Người đi vỡ đất

15 tháng 11 2023

Tự biến mình thành TRUNG TÂM

Ban đêm, nhìn lên bầu trời chúng ta sẽ thấy những ngôi sao nằm ở khắp mọi nơi. Chính điều đó tạo cảm giác “chúng ta là trung tâm của vũ trụ này” và cổ nhân cho rằng trời tròn đất vuông” !.

Tranh mh chôm trên MXH

Nhưng tiếc thay, đó là nhận thức sai!

Về mặt từ nguyên:

Trung tâm: là từ gốc Hán Việt mà chữ Nho viết là  “中心” . Trong đó có chữ “” là trung, “ở giữa” và “” là tâm, “phần cốt lõi, ở giữa”. Như vậy nó có nghĩa là Phần giữa của một khoảng không gian (VD: Trung tâm thành phố), Nơi tập hợp hay phối hợp nhiều hoạt động (VD: Trung tâm nghiên cứu khoa học), Nơi tập hợp nhiều hoạt động có những ảnh hưởng và tác dụng tỏa ra từ đó (VD: Thủ đô là trung tâm chính trị văn hóa... của cả nước).

Vũ trụ: cũng là từ gốc Hán Việt mà chữ Nho viết là  “宇宙”. Trong đó vũ “” có nghĩa là không gian, còn trụ “” có nghĩa là thời gian. Như thế, “vũ trụ” nghĩa mặt chữ là không gian và thời gian.

Thực ra, “vũ trụ” bao gồm tất cả các vật chất, năng lượng và không gian hiện có, được xem là một khối bao quát, nó không có điểm chính giữa. Kể từ sự kiện Vụ Nổ Lớn (H: 大爆炸, A: Big Bang, P: Big Bang, giả thuyết vũ trụ học phổ biến về sự phát triển ban đầu của vũ trụ, là sự kiện đã dẫn tới sự hình thành của vũ trụ) diễn ra cách đây 13,8 tỷ năm, vũ trụ đang ngày càng mở rộng.Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng 28,5 tỷ parsec (93 tỷ năm ánh sáng) trong thời điểm hiện tại và ước tính có khoảng 2 nghìn tỉ thiên hà. Nếu giả sử mô hình phổ biến hiện nay là đúng, thì tuổi của Vũ trụ có giá trị tính được từ những dữ liệu quan sát là 13,799 ± 0,021 tỷ năm.

Vũ trụ rộng lớn vô cùng. Nhưng vũ trụ không có tâm.

Vũ trụ của chúng ta là một phiên bản ba chiều và giới hạn bởi sự di chuyển của ánh sáng kể từ Vụ Nổ Lớn, các nhà quan sát vũ trụ chỉ đề xuất một khía cạnh hữu hạn của vũ trụ, nhưng toàn bộ vũ trụ có thể là vô hạn. Và bởi sự giãn nở của nó, vũ trụ cũng không có biên.

Như thế, rõ là sai lầm khi nghĩ và nói,viết  rằng chúng ta sống ở trong hoặc gần trung tâm của vũ trụ, với trung tâm ấy là Trái Đất, Mặt Trời hay thậm chí là Ngân Hà.

Do đó, ai cho rằng mình là trung tâm của một buổi gặp mặt là sai!

Biết vậy, nhưng chẳng nhớ từ bao giờ, trong các bữa nhậu tự mình luôn thể hiện là trung tâm! Do đó luôn miệng: “anh/thằng này chưa mời em/tao” Thế là luôn bị mọi người cho biết hậu quả của “luân xa chiến” 輪車戰[1] và kết cục là luôn bị kềnh kếnh cang sau mỗi bữa, mỗi tiệc!

Trưa nay cũng vẫn vậy! Thế là, chào chủ nhà (chủ thím) ra xe, uýnh một giấc, kệ bà xã và đứa cháu điều khiển suốt chặng đường từ Làng Bạc (Xuân Quang) qua Bến Đền (Gia Phúlên đến nhà (Kim Tân, thành phố) và leo lên giường tới tận 20 giờ 30 phút đêm 14/11/2023 mới đẫy giấc!

Tỉnh dậy mở máy gõ mấy dòng này rồi đưa lên đây! 

-Lương Đức Mến, 15/11/2023-


[1] Là một phần của học thuyết Blitzkrieg (Chiến tranh chớp nhoáng) do Đại tướng Heinz Guderrian (tổng Thanh tra các lực lượng thiết giáp quân đội Đức Quốc xã) khởi xướng trong thế chiến thứ 2 mà tiêu biểu là, được sử dụng hiệu quả nhất trong giai đoạn từ tháng 6-1941 đến đầu năm 1942. Theo đó, thay vì tấn công trực diện tuyến phòng thủ bằng hầm hào, bãi mìn, dây thép gai,… của địch thì lực lượng thiết giáp sẽ được triển khai theo đội hình chữ V; nhằm tránh được hỏa lực trực diện của bộ binh cũng như giảm bớt được mật độ pháo chống tăng tập trung vào một chiếc xe tăng, giúp xe tăng luồn qua 2 cánh phòng tuyến để quay lại hợp điểm bao vây tiêu diệt đối phương.

Để vô hiệu hoá chiến thuật này, quân đội Liên Xô buộc phải tăng cường hệ thống hỏa lực từ xa, nâng cấp pháo chống tăng phục kích tiêu diệt xe tăng đi đầu và cuối (chặn đầu, khoá đuôi) khiến cho các đơn vị tăng Đức không kịp triển khai đội hình chữ V.

Đến nay, Luân Xa Chiến vẫn được coi là một chiến thuật quân sự tiến bộ được sử dụng trong lực lượng thiết giáp khi chiến đấu tại địa hình bằng phẳng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!