Người đi vỡ đất

01 tháng 2 2012

Tìm hiểu về chữ "Lương", chữ ghi tộc danh dòng họ

Với người Việt, các chữ chỉ tộc danh có khi có một ý nghĩa ngữ nguyên nhất định (là tượng vật, cây cỏ, cầm thú, hoặc vùng đất, sự kiện hay nghề nghiệp) nhưng cũng có khi không mang ý nghĩa cụ thể nào. Do thay đổi của lịch sử, chữ chỉ tộc danh từ Hán tự 漢字 sang chữ Nôm 字喃 rồi chuyển thành quốc ngữ (Latin) như hiện nay. Do vậy ngữ nguyên gốc chữ đó bị lãng quên hay sai lệch đi nên khó và cũng không cần thiết tầm nguyên ý nghĩa ban sơ của chữ ấy. Cần chú ý rằng, chữ giản thể 簡體字 mới xuất hiện (1950) nên khi ký âm tộc danh phải dùng chữ phồn thể (繁體字, có từ 1600 tCn-1020 tCn) và một số họ không có cách viết giản thể tương ứng hoặc ghi theo lối pinyin (phiên âm) bằng chữ Latin thì nó không giống với cách đọc họ người Việt tương ứng.

Do ảnh hưởng của Nho giáo, người Việt cũng như người Hoa rất coi trọng “họ” bởi tư tưởng “kính tông pháp tổ” 敬宗法祖. Đổi họ có nghĩa là thay đổi tổ tông, đó là điều sỉ nhục. Cho nên viết sai họ là một sự xúc phạm, cần viết đúng. Nhưng thế nào là đúng thì khá khó, kể cả viết chữ quốc ngữ còn với chữ Hán càng khó hơn, nhất là với những người chẳng biết mặt loại chữ tượng hình này.
1. Cấu tạo chữ ghi tên dòng họ:
Trong Từ điển Hán Việt có đến 12 chữ ghi âm “lương”:  凉,惊,梁,樑,涼,粮,粱,糧,良,踉,輬,量 với nghĩa khác nhau.
Chữ Lương (Character code 6881) chỉ tên dòng họ có đồ hình (Totem,梁姓图腾) như hình vẽ đầu bài. Đây là chữ thuộc dạng “hội ý” 會意文字 gồm 11 nét với 3 cấu thành:
1.1- B 75 là Mộc (mù, Character code 6728) nghĩa là: Cây, cây to dùng làm nhà cửa đồ đạc được gọi là "kiều mộc" 喬木; là Gỗ, như “mộc khí” 木器 tức đồ gỗ; về Ngũ hành bộ Mộc có 4 nét thuộc Hỏa, Cát. Bộ này có khi cũng đứng trên chữ, ví dụ chữ: (Character code 674E là chữlý”, tức cây mận).
1.2- Chữ Thuỷ (shǔi, Character code 6C34) được viết dưới dạng bộ 85 là (Character code 6C35). Bộ thủ này gọi là ba chấm thuỷ, tượng trưng cho nước chảy và đứng ở bên trái chữ. Chữ gốc cũng là một bộ thủ, chỉ sông, ngòi, khe, suối và những gì bởi nước mà thành ra đều gọi là “thủy”.
1.3- Chữ “Sang” Character code 5205, thuộc bộ 18 là Đao (dāo,  Character code 5200) có nghĩa là bị thương, còn đọc là “sáng” tức mới, như “sáng tạo” 創造 mới làm nên, “khai sáng” 開創 mới mở mang gây dựng lên. Về sau thành tố này, có người bảo là chữ “Nhận” , Character code 5203, nghĩa là “mũi nhọn”.
Có một chữ “lương” khác là dùng như chữ trên và còn vài chữ tương tự chữ nhưng chưa rõ nghĩa là: 簗,墚.
2. Chữ trong Từ điển hin đại:
2.1. Phân loại chữ “lương” theo cách tra Tự điển:
- Theo thứ tự alphabet của âm latin Pinyin (hoặc Wade-Giles) thì Bính âm 拼音 ca ch Lương làliáng” hay “liang2”.
- Theo số nét 笔划 thì chữ này có 11 nét.
- Theo bộ Thủ 部首: thuc b Mộc.
- Theo phân giải 分解查字thủy , mộc (shuimu)
- Theo Thương Hiệt thâu nhập pháp 蒼頡輸入法 EID.
- Theo Tứ giác hiệu mã 四角號碼 33904.
- Theo Ngũ bút thâu nhập pháp 五笔输入法86 (bản)  IVWS98 (bản)
- Theo mã UnicodeU+6881 (26753, BG-B1E7, BH-0407, TH-ed=水木, BA-liang2); HV-lwong.
2.2. Phân loại theo tiêu chí khác:
- Theo Cát hung 吉凶 là cát .
- Theo Chú âm 注音: ㄌㄧㄤˊ
- Theo Ngũ hành 字意五行 thuộc Hỏa .
Bạch thoại ghi là “Niû”; Hàn ghi “Lyang”; Nhật ghi là “ Ryō “, Yang , Ryang .
3. Thứ tự các nét khi viết:
 Bút thuận độc tả 笔顺读写 viết 捺捺横折撇捺捺横竖撇捺:(nại nại hoành chiết phiết nại nại hoành thụ phiết nại, 44153441234). Như vậy chữ được viết theo thứ tự:  chéo phải, chéo phải, chéo phải lên, bẻ gẫy, phẩy lên, phẩy,  chéo phải, ngang, sổ, phẩy lên,  chéo phải như hình bên:
Chữ Lương phồn thể thuộc bộ Mộc (75) gồm 16 nét, có mã 6A11
4. Các dạng khác nhau của chữ :
Chúng ta biết rằng: Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng tiến trình: Giáp Cốt 甲骨→ Kim → Triện → Lệ → Khải → Thư .
Từ 1950, ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: chữ Chính thể 正體字 (Phồn thể 繁體字) và chữ Giản thể 簡體字.
Mặt khác, cùng một chữ nhưng chữ Hán có 5 kiểu viết (gọi là thư thể 書体) chính: Triện thư 篆書 (gồm đại triện 大篆 và tiểu triện 小篆), Lệ thư 隸書, Khải thư 楷書, Hành thư 行書, và Thảo thư 草書. Hơn nữa nếu cùng kiểu nhưng viết với bút lông, bút sắt, bút bi sẽ cho các đường nét khác nhau. Ngày nay dùng máy vi tính gõ chữ thì với cùng một thể nhưng dùng Fonts khác nhau sẽ cho đường nét khác nhau.
Sau đây là một số dạng chữ “lương” mà tôi có thể tạo ra trên máy vi tính và đã được “ảnh hóa” để máy chưa cài Fonts chữ Hán vẫn hiện thị:
5. Nghĩa của chữ Lương :
Hán Việt tự điển 漢越字典 của Thiều Chửu đã ghi rõ 8 nghĩa của chữ này. Nhưng khi nghiên cứu thấy một số trường hợp sách báo có dùng chữ mà Thiều Chửu chưa đề cập hay đã có nhưng chưa chi tiết hoặc nay ít thông dụng. Sơ bộ tôi thấy có:
5.1. Nghĩa gốc: Cái cầu bắc qua chỗ có nước để người đi qua, ví dụ:
- Hà lương 河梁: cầu qua sông, lương đầu 梁头: cầu đầu tiên; lương sạn 梁栈: cầu quán.
- Cũng gọi nghĩa là cầu nhưng không phải bắc qua sông suối để người đi qua mà là cầu nối kết duyên, như: lương duyến 梁缘 (chỉ mọi sự tốt lành).
- Chỗ quan trọng của sự vật gì gọi là tân lương 津梁 nghĩa là bờ bến, bến phà tức chỗ có vị trí thiết yếu về giao thông hay “trạch lương” 澤梁 chỉ chỗ be bờ đầm bãi nuôi tôm còn chỗ đắp bờ để đơm cá gọi là ngư lương 魚梁.
Đỗ Phủ 杜甫 có thơ về cây cầu rằng: “Hà lương hạnh vị sách, Chi sanh thanh tất tốt” 河梁幸未坼, 枝撐聲窸窣 (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện 自京赴奉先縣): Cầu sông may chưa gẫy, Cành chống tiếng kẽo kẹt.
5.2. Cái xà nhà , kèo nhà 二梁: những bộ phận kết cấu làm nên mái nhà. Từ đó mới có: hoành lương 横梁; huyền lương 悬梁; lương doanh 梁楹; lương ỷ 梁倚; lương mộc kỳ khôi 梁木其坏 trong “Nhạc phủ thi tập thập ngũ tùng quân chinh”.
Thơ Đỗ Phủ 杜甫 về cái xà nhà: “Lạc nguyệt mãn ốc lương” 落月滿屋梁 (Mộng Lí Bạch 夢李白): Trăng xuống chiếu khắp xà nhà.
5.3. Chỗ gồ ghề, phần lồi ra, trước nhất của một vật gì cũng gọi là lương, như:  tị lương 鼻梁 sống mũi, tích lương 脊梁 xương sống, “sơn lương” 山梁 sườn núi, đồ gì có chuôi để cầm xách cho tiện đều gọi là lương cả.
5.4. Chỉ tên họ Lương : 梁姓 mà khởi nguyên có thuyết cho rằng từ họ quý tộc (Doanh , Kỳ ) mà ra, hay từ họ kép của các tộc ngươì thiểu số được Hán hoá. Vấn đề này được đề cập tại nội dung khác. Dù với nguồn gốc nào thì Việt Nam cũng dùng chữ Lương này để chỉ tên dòng họ giống như Trung Quốc. Ví như dòng họ "Lương Đức" nhà tôi mà viết sai thành 涼德, tức “đức bạc” thì nghĩa quá xấu!
5.5. Nghĩa khác, dùng trong: “Lục lương” 陸梁 nguyên là tiếng chỉ về cái điệu bộ chồm nhảy của giống mãnh thú hoặc chạy tán loạn, nay gọi trộm, giặc cỏ là “tiểu xú khiêu lương” 小醜跳梁; “Cường lương” 強梁 quật cường, hùng hổ.
5.6. Tên một tiểu quốc thời Chu 西周时: trong giai đoạn Thất hùng vào năm 352 tCn Nguỵ Huệ Vương dời đô về Đại Lương (大梁,nay là Khai Phong), xưng là nước Lương 梁国. Người họ Lương vùng Hà Nam bên TQ nay chắc là hậu duệ dòng này. Còn tiểu quốc Lương do cháu đời thứ 16 của Phi Tử lập vào thời Chu Tuyên Vương bị diệt năm 641 tCn thì lịch sử ít nhắc đến. Dòng họ Lương nay ở Thiểm Tây, TQ chắc là hậu duệ của Lương Khang Bá 梁康伯 (tức Bá Ích 嬴伯益, người có công trợ giúp Đại Vũ 大禹 trị thủy được Đế Thuấn 帝舜 ban họ “Doanh” 嬴姓).
Hai Tiểu quốc Lương trong thời Thập lục quốc (十六國/ shí liù guó) hay Ngũ Hồ loạn Hoa (五胡, năm dân tộc Hồ làm loạn Trung Hoa) từ năm 304 đến 439 sau sự rút lui của Nhà Tấn (265-420) về miền nam Trung Quốc và trước khi Bắc Triều được thành lập, gồm: Hán Triệu, Hậu Triệu, Thành Hán, Tiền Lương, Hậu Lương, Bắc Lương, Tây Lương, Nam Lương, Tiền Yên, Hậu Yên, Bắc Yên, Nam Yên, Tiền Tần, Hậu Tần, Tây Tần và Hạ. Các nước này[1] sử dùng chữ có chấm Thuỷ và chữ kinh có nghĩa là mỏng, lạnh để ghi tên nên không tính vào đây.
 5.7. Các triều đại 朝代名 thời Nam Bắc triều và Ngũ đế[2]:
 Nhà Lương: Lương Vũ Đế 梁武帝, tên thật Tiêu Diễn (蕭衍, 464-549), tự Thúc Đạt 叔達, người làng Trung Đô, lăng Nam Lan (nay là tây bắc huyện Võ Tiến, tỉnh Giang Tô). Ông được vua Tề là Hòa Đế Bảo Dung trao ngôi, lập ra nước Lương (梁朝 hay 南梁, 502 - 549) thời Nam Bắc triều (南北朝, 420-579). Vị vua này rất sùng Phật giáo, đã 4 lần bỏ ngai vàng vào chùa tu (517, 527, 529, 547), từng tổ chức soạn ra bộ kinh Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, rồi nhờ chư tăng trì tụng kinh Sám Hối cầu siêu cho vợ mình là Hi Thị được thoát lạc. Phép sám hối đó, còn truyền tụng đến ngày nay, gọi tắt là Lương Hoàng Sám. Nhưng ông bị chết đói do phản tướng là Hà Nam Vương Hầu Cảnh vây Đài Thành.
Nhà Tây Lương (西梁,555-587), với kinh đô nằm ở Giang Lăng năm 555 của Lương Tuyên Đế Tiêu Sát, cháu nội của người sáng lập ra nhà Lương (Lương Vũ Đế Tiêu Diễn), được cho là triều đại kế vị hợp pháp của nhà Lương; trên thực tế chỉ là chư hầu của các triều đại kế tiếp nhau như nhà Tây Ngụy, nhà Bắc Chu và nhà Tùy. Cuối cùng, triều đại này bị Tùy Văn Đế xóa bỏ năm 587.
Có tài liệu ghi cả Đại Lương (梁大梁, 618-621) do một hậu duệ của Lương Tuyên Đế lập nên vào thời nhà Tuỳ, đóng đô ở Giang Lăng, có cương vực: phía Đông tới Cửu Giang, Tây tới Tam Hợp, Bắc giáp Hán Thuỷ, Nam giáp Giao Chỉ. Nhà Đại Lương bị diệt năm 621 bởi Vũ Đức Lý Uyên (武德李淵, 618-626) nhà Đường (唐朝,618 – 907).
Nhà Hậu Lương (后梁, 後梁, Hòu Liáng) là một trong Ngũ Đại của thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (五代十國, 907-960) do Chu Ôn (朱溫, còn gọi là Chu Toàn Trung) giết Đường Chiêu Tông rồi phế Đường Ai Đế tự lập. Sau suy tôn thành Lương Thái Tổ (太祖, năm 907), đóng đô ở Biện Lương (Khai Phong) và kết thúc bởi Lương Mạt Đế  Chu Hữu Trinh 末帝朱友貞 vào năm 923 bởi tay Lý Tồn Húc, mở ra Hậu Đường.
5.8. Châu Lương 梁州, một châu trong chín châu thời xưa, nay là vùng Thiểm Tây, Tứ Xuyên của Trung Quốc. Có tài liệu còn đề cập nơi phát tích của dòng họ là Lương Thành 梁城, Cao Lương 高梁, Khúc Lương 曲梁, Đại Lương 大梁, Lương Sơn 梁山.
5.9. Ở Việt Nam có các địa danh khởi từ chữ Lương. Đó là những thôn làng do người họ Lương khởi lập hay đông người họ này thì mang tên Lương Xá, như thôn Lương Xá, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; Lương Xá 梁舍 thuộc Gia Lộc 嘉祿, Hải Dương. Xưa ở Thái Bình trong huyện Phụ Dực 附翼 có xã Lương Xá 梁舍 thuộc tổng Lương Xá[3].
5.10.Cũng có khi dùng như chữ 粱 trong “thông lương”. Thơ Tố Vấn 素問: “Phì quý nhân tắc cao lương chi tật dã” 肥貴人則高梁之疾也 (Thông bình hư thật luận 通評虛實論): Béo mập là bệnh của người phú quý (lắm) thức ăn ngon.
5.11. Một số nghĩa khác chưa khảo cứu rõ.
6. Thơ bình về chữ ghi tên dòng họ:
Tìm cây gỗ mới kê ngang,
Bắc cầu qua lạch đưa nàng về quê.
Ngược lên tìm chốn sơn khê,
Trồng cây lập ấp yên bề tân hương.
Gỗ tốt làm thanh thượng lương,
Tạo lập từ đường thờ cúng Tổ tiên.
Lại tìm kết mối lương duyên,
Cùng đắp hồ cá kiếm tiền nuôi con.
Khi vui ngắm cảnh nước non,
Nhớ về cố quận cội nguồn thủa xưa.
Vẻ vang một chữ tôn thờ:
Có Mộc, có Thuỷ - Sáng cơ bảng vàng!
Lào Cai, gần ngày Giỗ Tổ,  Rằm tháng Giêng Nhâm Thìn.
Đại tá Bác sĩ Lương Đức Mến.

[1] Đó là: Tiền Lương (前凉, 320–376), là một quốc gia do họ Trương của người Hán thành lập. Lãnh thổ của nó bao gồm các khu vực thuộc Cam Túc và một phần của Ninh Hạ, Thiểm Tây, Thanh Hải và Tân Cương. Còn có Hậu Lương (後凉, 386-403) được người họ Lã (Lữ) của bộ lạc Đê thành lập tại khu vực Cam Túc ngày nay. Lại có Nam Lương 南凉 Thốc Phát Ô Cô người tộc Tiên Ti ở Hà Tây kiến lập ở khu vực Thanh Hải truyền được 3 đời (397 – 414) rồi bị Tây Tần diệt. Sau là Tây Lương 西凉 (400 – 420) do Lý Hạo người Hán tạo dựng, định đô trước sau ở Đôn Hoàng, Tửu Tuyền và Bắc Lương 北凉 (397 – 439) do Thư Cừ Mông Tốn (368 – 433, người Tiên Ty) chiếm Trương Dịch, Tây Quận thành lập, sau bị diệt bởi Thái Vũ Đế nhà Bắc Nguỵ. 
[2] Bên TH tên triều đại không phải là họ của Hoàng gia do vậy các triều nhà Lương bên Tầu vua không mang họ Lương.  
[3] Lương Trạch 涼澤 thuộc Hạ Am下庵, Vĩnh Bảo 永保 chỉ có nghĩa là vùng đất có đầm nước nông  hay huyện Lương Sơn 涼山 thuộc Hoà Bình không thuộc dạng này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!