Nghiên cứu kĩ về "Danh tính và vận số" thì ta biết rằng 族 Họ là 天運 Thiên vận, tên Đệm là 地運 Địa vận có tác dụng tới 總運 Tổng vận hay Vận khí 運氣 của danh tính. Trong khoảng 100 họ của người Kinh, dựa vào đặc điểm và loại hình nghĩa của chữ chỉ “Họ” trong cụm danh tính có thể chia ra :
- Có ý nghĩa rõ ràng, như các họ Vương, Cao, Hà, Phạm...
- Có ý nghĩa không cụ thể, như Hồ, Đặng, Tô...
- Hình tượng cụ thể, như Lê, Lương, Dương, Hoàng...
Họ ta vốn trước là Lương Công 梁公 , từ đời thứ Ba đổi thành Lương Đức 梁德 nên sẽ đi sâu vào phân tích ý nghĩa dịch lý của cặp họ-chữ đệm này.
- Họ “ Lương ” ghi bởi chữ Hán là 梁 thuộc bộ Mộc 木 , với nghĩa là “cây cầu, cái xà nhà ” , gồm 11 nét (Thiên cách=11). Nếu theo ký tự Latinh sẽ là LUONG = 1+0+4+3+6=14 nên số lý = 1+4 = 5.
- Tên đệm “Đức” chữ Hán là 德 thuộc bộ Sách 彳 và có nghĩa là “ Đạo đức, cái đạo để lập thân”, gồm 15 nét (Địa cách =15). Nếu theo ký tự Latinh sẽ cho số lý của tên lót là: DUC = 3+0+2 = 5.
Từ đây có thể thấy:
- Nếu không biết mà chép họ bằng chữ 涼 sẽ thành nghĩa “mỏng lạnh” và khi kết hợp với tên lót sẽ cho Lương Đức thành chữ 涼德 cho nghĩa “đức bạc” hay “ít đức” làm hỏng ý nghĩa tốt đẹp của dòng họ.
- Về Ngũ hành của họ (Lương) là không xác định, Ngũ hành của tên đệm (Đức) là Mộc. Nếu nữ đệm Thị thì Ngũ hành chữ lót cũng là Mộc.
Trên cơ sở đó :
- Xét về Ngũ hành cần chọn tên (Nhân cách) cho phù hợp (sinh Hoả) sao cho tránh xung, khắc với Mộc (khắc Thổ).
- Xét về Hán tự không nên đặt con trai mà khi viết có số nét ít hơn 5. Ví dụ : Đinh ( 丁 ), Thất ( 七 ), Ất ( 乙 ) bởi qúa chênh về số nét.
- Nay dùng quốc ngữ chớ nên đặt tên con mà chỉ cần 1-2 chữ cái dễ tạo cảm giác “mất cân đối, đi xuống”. Ví dụ Lương Đức A, Lương Thị Na...
- Xét về mặt âm: bởi đã có vần bằng (Lương), vần trắc (Đức hay Thị) nên tên riêng có thể đặt theo vần bằng hay trắc đều không bị lỗi vần gây khó đọc.
- Xét về mặt nghĩa: bởi có chữ Lương Đức nên cần tránh chữ làm giảm ý nghĩa tốt đẹp của cụm từ này, ví dụ: Thiếu, Bạc...
- Có ý nghĩa rõ ràng, như các họ Vương, Cao, Hà, Phạm...
- Có ý nghĩa không cụ thể, như Hồ, Đặng, Tô...
- Hình tượng cụ thể, như Lê, Lương, Dương, Hoàng...
Họ ta vốn trước là Lương Công 梁公 , từ đời thứ Ba đổi thành Lương Đức 梁德 nên sẽ đi sâu vào phân tích ý nghĩa dịch lý của cặp họ-chữ đệm này.
- Họ “ Lương ” ghi bởi chữ Hán là 梁 thuộc bộ Mộc 木 , với nghĩa là “cây cầu, cái xà nhà ” , gồm 11 nét (Thiên cách=11). Nếu theo ký tự Latinh sẽ là LUONG = 1+0+4+3+6=14 nên số lý = 1+4 = 5.
- Tên đệm “Đức” chữ Hán là 德 thuộc bộ Sách 彳 và có nghĩa là “ Đạo đức, cái đạo để lập thân”, gồm 15 nét (Địa cách =15). Nếu theo ký tự Latinh sẽ cho số lý của tên lót là: DUC = 3+0+2 = 5.
Từ đây có thể thấy:
- Nếu không biết mà chép họ bằng chữ 涼 sẽ thành nghĩa “mỏng lạnh” và khi kết hợp với tên lót sẽ cho Lương Đức thành chữ 涼德 cho nghĩa “đức bạc” hay “ít đức” làm hỏng ý nghĩa tốt đẹp của dòng họ.
- Về Ngũ hành của họ (Lương) là không xác định, Ngũ hành của tên đệm (Đức) là Mộc. Nếu nữ đệm Thị thì Ngũ hành chữ lót cũng là Mộc.
Trên cơ sở đó :
- Xét về Ngũ hành cần chọn tên (Nhân cách) cho phù hợp (sinh Hoả) sao cho tránh xung, khắc với Mộc (khắc Thổ).
- Xét về Hán tự không nên đặt con trai mà khi viết có số nét ít hơn 5. Ví dụ : Đinh ( 丁 ), Thất ( 七 ), Ất ( 乙 ) bởi qúa chênh về số nét.
- Nay dùng quốc ngữ chớ nên đặt tên con mà chỉ cần 1-2 chữ cái dễ tạo cảm giác “mất cân đối, đi xuống”. Ví dụ Lương Đức A, Lương Thị Na...
- Xét về mặt âm: bởi đã có vần bằng (Lương), vần trắc (Đức hay Thị) nên tên riêng có thể đặt theo vần bằng hay trắc đều không bị lỗi vần gây khó đọc.
- Xét về mặt nghĩa: bởi có chữ Lương Đức nên cần tránh chữ làm giảm ý nghĩa tốt đẹp của cụm từ này, ví dụ: Thiếu, Bạc...
Có thể tham khảo việc đặt tên con ở trang http://www.vuontre.com/tenbe/vanhoaten.asp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!