Người đi vỡ đất

08 tháng 5 2024

Tìm hiểu về CHỈ SỐ IQ, EQ

Mỗi chúng ta ai cũng đều mong muốn bản thân cũng như con cái mình là những người thông minh ưu tú, có ích nhất.

Sự thành công của một con người, từ trước đến nay xã hội và chúng ta thường quan tâm nhiều đến Chỉ số IQ. Thực ra, còn có nhiều chỉ số khác để đánh giá một con người, Ví dụ:  Chỉ số EQ là chỉ số đo lường cảm xúc, Chỉ số AQ là chỉ số vượt khó, Chỉ số CQ là chỉ số sáng tạo, Chỉ số xã hội SQ, Chỉ số đạo đức MQ, Chỉ số biểu đạt ngôn ngữ SQ và PQ là chỉ số đam mê.

1. Chỉ số IQ Intelligence Quotient, hay được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy, phản xạ, nhanh nhạy và ngược lại và họ dễ thành công trong học tập và sự nghiệp. Nhưng thường tự mãn về bản thân xem nhẹ người khác và khó gần gũi với người xung quanh.

2. Chỉ số EQ Emotional Quotient, được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh. Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó.Những người có EQ cao thường là những người có khả năng chịu được áp lực, bình tĩnh trước mọi tình huống, giàu tình cảm, biết tiết chế cảm xúc của bản thân và dễ thông cảm với người khác. Do vậy họ có cơ hội thành công trong cuộc sống xã hội hơn là trong trường học.

3. So sánh EQ và IQ

3.1. Người có chỉ số IQ cao sẽ có đầu óc vô cùng sáng tạo, do họ có lối tư duy vô cùng logic, trí nhớ tuyệt vời, vì vậy có thể tiếp thu và ghi nhớ mọi thứ rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.

Do vậy rất thành công trong việc học tập, phù hợp với các công việc như: Nhà khoa học, bác học, nghiên cứu toán học, bác sĩ, kỹ sư, lập trình viên,... Nhưng do thường quá tập trung vào công việc, tư duy của mình và là người dễ dàng thành công nên sẽ có thái độ tự tin và coi thường người khác. Vì vậy những người này thường không thân mật và sống có xu hướng thích cô lập.

3.2. Người có chỉ số EQ cao, biết nhận định, kiềm chế chính xác cảm xúc của mình và mọi người xung quanh, có đời sống rất lạc quan và chịu được áp lực cực kì tốt, sống rất giàu tình cảm, luôn thấu hiểu, có khả năng thành công trong cuộc sống hơn thực tế hơn là trên sách vở.

Công việc thích hợp dành cho họ là: Nhà văn, nhà triết học, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, quản lý nhân sự, lãnh đạo,... Vì những công việc này cần sự kiên nhẫn và định hướng được cho người khác.

4. Giữa IQ và EQ là hai yếu tố quan trọng và cần thiết đối với một con người. Theo các chuyên gia, để trở thành một người thành công thực sự, chúng ta cần đến 80% EQ và 20% của IQ.

Khi đi xin việc nếu sở hữu IQ cao sẽ giúp bạn dễ dàng được nhận. Nhưng để làm việc được lâu dài, có khả năng thăng tiến thì chúng ta phải cần đến EQ.

Do vậy, chúng ta cần biết cân bằng và tư duy đúng khi nào nên vận dụng IQ và khi nào cần EQ. Điều này sẽ giúp bạn trở nên hoàn thiện và thành công hơn trong cuộc sống.

Ngoài hai chỉ số EQ và IQ và Chỉ số AQ,  SQ, CQ, MQ, SQ và PQ thì chúng ta còn có các chỉ số khác (Chỉ số khối cơ thể BMI, tỉ lệ chiều cao và cân nặng; Cholesterol LDL xấu và HDL tốt; tình trạng khối lượng của cơ thể thừa hay thiếu; năng lượng cơ thể Calories cao hay thấp; Nhịp tim; Huyết áp cao hay thấp; Đường huyết GI glycemic index; Chỉ số men gan SGPT và SGOT,…) cũng rất cần thiết trong cuộc sống. Nhưng do  EQ và IQ liên quan đến trí tuệ, cảm xúc của con người nên được nhiều người quan tâm bên cạnh những chỉ số liên quan đến sức khỏe khác.

Người sư tầm và soan nội dung này, các chỉ số EQ, IQ chả dám nói nhưng “Cân nặng thì đứng cuối hàng. Chiều cao cũng cỡ làng nhàng bậc trung”, HA và GI, SGPT, SGOT đều ở ngưỡng “nguy”!

Biết vậy, để “bằng lòng với mình” và giữ mình, rèn mình !

-         Lương Đức Mến, đầu tháng 4 năm Giáp Thìn-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!