: Ngày 16 tháng Giêng năm Đinh Hợi (04/3/2007)
Hoàn thành lần 2: Ngày 13 tháng Giêng năm Kỷ Sửu (07/02/2009)
Dr Lương Đức Mến 梁德悗
(Đời thứ VII Lương tộc Cao Mật, tức thế hệ thứ Hai trên Lào Cai)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!