Người đi vỡ đất

29 tháng 3 2024

Lại bàn về DANH XƯNG (VÀ HÔ)

Trong tang ma, Cúng giỗ thường có câu “Hiển cao, tằng, tổ, khảo”. Trong đó “hiển” () là từ tôn xưng; còn “cao, tằng, tổ” theo thứ tự là “ông sơ (kỵ), ông cố (cụ), ông nội (tổ)” và “khảo là để chỉ người già, người quá cố. Ví như cha khi còn sống thì gọi là Thân phụ, qua đời thì là Hiển khảo.

Trên cơ sở đó, Ông nội là Hiển Tổ khảo, Ông Cố (đời thứ 4 tính từ bản thân là đời thứ nhất) là Hiển Tằng Tổ khảo, Ông Kỵ (đời thứ 5) là Hiển Cao Tổ khảo...mỗi đời trên nữa thêm một chữ “cao”!

 Như thế, càng về sau, hậu nhân càng thêm lắm từ “cao” vào và thêm rắc rối nên cách tốt nhất tính từ đời cao hơn trở xuống. Ví như: 

Nguyên Tổ 元祖Triệu Tổ: 肇祖 là Đức Tổ đầu tiên nhất sinh ra những người chung một họ trong một nước. Ví dụ Hồ Hưng Dật được suy tôn là Đức Nguyên Tổ họ Hồ Việt Nam, Hùng Vương là Nam bang Triệu tổ 南邦肇祖.

Thuỷ Tổ 始祖: Ông tổ, vị tổ đầu tiên của một họ. Ví dụ một số dòng họ Lương ở miền Bắc suy tôn Cụ Lương Đắc Bằng là Thuỷ Tổ.

Thượng Tổ 上祖: là Cụ Tổ sinh ra Đệ Nhất đại Tổ mà dòng họ ở khu vực đang thờ phụng. Ví dụ Lương Công Trạch được suy tôn là Thượng Tổ 上祖梁公宅 của họ Lương xã Chiến Thắng, Hải Phòng còn con trai cụ là Lương Công Nghệ là Đệ Nhất đại Tổ 第一代祖梁公羿.

Các vị Tổ Chi theo thứ bậc anh em mà gọi là Tổ Chi Nhất, Chi Nhị…. Ví dụ: Tổ Chi thứ Nhất: Lương Công Tuấn 第一宗枝 梁公俊; Tổ Chi thứ Nhì: Lương Công Chiêu 第二宗枝 梁公昭; Tổ Chi thứ Ba : Lương Công Tú  第三宗枝 梁公秀; Tổ Chi thứ Tư: Lương Công Thiệu: 第四宗枝梁公劭; Tổ Chi thứ Năm: Lương Công Linh: 第五宗枝 梁公怜. Đây là các cụ thuộc Đệ Nhị đại tổ 第二代祖của đại tôn (dòng họ gốc, Chạp Rằm tháng Giêng tại Nhà Tổ).   

Con các Cụ này là thuộc Đời thứ 3 .Nhưng vì Cụ Lương Công Chiêu cũng khiếm tự nên hậu duệ suy tôn ngành cụ Lương Công Tú thành ngành Hai.      

 Ví dụ với ngành Hai: Đời thứ 3 gồm:

Lương Đức Xưng 梁德称 là con của Tổ Chi với bà hai Nguyễn Thị Dụng;

Lương Đức Hanh 梁德亨 là con Tổ Chi với bà Ba Hoàng Thị Châu. ;

Lương Đức Lân 梁德 là con cả của Tổ Chi với bà Tư Đặng Thị Chiền. Cụ là Tổ Ngành Hai của Chi Hai. Cụ có 2 vợ (Đặng Thị Chẻo 鄧氏沼không nhớ tên) sinh 5 Nam (Hinh, Tuynh, Chinh, Thành, Trinh);

Lương Đức Mã 梁德 là con thứ hai của Tổ Chi với bà Tư Đặng Thị Chiền;

Lương Đức Ly   là con thứ ba của Tổ Chi với bà Tư Đặng Thị Chiền;

Lương Đức Phượng là con út của Tổ Chi với bà Tư Đặng Thị Chiền.

Con các cụ này là đời thứ Tư (Hợp, Hòa, Hinh, Tuynh, Chinh, Thành, Trinh, Nghiêm, Hồi, Quế, Lâu, Mỹ).

Dưới nữa thuộc đời thứ Năm (ngang ông Nội tôi. Ví dụ: Mục, Ổn, Mạo, Huỳnh, Dứa, Tình, Viêm, Tập, Khái, Rặc, Quýnh, Trính,...Hiển, Hiểu, Nghị, Huyến, Sâm, Truật,...).

Con các cụ này là đời thứ Sáu (đời phụ thân tôi, ví dụ: Liên, Tuế, Sắc, Nhương, Toại, Chuyển, Thiểm, Công, Liêm, Tơn, Chiểu, Thông, Bình, Khải, Cương, Lĩnh, Lãn, Bão, Chiều, Đắc, Uyển, Chuyên, Tuyết, Hường, Khán, Ruôn, Viên, Thân, Dật,...)

Đời thứ Bẩy là lứa chúng tôi (Phất, Bường, Toái, Tức, Sưu, Xảo, Bạt, Trù, Cấy, Thao, Hiền, Đào, Thuế, Tâm, Tiêm, Hiệp, Thiếp, Nhiếp, Riếp, Tòng, Thực, Thắng, Mến, Tràng, Đọc, Liễn, Lập, Hoạt, Toán, Thảng, Đừng, Mưa, Két, É, Chi,…).

Đời thứ Tám là lứa con chúng tôi  (Thành, Dũng, Sĩ, Hán, Rực, Rỡ, Trị, Vương, Tơ, Hảo, Thuần, Thêm, Ty, Đức, Lễ,…Hải Thương,…).  

Có thể tham khảo ở đây:  https://holuongduclaocai.blogspot.com/2012/11/viec-cung-gio-va-hon-nhan-trong-quan-he.html

Ngày trước chữ La tinh ghi âm Việt chưa ra đời hoặc chưa phổ cập bắt buộc dùng chữ Hán mới chép vậy. Hiện nay đã dùng chữ quốc ngữ thì cứ hành văn theo tiếng Việt, chứ cần gì phải ghi kiểu đó làm rắc rối cho con cháu sau này.

Đừng cầu kỳ, viết gì, nói gì cũng cố dùng chữ Nho, chữ Hán Việt, làm cho… khó hiểu, …chứng tỏ mình… “hay chữ”, lòe “đàn bà, trẻ em” ít học hoặc chưa học!

Đã dùng “Hiển cao, tằng, tổ, khảo”  đừng chèn câu “con ông” vào nữa, nghe chối lắm!

Nếu chưa rõ từ Hán Việt trong danh xưng có thể tham khảo:   http://holuongduclaocai.blogspot.com/2010/10/am-han-viet-xung-ho-trong-cung-gio-tang.html

-         Lương Đức Mến, soạn tại Hà Nội,20/02/Giáp Thìn-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!