Người đi vỡ đất

20 tháng 11 2011

Tìm hiểu thêm về việc "Tìm đất và tính ngày đặt mộ, cải táng"

Hôm rồi (tình cờ) đọc bài Tục lệ trong hạ huyệt và cải táng..  ghi do  linhhonam viết ngày 08/09/2009 trên trang http://blog.tamtay.vn/entry/view/573520/Tuc-le-trong-ha-huyet-va-cai-tang.html thấy y chang bài Lệ tục trong HẠ HUYỆT và CẢI TÁNG của tôi đăng ngày Chủ nhật 16/8/2009 trên http://holuongduclaocai.blogspot.com/2009/08/le-tuc-trong-ha-huyet-va-cai-tang (mà không dẫn nguồn) nên chẳng “học” được thêm gì. Một số chi tiết thiếu, chưa chuẩn bài đó cũng vẫn giữ nguyên. Do vậy tôi thấy cần bổ sung, viết lại nên đã và đang tìm hiểu tư liệu.
Trước mắt, khi chuẩn bị tu sửa lại mộ Tổ Đại tôn và mộ Tổ Chi phái ở quê, thấy cần bổ sung một số vấn đề sau:
1. Một số thuật ngữ cổ liên quan:
“Khải toàn”: Cải táng, bốc mộ.
“Lập bi”: Lập bia cho mộ.
“Động thổ”: Chỉ việc sửa chữa, đào đất khởi công xây dựng cho nhà ở hoặc một công trình. Đây là chỉ việc xây dựng Dương trạch, khác với Phá thổ chỉ loại mai táng thuộc về Âm trạch.
“Phá thổ”: Công việc phá hay đào đất để chôn cất, xây, và đắp mộ. Chỉ về công việc cho âm trạch, khác với "động thổ" ở dương trạch.
(Nên tiến hành vào ngày có các sao: Minh phệ, Minh phệ đối; Kỵ các này có sao: Nguyệt kiến, Thổ phủ, Kiếp sát, Tai sát, Nguyệt sát, Nguyệt hình, Nguyệt yếm, Ngũ mộ, Thổ phù, Tứ phế, Địa nang, Phục nhật, Trùng nhật).
“Tu phần”: Tu sửa phần mộ và cũng có thể táng thêm người mới chết vào một huyệt của người chết trước, gọi là “Hợp táng”.
“Tạ thổ”: Lễ tạ thổ thần sau khi hoàn thành công việc kiến trúc, cơ sở; nghi lễ cử hành cúng tế này còn gọi là Điền lễ. Sau khi hoàn thành phần mộ và cử hành cúng tế còn gọi là Hoàn phần.
“Tế mộ”: Việc cúng tế phần mộ, cử hành nghi thức khi đắp xong phần mộ, hoặc là việc tảo mộ trước và sau Thanh minh.
2. Huyệt cát, huyệt hung:
2.1. Huyệt cát (tốt):
- Nơi đặt huyệt: long mạch vào mộ và nếu hơi lồi như mu con rùa, đầy đặn, cỏ cây tươi tốt thì nên chọn đặt mộ, gia chủ và con cháu sẽ phú quý.
- Màu sắc đất: ở dưới mịn, có màu ngũ sắc, màu hồng vàng, màu son đậm, hồng có vân gọi là “Thái cực biên huân”.
- Xung quanh có đồi đất và dòng nước bao bọc.
2.2. Huyệt hung (xấu):
Huyệt bần”: Huyệt mộ không có đồi, dòng nước bao bọc. Trong trường hợp này, dòng nước sẽ chảy thẳng vào huyệt mộ.
Huyệt hèn”: Cũng giống như huyệt bần, huyệt này cũng không có gò đồi, dòng nước che chắn, bao bọc. Dòng nước quay lưng chảy qua huyệt mộ.
Huyệt cát táng hung”:  là khi mộ đạt “Cát địa” nhưng sau khi an táng lại sai hướng, lệch giờ nên trở thành huyệt hung.
3. Tránh hung phùng cát:
Tuy đã tìm được “cát địa” tức đất tốt rồi nhưng vẫn phải kỵ táng hung. Muốn làm được điều đó cần dựa vào phép sinh khắc trong Ngũ hành, dựa vào vong mệnh để đặt hướng mộ sau đó chú ý chọn giờ, tháng, năm cho phù hợp với việc phá thổ, hạ huyệt. Chú ý:
- Khi đặt mộ tọa Đông (thuộc Mộc), tức là mộ nhìn hướng Tây thì đại kỵ phá thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Tỵ, Dậu, Sửu (tam hợp Kim cục).
- Khi đặt mộ tọa Tây (thuộc Kim) tức là mộ nhìn hướng Đông thì đại kỵ phá thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Hợi, Mão, Mùi (tam hợp Mộc cục).
- Khi đặt mộ tọa Nam (thuộc Hỏa) tức là mộ nhìn hướng Bắc thì đại kỵ phá thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Thân, Tý, Thìn (tam hợp Thủy cục).
- Khi đặt mộ tọa Bắc (thuộc Thủy) tức là mộ nhìn hướng Nam thì đại kỵ phá thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Dần, Ngọ, Tuất (tam hợp Hỏa cục).
Bất kể huyệt mộ đặt ở đâu, thế nào nhưng khi động thổ, hạ huyệt cần:
- Chọn ngày Hoàng đạo thì gặp hung hóa cát.
- Tránh ngày có sao: Thái Tuế, Tuế Phá, Kiếp Sát, Diệt Sát, Tuế Sát, Ngũ Hoàng, Nguyệt Kiến, Nguyệt Phá, Nguyệt Yếm, Tứ Tuyệt, Tứ Ly. Bởi khi đó sẽ gặp "huyệt cát hóa hung".
4. Các sao tốt xấu vận hành theo Lục thập hoa giáp:
Như đã nói ở trên, ngoài việc tìm đất tốt, đặt hướng đúng thì khi tiến hành công việc đào huyệt, cải tăng, đặt mộ cần chú ý tới việc chọn ngày giờ tiến hành. Việc này liên quan tới lý thuyết về sao chiếu trong các ngày.
4.1. Sao tốt:
- Thiên Ân: Tốt mọi việc, Vận hành theo ngày: Giáp tý, Ất sửu, Bính dần, Đinh mão, Mậu thìn, Kỷ mão, Canh thìn, Canh tuất, Tân tỵ, Tân hợi, Nhâm ngọ, Nhâm thân, Quý sửu, Quý mùi.
- Thiên Thuỵ: Tốt mọi việc, Vận hành theo ngày: Mậu dần, Kỷ mão, Canh dần, Tân tỵ, Nhâm tý.
- Ngũ hợp: Tốt mọi việc, Vận hành theo ngày: Mậu ngọ, Kỷ mùi, Tân dậu, Quý hợi.
- Sát cống, Trực tin, Nhân chuyên: Theo “Đổng - Công tuyến - Trạch nhật” thì 3 sao này là sao tốt nhất trong hệ thống Kim - Phù tinh, có thế giải được các sao xấu trừ Kim thần thất sát, được vận hành theo:  Mạnh (tháng đầu mùa), Trọng (tháng giữa  mùa) và Quý (tháng cuối mùa). Cụ thể như sau:

       THÁNG
SAO
MẠNH
(Giêng, Tư, Bẩy, Mười)
TRỌNG
(Hai, Năm, Tám, Một)
QUÝ
(Ba, Sáu, Chín, Chạp)
Sát cống
các ngày: Đinh mão, Bính tý, Ất dậu, Giáp Ngọ, Quý Mão, Nhâm Tý, Tân dậu
các ngày: Bính dần, Ất hợi, Giáp thân, Quý tỵ, Nhâm dần, Tân hợi, Canh thân
các ngày: Ất sửu, Giáp tuất, Quý mùi, Nhâm thìn, Tân sửu, Canh tuất, Kỷ mùi
Trực tinh
các ngày: Mậu thìn, Đinh sửu, Bính Tuất, Ất mùi, Giáp Thìn, Quý sửu, Nhâm Tuất
các ngày: Đinh mão, Bính tý,Ất dậu, Giáp ngọ, Quý mão,Nhâm tý, Tân dậu
các ngày: Bính dần, Ất hợi, Giáp thân, Quý tỵ, Nhâm dần, Tân hợi, Canh thân
Nhân chuyên
các ngày: Tân mùi, Canh thìn, Kỷ sửu, Mậu tuất, Đinh mùi, Bính thìn
các ngày: Canh ngọ, Kỷ mão, Mậu tý, Đinh dậu, Bính ngọ, Ất mão
các ngày: Kỷ tỵ, Mậu dần, Đinh hợi, Bính thân, Ất tỵ, Giáp dần, Quý hợi 
4.1. Các sao xấu:
- Cửu thổ quỷ: Trong 60 ngày có 9 ngày xấu gọi là Cửu thổ quỷ, nhưng chỉ xấu khi gặp 4 ngày trực: Kiến, Phá, Bình, Thu còn gặp sao tốt thì không kỵ.
9 ngày Thổ quỷ, gồm: Ất dậu, Quý tỵ, Giáp ngọ, Tân sửu, Nhâm dần, Kỷ dậu, Canh tuất, Đinh sửu và Mậu ngọ (xấu đối với thượng quan, xuất hành, khởi tạo, động thổ, giao dịch).
(Chúng tôi đối chiếu: chưa kể các sao đại cát khác, đã có 2 ngày Mậu ngọ gặp ngũ hợp, ngày Canh tuất gặp Thiên Ân, ngoài ra còn có thể gặp nhiều sao tốt khác nên Cửu - Thổ - Quỷ không có gì đáng ngại)
- Ly sào: theo quan niệm dân gian là xấu đối với giá thú, xuất hành, và dọn sang nhà mới. Theo Vạn bảo toàn thư thì trong 60 ngày có 14 ngày Ly sào, trong đó đã có 8 ngày trùng với Tiên Thuỵ và Thiên ân.
14 ngày Ly sào, gồm: Tất cả 6 ngày Mậu (Mậu tý, Mậu dần, Mậu thìn, Mậu ngọ, Mậu thân, Mậu tuất) 3 ngày Kỷ (Kỷ sửu, Kỷ tỵ, Kỷ dậu); 3 ngày Tân (Tân sửu, Tân mão, Tân tỵ) và 2 ngày Nhâm Tuất, Quý tỵ . Riêng các ngày chữ Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh không có Ly sào.
- Hoả tinh: Vận hành theo Mạnh, Trọng, Quý: (chỉ xấu với lợp nhà và làm bếp). Trong đó:
* Mạnh (tháng giêng, tư, bảy, mười): các ngày: Ất sửu, Giáp tuất, Quý mùi, Nhâm thìn, Tân sửu, Canh tuất, Kỷ mùi;
* Trọng (tháng hai, năm, tám, mười một): các ngày: Giáp tý, Quý dậu, Nhâm ngọ, Tân Mão, Canh tý, Kỷ dậu, Mậu ngọ;
* Quý (tháng ba, sáu, chín, mười hai): Nhâm thân, Tân tỵ, Canh dần, Kỷ hợi, Mậu thân, Quý hợi.
Ghi chú: Các sao Sát cống, Trực tinh, Nhân chuyên, Ly sào không thấy ghi trong Ngọc Hạp thông thư. Chúng tôi căn cứ Đổng Công tuyển trạch nhật Vạn bảo toàn thư để bạn đọc đối chiếu tham khảo.
(Tham khảo, biên tập lại từ nhiều nguồn, dùng trong Gia tộc).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!