1. Định nghĩa:
Văn tế, văn khấn là những lời nói sửa soạn trước cho được nghiêm chỉnh với việc dùng từ ngữ cẩn thận và cách thức kính cẩn trình bày lên các đấng thần thánh, với tổ tiên trong các lễ tế hay cúng giỗ. Nội dung nói về tính nết, công đức, sự nghiệp, và kỷ niệm của tiền nhân hay người thân mới qua đời để tỏ tấm lòng ngưỡng mộ và thương tiếc của người sống đối với người chết.
2. Bố cục:
1. Phần mở bài
Phần mở bài của bài văn tế thường dùng để nói về lai lịch của người quá cố và ngày giỗ (huý nhật) của họ, ngày tháng năm và địa điểm tổ chức cúng tế, và sự liên hệ giữa người sống và người chết.
Phần mở bài này thường bắt đầu bằng chữ “Duy” (Duy Việt Nam quốc lịch) hay các nhóm chữ như: “Vọng tưởng Đấng ngàn xưa,” “Than ôi!” “Than rằng,” hay “Thương ôi!” Sau đó là một đoạn thơ hay văn để mở đầu cho bài văn tế.
2. Phần ngợi ca:
Nói về tính nết, công đức, sự nghiệp và kỷ niệm của tiền nhân hay của người thân đã qua đời.
Phần này thường bắt đầu bằng các từ như “Nhớ ơn Quốc tổ,” “Nhớ ơn xưa,” “Chúng con hằng nhớ,” “Nhớ cha (mẹ) xưa,” hay “Nhớ bạn (cụ, bác, chú, cô, hay cậu) xưa,” v.v. Sau đó là các đoạn thơ hay văn diễn tả tính nết, công đức, sự nghiệp, và kỷ niệm của người quá cố.
3. Phần than khóc:
Nói về tấm lòng đau khổ, thương tiếc, kính trọng, cầu khẩn, và ước nguyện của những người còn sống đối với người đã qua đời.
Phần này thường bắt đầu bằng các chữ: “Nhưng nay thẹn nỗi”, “Ôi!”, “Giờ đây,” “Giờ phút này,” “Chúng con nay,” v.v. Sau đó là các đoạn văn thơ diễn tả lòng thương tiếc, kính trọng, cầu khẩn, và ước mong của người sống đối với người quá cố. Ở cuối bài văn tế thường kết thúc bằng từ “Cung duy” (nghĩa là tỏ lòng kính cẩn) và từ “Thượng hưởng” (cung kính xin hưởng).
3. Thể loại :
1. Văn Xuôi
Lối văn xuôi là loại văn viết theo văn phạm và cú pháp riêng, không cần vần và niêm luật của phép làm thơ. Tuy nhiên, nếu ta dùng văn xuôi để viết văn tế, câu văn phải có âm hưởng và tiết tấu mới làm cảm động lòng người.
2. Thể Tán
Thể tán là loại bài thơ ngắn gồm từ 4 đến 8 câu mà mỗi câu gồm bốn hay năm chữ có vần có đối hoặc không đối. Thể tán này dùng để khen ngợi phẩm hạnh và công đức của người.
3. Phú Cổ thể
Lối phú cổ thể (thể cũ) là loại bài văn tả cảnh có trước đời nhà Đường (618-907) bên Tàu. Đây là một bài văn xuôi có vần hay không có vần, có đối hay không có đối cũng được, nhưng phải có âm hưởng và tiết tấu để khi được đọc lên, bài văn tế có thể làm cảm động lòng người. Lối phú cổ thể này còn được gọi là “phú lưu thủy”
4. Phú Đường luật:
Lối phú Đường luật có từ đời nhà Đường bên Tàu. Lối phú Đường luật này có vần, có đối, và có niêm luật. Cách hiệp vần của lối phú Đường luật có thể là độc vận hay liên vận. Cách đặt câu trong lối phú Đường luật gồm các loại sau:
- Câu 4 chữ hay 8 chữ:
- Câu Song quan: Câu song quan là những câu có từ 5 chữ đến 9 chữ và viết được viết thành một đoạn liền:
- Câu Cách cú: Câu cách cú là đoạn văn có hai vế, mỗi vế có hai câu, một câu ngắn, một câu dài, câu dài xen vào giữa hai câu ngắn, câu ngắn xen vào giữa hai câu dài nên gọi là “câu cách cú”.
- Câu Gối hạc: Câu gối hạc là câu văn giống như đầu gối con chim hạc. Đó là hai vế câu mà mỗi vế có từ 3 đoạn trở lên trong đó một đoạn ngắn xen vào giữa hai đoạn dài giống như cái đầu gối ở giữa xương đùi và xương ống quyển của con chim hạc
5. Thể Song Thất Lục Bát:
Thể song thất lục bát là một trong 3 thể văn riêng của người Việt gồm lục bát, song thất lục bát, và hát nói. Thể song thất lục bát gồm hai câu 7 chữ, một câu 6 chữ, và một câu 8 chữ.
6. Thể phối hợp:
Là tổng hợp các thể loại trên. Tôi hay áp dụng loại này khi soạn văn khấn Tổ, Tổ tỉ, Hiển khảo và soạn giúp cho cháu Hiến khấn Nhạc phụ tôi.
Văn tế, văn khấn là những lời nói sửa soạn trước cho được nghiêm chỉnh với việc dùng từ ngữ cẩn thận và cách thức kính cẩn trình bày lên các đấng thần thánh, với tổ tiên trong các lễ tế hay cúng giỗ. Nội dung nói về tính nết, công đức, sự nghiệp, và kỷ niệm của tiền nhân hay người thân mới qua đời để tỏ tấm lòng ngưỡng mộ và thương tiếc của người sống đối với người chết.
2. Bố cục:
1. Phần mở bài
Phần mở bài của bài văn tế thường dùng để nói về lai lịch của người quá cố và ngày giỗ (huý nhật) của họ, ngày tháng năm và địa điểm tổ chức cúng tế, và sự liên hệ giữa người sống và người chết.
Phần mở bài này thường bắt đầu bằng chữ “Duy” (Duy Việt Nam quốc lịch) hay các nhóm chữ như: “Vọng tưởng Đấng ngàn xưa,” “Than ôi!” “Than rằng,” hay “Thương ôi!” Sau đó là một đoạn thơ hay văn để mở đầu cho bài văn tế.
2. Phần ngợi ca:
Nói về tính nết, công đức, sự nghiệp và kỷ niệm của tiền nhân hay của người thân đã qua đời.
Phần này thường bắt đầu bằng các từ như “Nhớ ơn Quốc tổ,” “Nhớ ơn xưa,” “Chúng con hằng nhớ,” “Nhớ cha (mẹ) xưa,” hay “Nhớ bạn (cụ, bác, chú, cô, hay cậu) xưa,” v.v. Sau đó là các đoạn thơ hay văn diễn tả tính nết, công đức, sự nghiệp, và kỷ niệm của người quá cố.
3. Phần than khóc:
Nói về tấm lòng đau khổ, thương tiếc, kính trọng, cầu khẩn, và ước nguyện của những người còn sống đối với người đã qua đời.
Phần này thường bắt đầu bằng các chữ: “Nhưng nay thẹn nỗi”, “Ôi!”, “Giờ đây,” “Giờ phút này,” “Chúng con nay,” v.v. Sau đó là các đoạn văn thơ diễn tả lòng thương tiếc, kính trọng, cầu khẩn, và ước mong của người sống đối với người quá cố. Ở cuối bài văn tế thường kết thúc bằng từ “Cung duy” (nghĩa là tỏ lòng kính cẩn) và từ “Thượng hưởng” (cung kính xin hưởng).
3. Thể loại :
1. Văn Xuôi
Lối văn xuôi là loại văn viết theo văn phạm và cú pháp riêng, không cần vần và niêm luật của phép làm thơ. Tuy nhiên, nếu ta dùng văn xuôi để viết văn tế, câu văn phải có âm hưởng và tiết tấu mới làm cảm động lòng người.
2. Thể Tán
Thể tán là loại bài thơ ngắn gồm từ 4 đến 8 câu mà mỗi câu gồm bốn hay năm chữ có vần có đối hoặc không đối. Thể tán này dùng để khen ngợi phẩm hạnh và công đức của người.
3. Phú Cổ thể
Lối phú cổ thể (thể cũ) là loại bài văn tả cảnh có trước đời nhà Đường (618-907) bên Tàu. Đây là một bài văn xuôi có vần hay không có vần, có đối hay không có đối cũng được, nhưng phải có âm hưởng và tiết tấu để khi được đọc lên, bài văn tế có thể làm cảm động lòng người. Lối phú cổ thể này còn được gọi là “phú lưu thủy”
4. Phú Đường luật:
Lối phú Đường luật có từ đời nhà Đường bên Tàu. Lối phú Đường luật này có vần, có đối, và có niêm luật. Cách hiệp vần của lối phú Đường luật có thể là độc vận hay liên vận. Cách đặt câu trong lối phú Đường luật gồm các loại sau:
- Câu 4 chữ hay 8 chữ:
- Câu Song quan: Câu song quan là những câu có từ 5 chữ đến 9 chữ và viết được viết thành một đoạn liền:
- Câu Cách cú: Câu cách cú là đoạn văn có hai vế, mỗi vế có hai câu, một câu ngắn, một câu dài, câu dài xen vào giữa hai câu ngắn, câu ngắn xen vào giữa hai câu dài nên gọi là “câu cách cú”.
- Câu Gối hạc: Câu gối hạc là câu văn giống như đầu gối con chim hạc. Đó là hai vế câu mà mỗi vế có từ 3 đoạn trở lên trong đó một đoạn ngắn xen vào giữa hai đoạn dài giống như cái đầu gối ở giữa xương đùi và xương ống quyển của con chim hạc
5. Thể Song Thất Lục Bát:
Thể song thất lục bát là một trong 3 thể văn riêng của người Việt gồm lục bát, song thất lục bát, và hát nói. Thể song thất lục bát gồm hai câu 7 chữ, một câu 6 chữ, và một câu 8 chữ.
6. Thể phối hợp:
Là tổng hợp các thể loại trên. Tôi hay áp dụng loại này khi soạn văn khấn Tổ, Tổ tỉ, Hiển khảo và soạn giúp cho cháu Hiến khấn Nhạc phụ tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!