[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


15 tháng 5 2024

Lại tìm hiểu về PHẬT ĐẢN và LỄ PHẬT ĐẢN

Mấy hôm nay, vợ tôi và mấy bà, bác, chị,… quanh phố rủ nhau “quyên góp” để tiến hành nghi thức “chào Phật Đản”! Nhưng hỏi kỹ, đã mấy ai hiểu “Phật đản” là gì ? và thực ra nó là ngày nào ? Lễ gắn với ngày đó diễn ra thế nào, có ý nghĩa gì ?

Vấn đề này chủ thớt từng tìm hiểu và có chép lại tại đây. Nay bổ sung thêm một số ý như sau:

Phật Đản (佛誕, ngày sinh của đức Phật) hay là Vesak (Vaiśākha, वैशाख, වෙසක් පෝය) là ngày kỷ niệm Phật Thích Ca Mâu Ni (迦牟尼, tức Thái tử 太子 Siddhartha Gautama, Tất-đạt-đa Cồ-đàm) sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni 藍毗尼[1] năm 624 tCn, diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc 15 tháng 4 hàng năm, tùy theo quốc gia[2]. Đây là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (H: , A: Buddha, P: Bouddha) là  Phật Đản 佛誕, Vu lan 盂蘭 và Thành đạo 成道.

Trước năm 1959, các nước Đông Á mà đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch.

Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Kolamba, thuộc Tích Lan tức Sri Lanka 錫蘭) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất lấy ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm.

Từ năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới[3]. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Từ năm 2000 trở đi, Phật Đản được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch.

Hiện nay, Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều quốc gia châu Á như Bhutan, Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Miến Điện, Mông Cổ, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia, Lào... 

Ở Việt Nam, Lễ Phật đản được công nhận là một ngày nghỉ lễ chính thức tại miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1958, thường có diễu hành xe hoa trên đường phố. 

Trước đây, ở Việt Nam thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8 tháng 4 âm lịch.

Hiện naytheo văn bản của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam lễ này được tổ chức từ 8 đến 15 tháng 4 (âm lịch), lễ chính vào ngày 15 tháng 4 âm lịch. Ngày này không phải là ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức; tuy nhiên, vẫn có ảnh hưởng quan trọng trong xã hội với tỷ lệ lớn dân cư chịu ảnh hưởng văn hóa Phật giáo. Nó ngày càng được Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễu hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác. Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc - Vesak đã được tổ chức tại Việt Nam vào các năm 2008, 2014, 2019.

Những năm gần đây, ngày Phật Đản thu hút sự tham gia không chỉ của Phật tử mà còn là của người dân trên mọi miền của Việt Nam. Ngày này cũng nhận nhiều sự quan tâm của chính quyền, thực tế mọi buổi lễ Phật đản chung của các huyện đều có sự tham gia của chủ tịch huyện và các chuyến thăm của chủ tịch mặt trận Tổ quốc, sự hỗ trợ kinh phí trong công tác tổ chức Phật đản.

Ngoài ra vào ngày này các tổ chức từ thiện của Phật giáo thường tổ chức các hoạt động thăm hỏi những người khó khăn, trẻ em cơ nhỡ tại các nhà tình thương, những người già neo đơn không nơi nương tựa. Đây chính là điều quan trọng nhất của Đạo Phật trong việc xây dựng Đạo của sự Từ Bi.

Theo Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024  thì thời gian tổ chức tuần lễ Phật đản năm 2024 bắt đầu từ ngày 1/4 đến 15/4/Giáp Thìn (tức 8/5 đến 22/5/2024). Trong đó:

- Tuần lễ Phật đản năm 2024: Từ ngày mùng 8/4 đến 15/4/Giáp Thìn (tức 15/5 đến 22/5/2024);

- Chính lễ : ngày 15 tháng 4 năm Giáp Thìn (tức thứ Tư, ngày 22/5/2024).

Về Phật lịch, Phật giáo thế giới lấy mốc năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết-bàn để tính năm đầu Phật lịch (544 tCn). Khởi nguyên từ Đại hội Phật giáo Thế giới tổ chức lần thứ I tại Sri Lanka vào năm 1950, thống nhất lấy năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết-bàn làm mốc để tính năm đầu Phật lịch (cờ Phật giáo thế giới cũng được quyết nghị công bố và áp dụng tại Đại hội lịch sử này). Đến Đại hội Phật giáo thế giới lần thứ VI, tổ chức tại Campuchia vào năm 1961, thống nhất ngày kỷ niệm Phật đản sinh trên toàn thế giới là ngày rằm tháng Tư âm lịch (ngày trăng tròn tháng Vesak của Ấn Độ).

Cách tính Phật lịch là lấy năm Đức Phật nhập Niết-bàn (số) cộng với năm Dương lịch hiện tại (số)

Ví dụ, năm 2024 thì Phật lịch = 544 + 2024 = 2568. Chính xác phải tính được ngày để sang năm mới Phật lịch nên trước ngày 16/4 âm lịch (23/5/2024) Phật lịch vẫn tính 2567[4], từ ngày 16/4 Giáp Thìn (23/5/2024) trở đi cho đến Phật đản năm sau, Phật lịch được tính 2568.

-Lương Đức Mến, ngày đầu tuần Phật Đản PL 2568, 08/4/Giáp Thìn-



[1] Nay thuộc huyện Rupandehi :रुपन्देही,  khu Lumbin của Nepal सङ्घीय लोकतान्त्रिक गणतन्त्र नेपाल thuộc vùng Nam Á , phía dưới dãy Himalaya 喜馬拉雅山.

[2] Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước láng giềng Đông Nam Á theo truyền thống Thượng tọa bộ, lễ Phật đản được tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng Vaisakha của lịch Phật giáo và lịch Hindu, mà thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 5 của lịch Gregoria phương Tây. Lễ hội được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah) hay là Buddha Purnima, Phật Purnima (बुद्ध पूर्णिमा), Purnima nghĩa là ngày trăng tròn trong tiếng Phạn hay là Buddha Jayanti, Phật Jayanti, với Jayanti có nghĩa là sinh nhật ở Nepal và tiếng Hindi.

[3] Phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự .

[4] theo Phật giáo Nam truyền còn gọi là phái Nam Tông.

Phật giáo Bắc tông hay còn gọi là Đại thừa Phật giáo, là một trong hai tông phái chính của Phật giáo. Tông phái này ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên tại Ấn Độ và phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. Sau đó, Phật giáo Bắc tông lan rộng đến nhiều quốc gia ở Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Phật giáo Bắc tông chủ trương tu tập theo con đường Bồ Tát, tức là phát nguyện cứu độ tất cả chúng sinh, không chỉ riêng bản thân mình. Bồ tát là người có lòng từ bi rộng lớn, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và tìm cách giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi vòng luân hồi sinh tử. Điều này được thể hiện qua việc các đạo sĩ của Phật giáo Bắc tông thường tu tập và hành thiền để rèn luyện lòng từ bi và giúp đỡ những người khác trong cuộc sống.

Phật giáo phái Nam tông còn gọi khác là Tiểu Thừa phật giáo hoặc Nguyên thủy Phật giáo, là một trong hai tông phái chính của Phật giáo. Tông phái này ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên tại Ấn Độ và phát triển mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Phật giáo Nam tông chủ trương tu tập theo con đường Thanh Văn, tức là phát nguyện giải thoát cho bản thân mình khỏi vòng luân hồi sinh tử. Điều này được thể hiện qua việc các đạo sĩ của đạo phật Nam tông thường tập trung vào việc tu học và tu tập để giải thoát cho bản thân mình khỏi sự gắn bó với cuộc sống và vòng luân hồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!