Người đi vỡ đất

05 tháng 7 2011

Tìm hiểu về "Cửu Huyền Thất Tổ"

Xem Film cổ trang nhiều ai cũng nghe thấy có câu “Tru di Cửu tộc”, còn trong thờ cúng lại cần biết đến “Cửu huyền Thất tổ”.
Sinh thời phụ thân tôi chưa giảng giải ý nghĩa cụm từ này cho nghe. Nay hỏi các bậc cao niên trong họ chẳng ai tường, mỗi người giảng một cách. Đành tự tìm hiểu lấy.
1. Về mặt ngữ nghĩa:
Trước hết cần để ý rằng Cửu huyền (H: 九玄, A: The nine degrees of relationships, P: Les neuf degrés de parentés) thường gắn với Cửu tộc: (H: 九族, A: The nine families, P: Les neuf familles) và ngược lại.
1.1. Cửu tộc hiểu đơn giản là chín họ, kể từ Cao Tổ đến cháu thuộc Huyền tôn thành 9 đời.
Tổ chức thị tộc là tổ chức xã hội loài người từ thời Mẫu hệ 母系. Khi hôn nhân tiến bộ, con đã biết rõ cha là ai thì xã hội chuyển sang thời Phụ hệ 父系. Khi đó, con theo họ cha. Theo thời gian, người cùng họ càng ngày càng đông, dòng máu càng ngày càng pha loãng, lại ở xa cách nhau nên mới đặt ra chế độ Tông pháp 宗法, để dễ tập hợp những người cùng trong một họ. Từ Tông pháp đặt ra Cửu Tộc, căn cứ ở dòng huyết tộc, lấy xa gần làm bà con thân sơ theo trực hệ và bàng hệ. Cụ thể chín họ có thể hiểu:
- Theo Trực hệ 直系: người trong họ Cha gồm bản thân ngược lên trên đến Cao Tổ 4 đời, xuôi xuống dưới đến Huyền tôn 4 đời.
- Theo Bàng hệ 傍系: từ bản thân suy ngang ra đến anh em ba tầng, gồm cả nội ngoại sẽ là:  Ông ngoại,  Bà ngoại,  Con dì,  Cha vợ,  Mẹ vợ,  Con cô,  Con chị em gái, Cháu ngoại  cùng Bản thân mình.
Phối hợp Trực hệ và Bàng hệ, những người trong 9 họ với bản thân có thể kể ra gồm: Cha ruột, Mẹ ruột; Cha vợ (hay Cha chồng), Mẹ vợ (hay Mẹ chồng); Vợ (hoặc Chồng) của Bản thân; Anh chị ruột; Em ruột trai hay gái; Con và Cháu. Đây chính là những mối quan hệ cần năm khi tổ chức tang lễ, cúng giỗ.
Truy tầm cội nguồn 4 chữ九玄七祖” (Cửu huyền thất tổ), có tác giả cho rằng:
- Chậm lắm là đến thời Tiền Thục (前蜀907-925, trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc五代十國), cụm từ này đã có do các Đạo sĩ道教hay dùng nhưng nó lại phản ánh các đời tổ tiên của một chủ thể nhất định cho nên được chúng dân sử dụng.
- Còn ở Việt Nam, bốn chữ đó xuất hiện trong tác phẩm Sự lý dung thông của Thiền sư Hương Hải (1628 – 1715, thuộc Thiền phái Trúc Lâm 禪派竹林)[1].
1.2. Cửu huyền thất tổ (H: 九玄七祖, A: The ancestors of nine degrees in direct line, P: Les ancêtres de neuf degrés en ligne directe) có nhiều cách giải thích khác nhau. Tưu chung lại là:
1.2.1. Cửu huyền thất Tổ trong một hệ thống gồm hai nhóm:
- Cửu huyền: Kị của Kị (Thủy tổ ), Cụ của Kị (Viễn tổ ), Ông của Kị (Cao Cao Tằng高高曾), Cha của Kị (Cao Tằng高曾), Kị (Cao), Cụ (Tằng), Ông (Tổ) , Cha (Phụ), Bản thân (Ngã).
- Thất tổ: Kị của Kị (Thất tổ ), Cụ của Kị (Lục tổ), Ông của Kị (Ngũ tổ ), Cha của Kị (Tứ tổ ), Kị (Tam tổ ), Cụ (Nhị tổ ), Ông (Nhất tổ).
Theo Hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ nầy thì: Phụ  thân (Cha) chưa được liệt vào hàng Thất Tổ, mà ông Nội (Nội Tổ) mới được liệt vào hàng Thất Tổ; từ Bản thân lên tới Kị của Kị tức Thủy tổ là chín đời, cho nên mới gọi là thờ Cửu huyền. Do vậy, Hệ  thống Cửu huyền thất Tổ  này đơn giản và dễ hiểu hơn tất cả.
1.2.2. Cửu huyền thất Tổ chung trong Thất tổ Miếu:
Thủy tổ , Viễn tổ , Cao tổ高祖, Tằng tổ曾祖, Nội tổ , Phụ thân tương ứng với: Thất tổ , Lục tổ, Ngũ tổ , Tứ tổ , Tam tổ , Nhị tổ , Nhất tổ.
Theo hệ thống này, Cha (Phụ thân) được liệt vào hàng Thất Tổ. Nhưng hệ thống này ít phổ biến.
1.2.3. Cửu huyền thất Tổ theo Cửu tộc九族 gồm hai nhóm:
- Cửu huyền: Chín đời: Cao , tằng , tổ , cha , mình , con , cháu, chắt 曾孫, chít 玄孫 chứ không phải 9 đời tính ngược từ mình lên.
- Thất Tổ七祖: Là bảy ông tổ. Tổ là Ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ: Cao , tằng, cao cao 高高, tằng tằng曾曾, tổ tổ祖祖, cao tổ高祖. Trong hệ thống này, Cha chưa được liệt vào hàng Thất Tổ.
Như vậy, chữ “cửu huyền” bao quát hơn chữ “thất tổ”. Vì “thất tổ” đơn thuần chỉ các thế hệ đi trước, còn “cửu huyền” không những chỉ bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau và gồm cả bản thân ( ngã) là ở giữa. Vì vậy có người cho rằng chẳng lẽ thờ cả cả con cháu của mình?
Đồng thời, do Cửu Huyền lấy theo cách gọi tên trong Cửu Tộc chính là thể hiện đủ cả Âm (đã mất), Dương (còn sống); để chỉ 3 đời nối tiếp nhau (quá khứ, hiện tại, tương lai); cũng là chỉ rằng có sự luân hồi chuyển kiếp trong dòng họ và thể hiện sự vay trả phúc, tội của các kiếp[2]. Hệ thống này tuy khó hiểu song khá phổ biến
1.3. Trên Internet có tác giả Trung Quốc nói về mấy chữ này như sau :
九玄 Cửu Huyền:子 (Tử, con), (Tôn, cháu), (Tằng, chắt), (Huyền, chút), (Lai, chít), (Côn, nối), (Nhưng, quay lại), (Vân, xa), (Nhĩ, chút chít).
七祖 Thất Tổ (Phụ, cha), (Tổ, ông), (Tằng, cụ), (Cao, kị), (Thái, cố), (Huyền, sơ), (Hiển, rõ ).
Như vậy Cha nằm trong hệ thống Thất Tổ và thuộc Nhất Tổ, Ông là Nhị Tổ, Cụ là Tam Tổ, Kị là Tứ Tổ, Cố là Ngũ Tổ, Lục Tổ rồi Thất Tổ.
Đây là quan niệm về hai hệ thống của Cửu huyền thất tổ.
2. Ý nghĩa thờ cúng:
Lời giải thích “Thờ Cửu Huyền là thờ Tổ Tiên chín đời trước của dòng họ nhà mình” là không chính xác.
Thờ cúng “Cửu Huyền Thất Tổ” là tỏ lòng kính trọng các bậc tiền nhân đã sinh dưỡng, dày công dạy dỗ, chỉ bảo làm ăn, cử chỉ hành động sao cho được tốt đẹp, hợp đạo lý, để phát huy sự nghiệp của Tổ tiên và làm rạng rỡ Tổ tiên, là thờ cúng cái nguồn gốc phàm trần của xác thân.
Nho giáo cho rằng “Cửu huyền Thất Tổ” là một hệ thống, trong đó Cha không liệt vào Thất Tổ và qui định cách thờ Tổ Tiên có thứ bậc từ dân cho đến vua như sau:
- Sĩ và thứ dân chỉ được thờ tới Nhất Tổ (, Tổ, Ông Nội).
- Các quan Ðại Phu được thờ tới Tam Tổ (高祖, Cao tổ, Kị).
- Các vua chư Hầu được thờ tới Ngũ Tổ (玄祖, Huyền tổ, Sơ).
- Hoàng Ðế (Thiên tử) thì thờ tới Thất Tổ (, Viễn tổ)
Theo đó, thờ Thất tổ chỉ dành cho Vua, dân thường không được thờ. Khi muốn thờ Tổ Tiên cao hơn nữa thì người dân nói là thờ Cửu Huyền, tránh dùng chữ Thất Tổ mà bị tội phạm thượng.
Như vậy, thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ là tỏ lòng kính trọng các bậc tiền nhân đã dày công sinh thành, giáo hóa, chỉ bảo công việc làm ăn, dạy bảo cử chỉ hành động sao cho được tốt đẹp, hợp đạo lý, để phát huy sự nghiệp của và làm rạng danh Tổ tiên.
3. Bàn thờ “Cửu huyền thất tổ”:
Có thể đặt riêng, nếu nhà có điều kiện hay tôn giáo mình theo buộc như vậy. Thường thờ chung một Ban thờ với ba Bát hương như vùng quê tôi vẫn bài trí. Trong đó Bài vị ở giữa ghi chữ  九玄七祖 (Cửu huyền thất tổ) còn đôi liễn hai bên có nơi bên trái viết: 崇德九玄恩上重 (âm: Sùng đức Cửu Huyền ân thượng trọng, nghĩa: Kính bái đức độ của Cửu Huyền đó ơn cao trọng) và bên phải viết: 尊功七祖義高深 (âm: Tôn công Thất Tổ nghĩa cao thâm, tức là: Tôn trọng công nghiệp của Thất Tổ là nghĩa cao sâu).
Thực tế ít gia đình lập bàn thờ “Cửu huyền thất tổ” riêng mà thường đặt chung một ban thờ, trong đó có bát hương ngầm hiểu. Hơn nữa cũng chẳng mấy người hiểu được “ngọn nguồn” mà chỉ hiểu chung là Tổ tiên. Cốt ở tấm lòng!
-Lương Đức Mến BS từ nhiều nguồn TK, ngày 04/7/2011-


[1] Lý sự dung thông là một tác phẩm do Thiền sư Minh Châu Hương Hải soạn theo lối thơ nôm, thể song thất lục bát, gồm 162 câu. Tuy ngắn gọn nhưng nó có một giá trị nhất định như quan niệm hòa đồng tam giáo, quan niệm về lối sống của Phật tử Việt Nam mà học giả Lê Mạnh Thát đã bàn: “Một lối sống trượng phu trung hiếu” và “một thời kỳ mà cuộc sống đạo và đời hòa quyện chặt vào nhau, đúng như yêu cầu Cư trần lạc đạo mà Trần Nhân Tông đã đề ra”. Người Phật tử phải hiểu đạo, thông suốt cả sự và lý để nắm bắt và uyển chuyển trong cuộc sống.
[2] Thực ra, điều nầy có thể được giải thích bởi nhiều lẽ như sau:
- Có Bản thân, có ông cha 4 đời  trước, có con cháu 4 đời sau là đủ cả Âm Dương: có người sống (Dương) và người chết (Âm).
- Nói đủ 3 đời (Tam thế) nối tiếp nhau: - Quá khứ là các Tổ Tiên,  - Hiện tại là mình,  - Tương lai là các con cháu của mình. 
- Hệ thống này chỉ ra rằng có sự luân hồi chuyển kiếp trong dòng họ: có những vị Tổ của các đời trước đầu thai trở lại làm con cháu mình để thực thi nhân quả. 
-  Nó cũng thể hiện sự vay trả: bản thân mình vay lớp trên 4 đời, trả cho lớp dưới 4 đời. Cho nên, công đức hay tội lỗi của mình tạo ra trong kiếp này có ảnh hưởng của Tổ Tiên 4 đời trước và cũng ảnh hưởng đến con cháu 4 đời sau mình.  Phúc đức của mình tạo ra, cả  Cửu Huyền đều thụ hưởng, tức là 4 đời Tổ có hưởng và con cháu 4 đời sau có hưởng. Tội lỗi mình gây ra thì Tổ Tiên 4 đời trước mình phải chịu khổ tâm nơi cõi thiêng và nếu trong kiếp nầy mình trả chưa hết, thì con cháu 4 đời sau mình phải gánh trả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!