Người đi vỡ đất

19 tháng 9 2024

Tản mạn về CỨU TRỢ và ĐỒ CỨU TRỢ

           Phải nói thẳng ra rằng, cho đến hôm nay, càng thấy rõ sức mạnh ghê gm của Mẹ Thiên nhiên! Cơn bão số 3 (Yagi) đi qua đã để lại nhiều thiệt hại về người và tài sản, nhiều căn nhà (có khi cả một xóm. một bảnđược lũ (ống, quét) tràn qua hỏi thăm nên bị bùn, đất, nước nhấn chìm, nhiều người phải chịu cảnh đói rét, đau thương mất mát tột cùng, có người đến nay vẫn “bặt vô âm tín”,…cả với toàn miền Bắc nói chung và Tây Bắc, Lào Cai nói riêng chưa từng gặp (mà 60 năm sống trên giải đất biên cương này, nay tôi mới thấy lần đầu)!.

  Cổng TTĐT tỉnh cho biết:  Theo thống kê, rà soát của các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đến 17 giờ ngày 18/9/2024, bão số 3 và hoàn lưu bão đã làm 236 người chết, mất tích, bị thương; ước thiệt hại trên 5.900 tỷ đồng. Thiệt hại về người: 236 người. Trong đó 128 người chết, 22 người mất tích, 86 người bị thương (tăng 01 người chết tại huyện Bảo Yên, giảm 01 người mất tích tại huyện Bảo Yên). Hiện có 23 người đã ra viện, sức khỏe ổn định. Sau khi các địa phương rà soát lại, có 11.289 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi, di dời khẩn cấp, hư hỏng công trình phụ; trong đó 1.234 nhà thiệt hại hoàn toàn >70%. Diện tích ruộng lúa bị sạt lở, mất đất không có khả năng khôi phục để sản xuất gần 48 ha và bị sạt hoàn toàn, phải cải tạo để gieo cấy trở lại gần 499 ha. Ngoài ra diện tích lúa, ngô, hoa màu, cây ăn quả, cây trồng, dược liệu, hoa… thiệt hại khoảng 6.160 ha; 45.000 giống cây chuối, 400.000 giống cây quế và 353 ha thủy sản, 800 m3 cá nước ngọt bị thiệt hại; 3.050 tấn cá thương phẩm và 123.200 con cá giống bị chết, lũ cuốn trôi. Chăn nuôi thiệt hại 43.295 con gia súc, gia cầm; hư hỏng 1.009 chuồng trại. Quốc lộ 4, 4D, 4E, 279 sạt taluy dương 703 vị trí; sạt taluy âm 68 vị trí; 65 vị trí hư hỏng mặt đường. Tỉnh lộ 151 - 162 sạt taluy dương 1.249 vị trí; sạt ta luy âm 181 vị trí; hư hỏng mặt đường 57 vị trí. Đường do huyện, xã quản lý bị sạt lở, hư hỏng 1.119 tuyến, sạt taluy dương 2.644 vị trí; sạt taluy âm 230 vị trí. Còn ách tắc giao thông Tỉnh lộ 08 vị trí, 47 thôn chưa lưu thông được, đi lại khó khăn.

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã cấp điện cho 100% trụ sở UBND xã; còn 42 thôn chưa có điện (huyện Bảo Yên 10 thôn, huyện Bắc Hà 08 thôn, huyện Bát Xát 15 thôn, huyện Si Ma Cai 08 thôn, huyện Văn Bàn 01 thôn). Hiện tại còn 05 tuyến cáp bị đứt, 01 trạm BTS bị mất liên lạc đang sửa chữa, khắc phục. Cơ bản khắc phục xong 152/152 xã, phường, thị trấn đã có sóng liên lạc. Có 9 chợ đã hoạt động trở lại, 02 chợ chưa khắc phục được. Các cửa hàng, siêu thị, nhà phân phối, các chợ giá cả các mặt hàng ổn định, không có mặt hàng tăng giá bất thường do thiên tai.

Số lượng công trình hạ tầng bị thiệt hại sau rà soát tiếp tục tăng lên. Mưa lũ làm 322 công trình thủy lợi bị hư hỏng, thiệt hại; 28 trạm, phòng khám, bệnh viện bị ngập lụt, cuốn trôi một số điểm. 138 điểm trường học bị ảnh hưởng, thiệt hại. 20 nhà văn hóa bị ngập lụt, sạt lở đất. 10 trụ sở cơ quan huyện, xã; 04 trụ sở ngân hàng, phòng giao dịch; 26 dự án thủy điện; 07 dự án khai thác khoáng sản bị ảnh hưởng, thiệt hại và nhiều thiệt hại khác. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo đến sáng 17/9/2024 còn 59 trường, điểm trường chưa tổ chức dạy học trở lại do còn ngập nước, chưa sửa chữa, khắc phục xong hoặc đang sử dụng làm nơi tránh trú tạm thời cho Nhân dân.

Theo số liệu ước của các huyện, thị xã, thành phố; tổng thiệt hại trên địa bàn tỉnh do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra đến chiều ngày 18/9/2024 hơn 5.900 tỷ đồng.” (hết trích).

Phong trào cứu trợ đồng bào lũ lụt tuy chẳng ai, cơ quan cụ thể nào thúc đẩy mà tự dưng lên cao. Đặc biệt những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng nhau dành sự quan tâm sâu sắc và tình cảm chân thành hướng về đồng bào vùng bão lũ cứ ùn ùn dâng lên! Đó cũng là nguyện vọng chính đáng là toàn xã hội, mong muốn góp thêm nguồn lực cùng với Đảng, Nhà nước khôi phục cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tái sản xuất, đảm bảo đời sống của nhân dân khi cơn lũ đi qua.

Là người đi lại nhiều và có mối quan hệ khá rộng với bà con người họ Lương, người gốc Hải Phòng, gia đình có liên quan đến HVQY và Cựu CAND…ở thành phố và các huyện trong tỉnh Lào Cai nên tôi càng “mục kích sở thị” sự thiệt hại cũng như sự cứu trợ của bà con!

 Một lần nữa, tinh thần “bốn tại chỗ”, “tương thân tương ái”,… được dịp tỏ rõ tính ưu việt của nó. Nhưng qua đó cũng thấy nhiều vẫn đề nổi cộm!

Trước hết là về tổ chức cứu trợ: Ban Vận động cứu trợ Trung ương/Tỉnh/Huyện do Mặt trận Tổ quốc chuyên nghiệp làm nòng cột hẳn hoi nhưng mà sao việc tập trung về đấy rồi phân bổ đi các nơi cần đến chưa được sự đồng thuận của toàn xã hội ?. Phần nhiều những cá nhân/nhóm/cơ quan, tổ chức đã không quản ngại đường xa, đến tận nơi để ủng hộ trực tiếp người dân bị hại tại Nhà Văn hóa thôn bản, hay nơi tập trung đông người với tình cảm, nguyện vọng được đóng góp nguồn lực giúp đỡ trực tiếp người dân sớm vượt qua khó khăn. Do vậy dẫn đến tình trạng “nơi thừa, nơi thiếu”, nơi thiệt hại lớn thì chẳng được ngó ngàng, nơi thiệt hại không đáng kể thì các đoàn ùn ùn kéo đến,…(chắc do có người thân vốn quen biết rộng, biết sử dụng điện thoại thông minh chèo kéo, giới thiệu)!

Đặc biệt dịp này truyền thông ít nói đến các văn nghệ sĩ, người nổi tiếng và việc hô hào, quyên góp của họ mà đưa nhiều tin, hình ảnh đẹp về các đồng chí lãnh đạo (cơ sở hay cấp cao), về người lao động (trực tiếp hoặc gián tiếp), về các chiến sĩ QĐND, CAND (chỉ huy hay người thừa hành),…, khi người đó có những quyết định kịp thời, táo bạo, hợp lòng dân, có hành động xả thân vì đồng bào, vì làng bản, núi rừng!. 

Việc sao kê, giám sát chuyện phân bổ hàng cứu trợ đã rất kịp thời, có tiến bộ,... song chưa thực sự tạo lòng tin của quảng đại, vì sao?

Khá chạnh lòng trước một số phát ngôn hơi thái quá, khá khó nghe của người được cứu trợ và người đang cứu trợ!

...

Sau nữa về mặt hàng cứu trợ:

Trang phục: Đã qua những ngày lụt, lũ nhưng vẫn kìn kìn áo phao; Lẫn trong mớ hàng cứu trợ là những “áo ba dây”, “Giầy cao gót”,… để làm gì!?

Sách vở: liệu những quyển Sách Giáo khoa chuyên biệt, những quyển vở lòe loẹt,…có ích hơn nhưng bộ sách Giáo khoa “bắt buộc” hay những bộ truyện tranh, sách tham khảo,... các cháu ưa thích đang đọc dở ?

Lương thực thực phẩm: Mì tôm liệu ai dùng mãi được ? Bánh chưng thiu, giò mốc,...chất đống ăn sao đây? Trong khi cái người dân cần bây giờ là gạo, muối, nước mắm, bột ngọt,…

Vật dụng thiết yếu: Bị trôi, vùi lấp (như: đồ dùng nhà bếp, chạn, bếp, nước sạch, dụng cụ lao động thiết thực,…) thì hầu như không có mặt trong danh mục hàng cứu trợ, các gia đình không có phải tự mua nhưng tiền đâu ra, mua ở đâu?

...

Dù hoàn cảnh nào, yêu cầu sử dụng đúng mục đích và công khai theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng thiết yếu,…luôn được đề cao. Mặt khác, việc phân bổ kịp thời, minh bạch, đến đúng người, đúng địa chỉ tại các địa phương đang chịu ảnh hưởng bởi bão lũ, đồng thời thực hiện giám sát việc sử dụng nguồn lực ủng hộ đúng mục đích, có hiệu quả, …luôn là những yêu cầu cao.

Về những người/đoàn đi cứu trợ: Cần có khảo sát cả về nơi cần cứu trợ cũng như cách tiếp cận; đảm bảo cứu trợ “3 đúng”: đúng cách, đúng người, đúng địa điểm; cần thiết thực, đúng nhu cầu, tránh lãng phí và nhất là biết “tự bảo vệ mình” để khỏi phải “cứu trợ lại” hay “cứu hàng cứu trợ”; cần trao đổi thông tin về các khu vực bị ảnh hưởng, nhu cầu và hoạt động tiếp nhận trước đó của nơi cần cứu trợ,....

...

Về những người/địa phương nhận cứu trợ: Lắm chuyện tế nhị và...khó nói nên tốt nhất là không viết ra đây mà bài cũng đã dài dài rôi!

...

Sự giúp đỡ về tinh thần, vật chất (kể cả tiền bạc) kịp thời, đúng cách là thiết thực nhất để giúp người dân vùng lũ sớm khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống. Điều đó trong tầm tay mỗi người dân, cơ quan, đơn vị, địa phương,… cứu trợ!

Đây là việc làm sẽ còn tiếp tục. Mong sao có chuyển biến hơn dù chả ai mong mình, quê mình cần và phải, được cưú trợ khảo sát cả về nơi cần cứu trợ cũng như cách tiếp cận; đảm bảo cứu trợ “3 đúng”!

-         Lương Đức Mến, 17/8/Giáp Thìn-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!