V.1- Sự thăng trầm và tục giỗ người mất tích :
第五代祖 梁德楨[1] Thủa nhỏ được học hành do bác là cụ Giáo Chinh dạy. Nhà khá.
Từng làm Lí trưởng 里長, nhưng bênh dân. Có lần “Tây đoan” về bắt rượu “lậu” ông hô cướp và huy động cả làng ra vây. Tây sợ chạy và từ đó “cạch” không sách nhiễu làng Hương nữa.Về sau do ham mê cờ bạc và cũng như đa phần quan chức thời đó, cụ nghiện ma tuý do đó trở nên nghèo túng. Mặc dù được chị gái chu cấp nhưng không đủ chi tiêu, ruộng vườn cứ hao dần. Mâu thuẫn vợ-chồng ngày một tăng. Sau khi vợ sinh 2 gái (Ri, Thị) bỏ ra ngoài Vàng Danh, Cẩm Phả[2] làm phu mỏ Than. Mãi khi cụ Mạo sai con là Liêm[3] ra tìm, mới về. Sau đó sinh tiếp 2 Nam (Thân, Rật (Dật) ). Đến khoảng 1926-1927, vào mùa thả diều, cùng với mấy người trong Tổng lại bỏ nhà ra đi, nói là đi “Tân Thế giới”[4]. Không ai can được. Hôm đó là ngày 29 tháng Giêng. Từ đó không về và cũng không tin tức gì.
Chờ 6, 7 năm sau, biết cụ đã mất, gia đình tổ chức “chiêu hồn nạp táng” 招魂納葬. Mời 7 sư làm chay, cầu siêu[5] trong mấy ngày đêm liền. Cúng xong dùng cành dâu làm xương, vỏ dừa làm sọ (xương dâu, đầu gáo)[6] mà mai táng. Lấy ngày 29/Giêng làm ngày Giỗ hàng năm[7]. Mộ phần đã được qui tập.
Về sau có người cùng Tổng, cùng đi với ông ngày đó kể lại là: ông định đi vào Nam tới đồn điền cao su làm phu, nhưng chuyến đó tầu bị đắm (người kia ốm ở lại không đi nên thoát). Sau này đi xem, thày đều phán là cụ được “thuỷ táng”[8] và con cháu có số tha phương.
第五代祖 梁德楨[1] Thủa nhỏ được học hành do bác là cụ Giáo Chinh dạy. Nhà khá.
Từng làm Lí trưởng 里長, nhưng bênh dân. Có lần “Tây đoan” về bắt rượu “lậu” ông hô cướp và huy động cả làng ra vây. Tây sợ chạy và từ đó “cạch” không sách nhiễu làng Hương nữa.Về sau do ham mê cờ bạc và cũng như đa phần quan chức thời đó, cụ nghiện ma tuý do đó trở nên nghèo túng. Mặc dù được chị gái chu cấp nhưng không đủ chi tiêu, ruộng vườn cứ hao dần. Mâu thuẫn vợ-chồng ngày một tăng. Sau khi vợ sinh 2 gái (Ri, Thị) bỏ ra ngoài Vàng Danh, Cẩm Phả[2] làm phu mỏ Than. Mãi khi cụ Mạo sai con là Liêm[3] ra tìm, mới về. Sau đó sinh tiếp 2 Nam (Thân, Rật (Dật) ). Đến khoảng 1926-1927, vào mùa thả diều, cùng với mấy người trong Tổng lại bỏ nhà ra đi, nói là đi “Tân Thế giới”[4]. Không ai can được. Hôm đó là ngày 29 tháng Giêng. Từ đó không về và cũng không tin tức gì.
Chờ 6, 7 năm sau, biết cụ đã mất, gia đình tổ chức “chiêu hồn nạp táng” 招魂納葬. Mời 7 sư làm chay, cầu siêu[5] trong mấy ngày đêm liền. Cúng xong dùng cành dâu làm xương, vỏ dừa làm sọ (xương dâu, đầu gáo)[6] mà mai táng. Lấy ngày 29/Giêng làm ngày Giỗ hàng năm[7]. Mộ phần đã được qui tập.
Về sau có người cùng Tổng, cùng đi với ông ngày đó kể lại là: ông định đi vào Nam tới đồn điền cao su làm phu, nhưng chuyến đó tầu bị đắm (người kia ốm ở lại không đi nên thoát). Sau này đi xem, thày đều phán là cụ được “thuỷ táng”[8] và con cháu có số tha phương.
V.2- Tổ tỉ Đặng Thị Chỉ và tục “đổi dâu”:
Các họ Nguyễn, họ Mai vốn có mặt tại làng hồi thế kỉ XV, XVI sau này không còn mấy. Phương Hạ những năm thế kỷ XIX dân cư gồm 2 họ chính là họ Lương xóm ngoài và họ Đặng xóm trong[9]. Từ lâu đã thành lệ: cứ 1 gái họ Lương làm dâu họ Đặng thì lại có 1 gái họ Đặng sang làm dâu họ Lương[10]. Do đó trong làng nhiều nhà có họ hai mang[11]. Sự “đổi dâu” một phần tăng tình thân nhưng nhiều khi cũng gây phiền phức, có lần 2 họ đã “giàn trận” đánh nhau máu thấm ruộng cày[12] !.
鄧氏只 sinh khoảng năm 1989 (Kỉ Sửu) hoặc năm 1890 (Canh Dần). Người khá đảm đang, quán xuyến việc nhà, việc họ giỏi (只=cẩn thận).Thời trẻ, chồng bỏ đi, một mình nuôi con, xoay đủ nghề. Từng đi buôn tận Cẩm Giàng (Hải Dương), Tiên Lãng, Thái Bình, Bắc Ninh. Khi thì làm hàng xáo[13]. Ngoài con, còn nuôi cả cháu: gọi bằng mợ (Đặng Thị Được[14]) bằng cô (Đ.Văn Nhỡ[15]), bằng bá (... ). 6, 7 năm chồng bỏ đi mất tích, đã làm chay coi như đã mất, tuy còn trẻ nhưng bà không tái giá. Như tất cả người già trong làng, Cụ theo đạo Phật vào hội qui, hiệu Diệu Cầm[16]. Cụ ở với vợ chồng con trai lớn. Cũng vì con dâu lành hiền nên không có cảnh “mẹ chồng, nàng dâu” kịch liệt như nhiều nhà khác. Người không ăn trầu nhưng lại hút thuốc lào, hút bằng điếu bát[17].
Tháng 2/1964 cùng con cháu lên Lào Cai, ở thôn An Phong xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng. Mặc dù tuổi đã cao nhưng vẫn chống gậy sang thăm con gái (L.T. Thị) ở Sơn Hải, cách Phong Niên 24 Km đường rừng, đò giang cách trở. Trong chiến tranh BG 2/1979 theo con cháu về quê sau lại ngược khi bình yên. Bà chăm cháu theo kiểu ngày xưa[18]. Khi cao tuổi vẫn không lẫn, mọi chuyện ngày xưa cụ vẫn nhớ rành rẽ, không nhầm .
Tháng 12/1982 cụ ốm mệt do tuổi già. Mất ngày 22/12/1982, tức là ngày 08 tháng Mười Một năm Nhâm Tuất, đúng tiết Đông chí[19].
Mộ phần lúc đầu mai táng tại Nghĩa địa gốc gạo Km 36, khi cải táng đặt ngay cạnh mỏm đá, gần giữa cửa nhà trưởng Nam (An Phong, Phong Niên) nhìn sang, sau chuyển dịch lên trên và sang Trái cạnh bụi Mai.Mộ xây có gắn ảnh[20].
Ngày 20/12/2001 (06 tháng Mười Một Tân Tỵ) con cháu đã đưa ra quy tập cạnh mộ con trai ở nghĩa địa gốc gạo Km 36. Mộ có lợp mái ốp gạch hồng bên trên có gắn đôi Rồng chầu mặt nguyệt.
V.3- Các con : Cụ sinh 2 Nữ, 2 Nam là :
1.Lương Thị Di[21] (1912-1945)
2. Lương Thị Thị (1914-1992)
3. Lương Đức Thân (1922-1997)
4. Lương Đức Dật[22] (1924-1977)
[23]
-*-
[1] Tôi phải dùng chữ Nôm ghi tên, không dùng chữ 正 , vì cụ không phải là con cụ Giáo Chinh (征).
[2] Khoảng năm 1914-1916 gì đó
[3] Bác Liêm tuy là cháu gọi ông tôi bằng chú nhưng còn hơn cả tuổi ông. Biết ông rất thích chơi Diều nên Bác Liêm rủ ông về vào dịp Hội thả Diều.
[4] Để vơ vét của cải bù vào hao hụt ngân sách do Chiến tranh, từ năm 1929 thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Trong bối cảnh đó nhiều Mỏ được mở rộng, nhiều đồn điền trồng cây công nghiệp được khai phá. Nhu cầu phu rất nhiều.
[5] Một nghi thức Phật giáo mong cho linh hồn người đã mất siêu thoát.
[6] Có người cho rằng chính vì thế mà con, cháu tôi hầu như đều hơi bẹp đầu cả.
[7] Chính vì ông tôi “mất tích”từ trước 1930 và không có dư luận eo sèo gì hơn nữa tôi đã khai rõ ràng trong Lý lịch nên anh em và con cháu tôi vẫn đủ điều kiện để thi và tuyển vào ngành Công an.
[8] Sau này tôi mới hiểu ngoài hình thức Địa táng hay gặp còn có Thiên táng, Thuỷ táng, Hoả táng, Điểu táng, Tượng táng và Điện táng.
[9] Tôi đã hỏi nhưng không ai rõ lí do. Nhưng đọc kĩ lại Gia phả thấy các cụ xưa đã ghi rõ “y xã duy hữu Nguyễn, Mai nhị tính. Nguyễn vô tự, công ký yên, hậu sinh nam tử lục,..” thì rõ là ngày từ 1740-1750 làng Hương đã không còn họ Nguyễn. Nhưng họ Mai ?. Riêng Làng Cốc (nơi họ Phạm đến 1716) vẫn còn 17 họ.
[10] Chính anh bà tôi lại lấy chị gái ông tôi (bà Huân). Ngoài hai họ Lương-Đặng, ở Chiến Thắng tôi còn thấy có tình trạng họ cặp đôi giữa các dòng họ: Lương-Phạm, Lương-Đào, Đào-Phạm. Sau này ở An Hồ, Phong Niên, Bảo Thắng trên Lào Cai có tình trạng 2 chị em lấy 2 anh em như cặp Thuộc-Nghị, Quang-Loan và cặp Hoàn-Thường, Phúc - Toan nhưng không phải là kết quả của sự “trao đổi cô dâu” giữa các dòng họ, mà do các em tự tìm hiểu trong điều kiện xóm có ít nhà.
[11] Có trường hợp thuận vai như cặp hai bác Đặng Thoả - Lương Thị Huấn. Nhưng cũng có khi nghịch vai vế như bố mẹ Ngoãn (Ngoãn bằng tuổi tôi và học cùng tôi từ Vỡ lòng đến lớp 2, tôi gọi mẹ Ngoãn (Đặng Thị Nguyên) là cô nhưng chỉ gọi bố Ngoãn (Lương Đức Thê) là anh .Gia đình cũng đã lên Lào Cai 1964 nhưng lại về quê ngay. Cư ngụ gần từ đường .
[12] Tôi chợt nhớ câu ca : “Bịt được miệng chĩnh, miệng vò, Nào ai bịt được miệng Cô,miệng Dì”.
[13] Đong thóc về,xay giã lấy gạo,cám bán kiếm lời.
[14] Con gái bà Lương Thị Huân.
[15] Lên Lào Cai 2/1964 là Phó chủ nhiệm rồi Phó chủ tịch xã .Mất năm 1983.Bà cả tên Nghoé mất 1954 ở Chiến Thắng. Vợ 2 là Nhạn (mất 2005) cùng các anh Xá,Vinh,Sơn,Hải, các chị Yến,Hà vẫn ở Bảo Thắng...các chị Cầm,Điểu ở Bảo Nhai, Bắc Hà.
[16] Chùa Hương rất nhỏ nằm cạnh đường từ làng xuống Bến Khuể và đến năm 1967 thì đã bị phá đi làm trụ sở HTX,cùng dịp phá Đình nên cả Làng coi như không theo tôn giáo nào. Nay các Già thường đi Cúng Phật tại Chùa làng khác.
[17] Là dụng cụ dùng hút thuốc lào, gồm bát, vỏ và xe. “Bát” bầu tròn bằng sứ, đỉnh có miệng thông với ruột bằng lõ đồng là nơi đặt mồi thuốc và vùng vai có lỗ nhỏ để căm “xe” điếu là que tròn dài, rỗng ruột vào để nối với miệng người hút. Bát điếu được đựng trong một vỏ bằng gỗ tiện. Vỏ, xe điều đôi khi khảm rất đẹp.
[18] Chính bà là người nói với tôi rằng:Các cụ xưa truyền lại cháu phải cố học,thi đỗ, "làm quan" thì bố cháu mới không chết sớm.Nghe lời bà,lại tính ham học nên mặc dù rất gian nan tôi vẫn cố và đã có Bằng Đại học,được bổ nhiệm.Không hiểu thực hư sao nhưng Bố tôi yếu hơn nhiều nhưng lại thọ hơn nhiều so với họ!
[19] Được tin bà mệt hai vợ chồng tôi ngược tầu về thăm (Khi đó còn tỉnh HLS hợp nhất năm 1976,chúng tôi làm việc ở tỉnh lị là Tx Yên Bái). Lúc này vợ tôi mang thai Huyền Thương được 7 tháng.ở chơi được 3 ngày bà giục chúng tôi sang thăm bên ngoại ở Gia Phú. Năm đó trời rất rét.Vợ chồng tôi đi được 2 ngày thì bà mất .Hồi đó đi lại còn khó khăn nên mặc dù cách có 40 Km cũng không ai sang báo chúng tôi.ở Gia phú về,đến Phố lu tôi xuôi tầu Yên bái còn vợ tôi quay lại Phong Niên (mai còn làm việc vời PGD) Khi vợ tôi tới nhà thì vừa 3 ngày bà!
[20] Đó là bức ảnh chụp khi cưới tôi-tháng 2-1982,còn ảnh Thờ là ảnh chụp khi bà còn trẻ. Chắc là do không biết (lúc đó PN chưa có chùa) mà khi Liệm, mọi người lại đưa cả chuỗi Tràng hạt vào áo quan và sau này đặt vào tiểu. Có người nói như thế là không nên, vì Tràng hạt là của nhà Phật !Hơn nữa ngày đó việc mua Tiểu sành còn khó khăn ,L.T.Dưỡng mua được cái Tiểu lại không có nắp. Đổ nắp Ximăng ,hình như bị nứt!
[21] Thủa nhỏ tôi thường nghe kể về “Cô Ri”. Nhưng theo tôi cô là lớn ông tôi không thể đặt tên như thế. Tôi chắc cụ đặt tên là “Di”, chữ là 怡 với nghĩa “vui vẻ” song quê tôi không phân biệt R-D, L-N nên gọi vậy.
[22] Khi tôi lớn thấy mọi người đều gọi chú là “Rật”, lý lịch anh em tôi đều viết thế. Nhưng khi viết Gia phả tôi thấy chữ “Rật” không có nghĩa gì, tôi nghĩ do viết ngọng mà ra nên tôi ghi thành “Dật”: 溢 với nghĩa “nước dầy tràn ra ngoài” hay 逸 với nghĩa “Yên vui”, “Khéo léo”.
Như vậy tên của cô, bố và chú tôi sẽ là: 怡,市,親, 逸 với nghĩa: Vui vẻ, họp chợ, thương yêu , yên vui.
[23] Còn một điểm trắng cần bổ xung :Sinh thời phụ thân tôi nói: nhà mình có bà Cô rất linh thiêng, luôn phù hộ cho bố con mình.Hồi đó tôi không hỏi kĩ, hôm về quê, nhiều việc cũng quên chưa hỏi ai .Do đó tôi chưa tìm ra Cô Tổ của mình là sống vào đời thứ mấy, mất ngày tháng nào.Chỉ biết Cô Tổ tên là Lương Thị Mẹt và các dịp Tết, Rằm tháng Bẩy, Cúng giỗ bố tôi đều khấn mời .Sau này tôi cũng làm theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!