[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


07 tháng 6 2024

Tìm hiểu về NHỊN VÀ NHẪN NHỊN

Có những vấn đề tưởng như đơn giản thế mà đi sâu vào hóa “lắm vấn đề”! Một trong những nội dung đó là “Nhịn và Nhẫn nhịn” !

Trước hết, NHỊN là “Đành chịu để nhu cầu không thỏa mãn”. Ví dụ là “nhịn ăn”, “nhịn mặc”, “nhịn đói”; Có khi là “chịu đựng sự thiệt hại mà không kêu ca hoặc không chống lại”. Đầu tiên, có lẽ cần đi sâu vào một số khái niệm cần biết:

Nhịn ăn (A: Fasting, P: Jeûne, H: 禁食) hay còn được gọi là kiêng ăn được biết đến như là một hành động hãm mình không dùng thức ăn hoặc nước uống hoặc cả hai trong một thời gian nhất định."Nhịn ăn hoàn toàn"thường thường là nhịn không ăn thức ăn và nước uống trong một thời gian cố định, thường thì kéo dài khoảng một ngày, hoặc có thể lên tới vài ngày. Nhịn ăn gián đoạn, hay còn gọi là phương pháp “16:8” (chỉ ăn trong khoảng thời gian 8 giờ và không ăn gì trong 16 giờ còn lại trong ngày), rất phổ biến biện pháp này có thể gây hại đến sức khỏe tim mạch.

Có một số loại nhịn ăn khác như chỉ không ăn một số thức ăn nhất định hoặc hóa chất.

Nó khác với ới Ăn chay (A: Vegetarianism, P:  Végétarisme, H: 素食主義, là việc thực hành kiêng ăn thịt  đỏ, thịt gia cầm, hải sản và thịt của bất kỳ động vật nào khác, và cũng có thể bao gồm kiêng các sản phẩm phụ của quá trình giết mổ động vật) hay Tuyệt thực (A: Hunger strike, P: Grève de la faim, H: , là chấm dứt việc ăn). 

Nhịn ăn có thể làm theo trình tự thời gian ví dụ như một ngày nhịn ăn và một ngày không, cứ vậy liên tiếp nhau. Còn có một số loại nhịn hoặc kiêng khác như kiêng về tình dục, nhịn nói 靜口 (tịnh khẩu,  không phải là chuyện cấm nói, nó chỉ là không nói mà thôi), nhịn ra ngoài  結夏安居 (an cư kiết hạ, khóa tu ba tháng hàng năm được tu sĩ Phật giáo thực hiện, thường diễn ra trong mùa mưa),.... Nhịn ăn cũng có thể là một nghi thức tôn giáo, như Mùa Chay của Kitô giáo, Ramadan của Hồi giáo, Yom Kippur của Do Thái giáo và của Phật giáo (vào Thất).

Còn NHẪN NHỊN là “một trong những phẩm chất đạo đức cao quý mà con người nên rèn luyện trong cuộc sống. Đó là khả năng kiềm chế bản thân, từ bỏ những điều hấp dẫn, tự kiểm soát cảm xúc để tuân thủ những quy tắc và đạo lý. Đó là một hành động khó khăn, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích tốt đẹp và lành mạnh cho cả bản thân và cộng đồng xung quanh.

Chú ý rằng, “nhẫn nhịn” và “chịu thất bại” là hai khái niệm đối lập.

Trong đó, “nhẫn nhịn” là khả năng kiềm chế bản thân, từ bỏ những điều hấp dẫn và tự kiểm soát cảm xúc để tuân thủ những quy tắc và đạo lý. Nó không phải là việc từ chối cuộc sống hoặc tránh đối mặt với khó khăn, mà là sự kiên nhẫn, nhân từ đối diện với chúng một cách bình tĩnh; giúp chúng ta vượt qua thử thách một cách tỉnh táo, có mục tiêu rõ ràng. Nhẫn nhịn khuyến khích chúng ta kiên trì, kiểm soát bản thân, tập trung vào mục tiêu sứ mệnh dù có thất bại.  

Còn “chịu thất bại” là tình trạng không đạt được kết quả dự kiến hoặc không thành công trong mục tiêu hoặc sứ mệnh; có thể làm tổn thương lòng tự trọng, gây ra cảm giác thất vọng, mất lòng tin vào bản thân và sự không chắc chắn về tương lai. Đó không phải là hành động đạo đức, nhưng nó là một phần tự nhiên của cuộc sống sẽ xảy ra đối với mỗi người; thường đi kèm với sự buông xuôi, không còn kiên nhẫn để đối diện với những khó khăn. Nó có thể là một phần tự nhiên của cuộc sống, nhưng tinh thần nhẫn nhịn giúp chúng ta vượt qua những thất bại, học hỏi từ chúng để tiếp tục đối mặt với cuộc sống một cách tích cực và xây dựng; là một phẩm chất tích cực và mang lại lợi ích trong việc phát triển bản thân, trong khi chịu thất bại không hề là mục tiêu mong muốn mà chúng ta cần vượt qua để tiến tới thành công.

Đó chính là cách chúng ta đối mặt với những tình huống khó khăn và khả năng kiểm soát cảm xúc.

Lại chú ý rằng: “Nhẫn nhịn và Bất lực” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Trong đó “nhẫn nhịn” là một phẩm chất tích cực và tự lựa chọn của con người, nó bao gồm ý chí và sự quyết tâm để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nó thể hiện ý chí và kiên nhẫn trong việc vượt qua khó khăn, tuân thủ quy tắc

Ngược lại, “bất lực” là tình trạng mất đi sức mạnh hoặc không có khả năng giải quyết vấn đề, thách thức hoặc tình huống khó khăn nào đó; nó đến từ cảm giác không thể làm gì để thay đổi hoặc ảnh hưởng đến tình huống hiện tại, dẫn đến sự tuyệt vọng, cảm giác không có giải pháp; là tâm trạng tiêu cực không có sự quyết tâm để thay đổi hoặc vượt qua những tình huống khó khăn để tiến tới thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Đó là một tâm trạng tiêu cực, có thể gây ra stress và lo lắng.

Nhẫn nhịn cũng không phải là chấp nhận thiệt thòi.

Trong đó “nhẫn nhịn” là khả năng kiềm chế bản thân, từ bỏ những điều hấp dẫn và tự kiểm soát cảm xúc để tuân thủ những quy tắc, đạo lý, hoặc đạt được mục tiêu lớn hơn. Đó là một phẩm chất tích cực và sự tự lựa chọn của con người, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, đối mặt với thử thách và phấn đấu để đạt được điều gì đó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Nó là khả năng kiểm soát bản thân và quyết tâm vượt qua khó khăn, trong khi chấp nhận thiệt thòi là sự chấp nhận không thể thay đổi hoặc tác động đến tình huống hiện tại. Điều quan trọng là học cách nhẫn nhịn khi cần thiết, đồng thời biết phân biệt để thay đổi những tình huống có thể thay đổi để tìm cách đối phó một cách tích cực.

Chấp nhận thiệt thòi” có nghĩa là chấp nhận hoặc tự nguyện chịu đựng những tổn thương, tổn hại hoặc bất công mà không thể thay đổi hoặc ảnh hưởng đến chúng. Đây là một tâm trạng tiêu cực, không phải là sự lựa chọn, mà thường xuất hiện khi chúng ta không thể làm gì để thay đổi tình huống hoặc khi gặp phải những tình huống bất lợi mà chúng ta không thể kiểm soát.

Một điều nhịn là chín điều lành” là câu châm ngôn có nguồn gốc từ triết học Phật giáo và có ý nghĩa sâu sắc về đạo đức và cách sống đúng đắn, thể hiện tinh thần đạo đức và tu tập trong Phật giáo; nó nhấn mạnh về ý nghĩa của nhẫn nhịn và sự tinh khiết trong hành vi; khuyến khích chúng ta sống đúng đắn, đối xử đạo đức và tạo dựng môi trường hòa bình, hạnh phúc trong cuộc sống. Khi chúng ta có khả năng kiềm chế và nhẫn nhịn khỏi các hành vi tiêu cực như: Uống rượu, cãi vã, ghen tỵ, tham lam, xem xét sai lầm của người khác, bực bội, chê bai, và tự cho mình là vĩ đại hơn người khác.

Nói gì thì nói, nhẫn nhịn được vẫn hơn và “quân tử báo thù mười năm chưa muộn” ! và chợt nhớ bài thơ chưa biết của ai, đăng lên MXH từ 10/2022:

Nhịn để chịu đựng đắng cay,

Nhịn để đối phó kẻ hay ghét mình.

Nhịn để cho dạ được minh,

Nhịn để chữ nghĩa chữ tình vẹn nguyên.

 

Nhịn để nghe một lời khuyên,

Nhịn để theo dõi kẻ điên làm càn.

Nhịn để kiên trì bền gan,

Nhịn để ta được bình an trong đời.

 

Nhịn để nắm bắt thiên thời,

Nhịn để thấu hiểu miệng đời thế gian.

Nhịn để qua khỏi gian nan,

Nhịn để cảnh giác kẻ gian hai lòng.

 

Nhịn để nhìn rõ đục trong,

Nhịn để suy nghĩ và không làm liều.

Nhịn để qua cơn bão chiều,

Nhịn để giảm tránh những điều xấu xa.

 

Nhịn để phòng kẻ hại ta,

Nhịn để tỉnh táo nhìn ra kẻ thù…

-         Lương Đức Mến, 02/5/Giáp Thìn-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!